TS. Đỗ Văn Phú: Tầm quan trọng của Giám đốc Tài chính CFO

0
1972

Đối với nhiều công ty, thời gian sống của ngân sách có khi còn ngắn hơn thời gian để soạn ra nó. Những thay đổi liên tục của thị trường đặc biệt xu hướng khách hàng và mạng lưới kinh doanh khiến công ty thường xuyên điều chỉnh ngân sách hàng tuần.

 * TS. Đỗ Văn Phú – Nhà định lượng toán thương hiệu Quốc tế ‘Sứ mệnh tạo giá trị tỷ đô cho thương hiệu Việt’

Tôi thấy người ta miệt mài đến tối mịt trong văn phòng đưa ra những dự báo mới về doanh thu và chi phí rồi công sức gần như đổ sông đổ biển vì không có con số nào thực tế. Rồi câu hỏi tại sao dự đoán sai và những cuộc họp liên miên cho những dự đoán đó“. Đó là những suy nghĩ trăn trở của TS. Đỗ Văn Phú nói về tầm quan trọng của Giám đốc Tài chính CFO trong tình hình hiện nay.

TS. Đỗ Văn Phú: Chuyên gia Toán Thương hiệu Quốc tế – ĐH quốc tế HamBurg



Có những công việc cần chi tiết nhưng có những công việc quá nhiều chi tiết là một vấn đề khác: Với công việc lập ngân sách, cái khó không phải là trình bày chi tiết mà là chi tiết gì?.



Đôi khi cái “Chi tiết không có nghĩa là chính xác”. Các CFO luôn tự hào về mức độ chi tiết về ngân sách của Bộ phận mình và bình luận: Một bản ngân sách chi tiết xem như một lời khen. Liệu họ có nghĩ nó đang phung phí thời gian và nhân lực quý giá như thế nào?. Câu hỏi đặt ra: Kết quả thực sự đúng ở mức nào? Dự báo tiếp theo là gì? Căn cứ điều gì bạn dự báo như vậy? …

Phát biểu thành công của một công ty các nhà lãnh đạo thường nói sự cải tiến, lấy khách hàng làm trọng tâm, đội ngũ nhân sự tài năng, giá trị thương hiệu doanh nghiệp cao. Người CFO ngày nay phải hiểu rõ cái gì chi tiết và cái gì không cần để tránh các bài toán kéo theo phía sau của chiến lược Doanh nghiệp.

Ông Hàng Sấm Nang (Ngồi thứ 2 bên trái) – Ts ERP và Quản Trị

Những việc CFO cần làm rõ ràng:

1. Đặt nền móng: Tạo thái độ tin tưởng và hợp tác không chỉ giữa các nhà quản lý cao cấp với  mình mà còn các cấp dưới của họ.

– Trình bày những con số và thông tin chi tiết sức khoẻ tài chính công ty dưới “Những hoàn cảnh khác nhau” dựa theo yêu cầu tương lai lẫn điều kiện thị trường. Cách trình bày đơn giản cho tất cả nhân sự then chốt lĩnh hội được.

-> Việc trao đổi thường xuyên và thành thật với nhau có vai trò nhấn mạnh quan điểm “Tiền mặt là vua”.

2. Bạn phải rõ tinh thần xây dựng và thật chi tiết khi chứng minh cách thức mà nguồn lực sẽ được triển khai. Tạo sự khác biệt đối với khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

3. Phải tương tác nhiều hơn với các lãnh đạo bộ phận khác nên bạn cần huấn luyện nhân sự mình có hành động tương tự ở những cấp độ thấp hơn để giải phóng bạn những việc tốn thời gian.

4. Đưa ra lời khuyên cho CEO

– Lãnh đạo các bộ phận khác như: Mua hàng, kinh doanh, marketing, đưa ra lời khuyên theo quan điểm cá nhân;

– Hiểu rõ con số và “Chuỗi giá trị” mang lại cho CEO và ban quản trị công ty;

– Xác định mức độ dùng tiền mặt theo sản phẩm và theo phân khúc thị trường.

Bài viết: TS. Đỗ Văn Phú