8 bí kíp giúp bạn thoát khỏi “thiên la địa võng” bẫy đốt tiền khi mua sắm online

0
356

Trong thời đại 4.0, việc mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ở thời điểm hiện tại, có ít nhất 1,8 tỉ người trên toàn thế giới đang tích cực mua sắm online, nên rõ ràng đây hiện đang là một xu hướng cực kỳ được quan tâm.

Nhưng mua sắm online xét cho cùng cũng có những điểm tương đồng với việc đi siêu thị, đó là các chủ doanh nghiệp phải tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng, bắt chúng ta chi tiền cho những thứ bản thân không thực sự cần. Ngoài ra, còn nguy cơ bị lừa vì bạn không thể được tận mắt nhìn vào sản phẩm cho đến khi hàng về tay nữa.

Làm sao để tránh được chuyện đó? Dưới đây là những bí kíp không thể đơn giản hơn, nhằm giúp bạn tránh khỏi những pha mất tiền oan khi mua hàng online.

1. Nhớ đọc đánh giá khách hàng, nhưng đừng quá tin

Hãy xem những đánh giá của khách hàng như một chỉ số tham khảo và đừng quyết định bất kỳ điều gì dựa theo nó.
Hãy xem những đánh giá của khách hàng như một chỉ số tham khảo và đừng quyết định bất kỳ điều gì dựa theo nó.

Các hãng bán lẻ luôn thu thập số liệu và thông tin từ khách hàng sau đó công bố chúng lên trang bán hàng của mình – chẳng hạn như việc có bao nhiều người đã mua, số lượng sản phẩm còn lại, và đánh giá của người mua.

Vấn đề nằm ở chỗ bạn sẽ không thể nào biết các số liệu ấy là thật hay giả, hoặc có phải do hiệu ứng đám đông hay không. Vậy nên tốt nhất là hãy chỉ xem đó như một chỉ số tham khảo và đừng quyết định bất kỳ điều gì dựa theo nó.

2. Bẫy “Có giới hạn”

Hãy tự hỏi xem mình có thực sự cần sản phẩm đang được quảng cáo ấy không.
Hãy tự hỏi xem mình có thực sự cần sản phẩm đang được quảng cáo ấy không.

Rất nhiều hãng bán lẻ tìm cách gây “áp lực” cho khách hàng, bằng cách tung ra các sản phẩm chỉ được bán trong thời điểm nhất định, nếu không mua thì xác định là không thể mua được nữa trong tương lai. Đó là một mánh khóe marketing kinh điển, khiến khách hàng rơi vào trạng thái lo lắng, buộc phải hành động trước khi quá muộn mà không kịp suy nghĩ thấu đáo.

Để không mắc bẫy, hãy tự hỏi xem mình có thực sự cần sản phẩm đang được quảng cáo ấy không. Nên nhớ, mọi thứ bạn mua, dù giá rẻ đến đâu cũng sẽ trở thành đắt nếu không có công dụng gì.

3. Kiểm tra lại giá: Chưa chắc đã là thực sự “sale”

Đôi khi giá gốc của sản phẩm đã được đẩy lên trước ngày giảm giá.
Đôi khi giá gốc của sản phẩm đã được đẩy lên trước ngày giảm giá.

Một trong những cách phổ biến nhất để thu hút khách hàng, đó là đưa ra những “deal” đem lại cảm giác hời đối với các sản phẩm chất lượng.

Nhưng bạn cũng phải cẩn thận so sánh với nhiều nhà cung cấp khác nhau, vì đôi khi giá gốc của sản phẩm đã được đẩy lên trước ngày giảm giá, để rồi bạn phải mua bằng một khoản tiền cũng không khác lúc chưa sale là bao.

4. Cẩn thận bẫy “Free Ship”

Có một thực tế là đa số người tiêu dùng đều không thích phải trả tiền ship.
Có một thực tế là đa số người tiêu dùng đều không thích phải trả tiền ship.

Có một thực tế là đa số người tiêu dùng đều không thích phải trả tiền ship (tiền vận chuyển). Theo một khảo sát tại Mỹ, 93% người tham gia cho biết họ có xu hướng mua sắm nhiều hơn nếu biết cửa hàng miễn phí tiền vận chuyển, mà không để ý rằng tổng số tiền phải trả có khi còn cao hơn bình thường.

Dĩ nhiên, việc được “free ship” là lợi thế, nhưng nếu chỉ vì vậy mà mua những đồ bạn không cần đến thì miễn phí cũng chẳng để làm gì.

5. Bẫy “miễn phí trả hàng” – đừng vì thế mà mua nhiều

với người tiêu dùng, loại bỏ được mối lo "không thể trả hàng" khiến họ mạnh tay hơn trong chi tiêu
Với người tiêu dùng, loại bỏ được mối lo “không thể trả hàng” khiến họ mạnh tay hơn trong chi tiêu.

Mua sắm online có nhiều lợi thế, nhưng đi kèm là những bất tiện không nhỏ. Chúng ta không thể sờ, không thể thử, cũng không thể biết sản phẩm thực tế như thế nào cho đến khi về tay.

Bởi vậy mà khi nhãn hàng cho phép khách tự do trả hàng mà không mất phí, đó là một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Còn với người tiêu dùng, loại bỏ được mối lo “không thể trả hàng” khiến họ mạnh tay hơn trong chi tiêu, để rồi mua rất nhiều thứ không cần thiết.

Vấn đề nằm ở chỗ dù được miễn phí trả hàng, rất ít người thực sự muốn bỏ thời gian để làm điều đó.

6. Bẫy “sản phẩm mua kèm”

Đôi khi, sản phẩm mua kèm ấy lại có mức giá chẳng thấp hơn sản phẩm cùng loại
Đôi khi, sản phẩm mua kèm lại có mức giá chẳng thấp hơn sản phẩm cùng loại ở cửa hàng bên ngoài.

Một mánh marketing kinh điển khác của các nhà bán lẻ, đó là đưa ra những sản phẩm bán kèm. Tức là khi mua một món hàng, bạn sẽ được thêm một sản phẩm khác đi kèm với mức giá cực kỳ ưu đãi. Và vì muốn có sản phẩm ưu đãi đó, bạn không ngại xuất tiền cho món hàng ban đầu.

Vấn đề là liệu mức giá ấy có thực sự ưu đãi hay không thì… còn phải kiểm tra đã. Đôi khi, sản phẩm mua kèm ấy lại có mức giá chẳng thấp hơn sản phẩm cùng loại ở các cửa hàng bên ngoài.

7. Bớt thời gian mua sắm online lại

Chúng ta không thể tập trung vào một việc mà không bị xao nhãng trong thời gian quá lâu
Chúng ta không thể tập trung vào một việc mà không bị xao nhãng trong thời gian quá lâu.

Khoa học chứng minh rằng chúng ta không thể tập trung vào một việc mà không bị xao nhãng trong thời gian quá lâu – thường là chỉ 20 phút. Càng dành nhiều thời gian online, khả năng tập trung của bạn càng giảm, và các nhãn bán lẻ có thể lợi dụng điểm này để kiếm lời.

Họ sẽ đưa ra hàng trăm deal khác nhau và khiến bạn mất rất nhiều thời gian để xem hết. Sau một khoảng thời gian, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ đưa ra những quyết định sai lầm.

8. Nếu mua sắm online, nên sử dụng dịch vụ giao hàng

Nên tận dụng dịch vụ giao hàng nếu có.
Nên tận dụng dịch vụ giao hàng nếu có.

Nhiều trang thương mại điện tử có lựa chọn bạn đến tận nơi lấy hàng, nhưng quả thực không nên làm như vậy. Bởi lẽ, giá tiền của sản phẩm đôi khi đã bao gồm dịch vụ giao hàng rồi, và bạn không nhất thiết phải bỏ qua quyền lợi đó.

Theo helino