DealShaker: Cơ hội lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

0
1952

Với cộng đồng thành viên liên kết lên đến con số 500.000 cùng độ phủ sóng trên gần 200 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, DealShaker – nền tảng thương mại điện tử 4.0 đang dần đà trở nên gần gũi với thị trường thế giới đồng thời mở ra con đường kinh doanh rộng lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và ngoài nước hiện nay.

DealShaker – Tân binh với thành tích vượt trội

Một trong những chìa khóa tăng trưởng doanh số chính và đóng vai trò quan trọng trong thời đại công nghệ hiện nay chính là thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ đều tận dụng mạng xã hội và thương mại điện tử để bán hàng đi khắp toàn quốc đồng thời xuất khẩu đến nhiều quốc gia ngoài nước,… Thương mại điện tử giúp con đường xuất nhập khẩu nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước kia, giảm bớt khâu trung gian, chi phí, mang hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng và giúp chủ doanh nghiệp đạt lợi nhuận, năng suất cao nhất.

Đặc biệt là thanh toán điện tử đang giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tư vấn cũng như các ý tưởng, giải pháp và ứng dụng công nghệ số. Số liệu thống kê trên sàn Alibaba cho thấy, có 10 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia có đến khoảng 70% doanh nghiệp tìm được cơ hội tại sàn này, còn tại Facebook, tỷ lệ tham gia là 50 triệu doanh nghiệp. Trong khi đó, tân binh của thương mại điện tử – DealShaker vừa công bố một con số kinh doanh khủng vô cùng ấn tượng.

Tính đến ngày 17/2/2019, DealShaker vừa tròn 2 tuổi. Hiện tại, số tài khoản thành viên trên DealShaker gần 500.000 và số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh gần 100.000. Trong 10 tháng đầu tiên, doanh số của DealShaker 1,8 tỷ đô la. Đến thời điểm này, doanh số giao dịch trên DealShaker rơi vào khoảng 8-9 tỷ đô la. Với thành tích như trên, có thể thấy thương mại điện tử đang trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới.

Ông Thái Vũ Hòe – Trưởng ban Truyền thông của DealShaker cho biết: “Trong hơn 1 năm đồng hành cùng DealShaker, tôi nhìn thấy sự phát triển rõ ràng và nhanh chóng của DealShaker. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho chúng tôi nói riêng và cho các doanh nghiệp nói chung. Tại DealShaker, người mua và người bán có thể kết nối trực tiếp thông qua nền tảng công nghệ. Khi đăng ký tham gia, các doanh nghiệp được yêu cầu phải cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và đầy đủ, những thông tin này sẽ được hệ thống kiểm tra, sàng lọc lại bằng trí tuệ nhân tạo. Quy trình được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Điều này được thể hiện qua việc: “Chỉ khi nào người tiêu dùng nhận được sản phẩm và hài lòng với chất lượng doanh nghiệp mới nhận được tiền”.

Nhìn chung, hầu hết các trang thương mại điện tử đều đang được xây dựng theo một khuôn mẫu chung, đáp ứng được một phần nhu cầu trưng bày hàng hóa, cung cấp tiện ích lựa chọn và thanh toán đơn hàng, … nhưng chưa tích hợp được các dịch vụ cộng sinh cho một quy trình thương mại điện tử khép kín, kết nối điểm bán hàng online và offline. Với điểm này, DealShaker có khác biệt so với những trang thương mại điện tử khác là thế.

“Nếu như các nền tảng thương mại điện tử khác xây dựng quy trình theo kiểu thu hút doanh nghiệp trước và quảng bá đến khách hàng sau nhưng DealShaker chọn cho mình một quy trình khác. DealShaker xây dựng cộng đồng người tiêu dùng trước và phát triển tổ hợp doanh nghiệp sau. Điểm mạnh của DealShaker là doanh nghiệp dễ dàng kết nối với 20 trang mạng xã hội khác nhau (sẵn có trên DealShaker) để thông qua đó quảng bá sản phẩm của mình. Về phía người tiêu dùng, họ có thể giao dịch bằng cả tiền mặt và tiền tệ số, chỉ cần bạn chấp nhận trao đổi 10% bằng sử dụng tiền tệ số đổi thành điểm tích lũy và điểm tích lũy này có thể đổi lấy hàng hóa khác – một hình thức trao đổi hàng hóa khá khác biệt và cũng chính là điểm nhấn của DealShaker” – ông Thái Vũ Hòe cho biết thêm.

Chợ trên nền tảng điện tử, doanh thu thật

Đội phụ trách Kỹ thuật của DealShaker chia sẻ: Chúng tôi đồng hành với DealShaker từ những ngày đầu tiên và hiện tại chúng tôi đang đảm nhiệm phần tập huấn cho các doanh nghiệp. Ban đầu, khi doanh nghiệp đăng ký tham gia, chúng tôi gặp mặt trực tiếp hướng dẫn các bước giao dịch cũng như quy trình hoàn thành yêu cầu về tính pháp lý và cách xử lý tình huống. Đến thời điểm này, khi số lượng người tham gia quá lớn, việc triển khai đào tạo đi vào ổn định, tuần tự và được thực hiện ngay trên mạng xã hội. Thông thường, các doanh nghiệp chỉ mất 1-2 buổi làm quen và thuần thục với quy trình bán hàng trên DealShaker.

DealShaker không chỉ là giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp còn cung cấp data, cùng giải pháp bán hàng, marketing và kết nối cộng đồng doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp không mất phí khi tham gia. Chỉ đến khi bán được một lượng hàng nhất định doanh nghiệp mới bắt đầu trả phí cho DealShaker từ khoảng 15-20% giá trị giao dịch.

DealShaker tạo ra nhiều cơ hội giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm miễn phí, thu lợi nhuận gấp nhiều lần so với cách bán hàng truyền thống. Trên nền tảng của DealShaker, mỗi sản phẩm được đăng tải sẽ có hàng trăm ngàn thành viên biết đến. Nếu muốn sản phẩm thu hút khách hàng nhanh chóng hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện quảng bá ngay trên DealShaker với các mức chi phí khác nhau từ thấp đến cao.

Chị Trang (chủ khách sạn Đại Kết, số 15 Tú Xương, quận 3, TP. HCM) cho biết: “Tôi sử dụng tiền tệ số được vài năm và thông qua tiền tệ số, năm ngoái, tôi biết đến và bắt đầu kinh doanh trên DealShaker. Từ đó đến nay, tôi nhận được một lượng khách khá lớn, trong đó có nhiều đoàn khách lớn từ nước ngoài đến khách sạn. Điểm khác biệt nhất của DealShaker so với các trang thương mại điện tử khác tôi nhận thấy là cộng đồng sẵn có của DealShaker lớn và các hoạt động không chỉ được giao dịch được thực hiện bằng tiền tệ số, còn có nhiều lựa chọn khác nên khách hàng rất thích.”.

Trong khi đó, chị Thủy (chủ trang trại hồng tại Đà Lạt) cho biết: Nhờ DealShaker những người kinh doanh nông nghiệp tránh được tình trạng “Được giá mất mùa, được mùa mất giá và không sợ bị thương lái ép giá”. Tháng 10/2018 lần đầu tiên tôi tham gia DealShaker và mặt hàng khởi đầu là trái hồng. Thời điểm đó, mỗi ngày tôi bán được đến 500-600 coupon hồng, tính ra là vài tấn. Đến nay, cứ mùa nào tôi bán sản phẩm đấy như trái cây, rau củ và sắp tới, tôi còn lấn sang kinh doanh áo dài trên DealShaker.

Khi được hỏi về ưu điểm kinh doanh trên DealShaker, chị Thủy chia sẻ thêm: Điều đầu tiên là tiết kiệm được chi phí quảng bá vì cộng đồng của DealShaker lớn, vừa đăng lên rất nhiều người thấy sản phẩm của bạn. Với lợi thế này chỉ cần sản phẩm của bạn tốt sẽ bán được ngay thôi. Từ khi biết đến DealShaker, tôi không cần mua bán thông qua thương lái giao dịch trực tiếp với số lượng khách hàng lớn và hơn hết là có thể chủ động trong lựa chọn mặt hàng kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm.

Với việc ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0, giá trị DealShaker đem lại cho doanh nghiệp là cơ hội, sự trải nghiệm đa dạng về xu thế trong phương thức thanh toán, qua đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn và mở rộng quảng bá thương hiệu đến cả trong và ngoài nước.

Kim Chi