Trang chủ Đời sống 30 phút khởi đầu cho ngày mới tràn đầy hứng khởi

30 phút khởi đầu cho ngày mới tràn đầy hứng khởi

0
488
Ảnh: Pixabay.

Trong 30 phút đầu tiên sau khi thức dậy, bạn nên tập những thói quen sau đây để có thể tạo sự hứng khởi và tránh những stress khi bắt đầu công việc.

2 phút đầu tiên

Jacqueline Pirtle, huấn luyện viên cuộc sống và là tác giả cuốn sách “365 Days of Happiness: Because Happiness Is a Piece of Cake” cho hay: “Những giây đầu tiên khi bạn thức dậy có ý nghĩa quan trọng nhất, bởi nó sẽ định hình ngày mới theo cách bản thân muốn. Suy nghĩ đầu tiên nên là “đây sẽ là ngày tuyệt vời nhất” hoặc “tôi khỏe mạnh, giàu có, thành công và hạnh phúc…”.

Những suy nghĩ này thường không xuất hiện vào buổi sáng, bạn nên nhắc bản thân trước khi chìm vào giấc ngủ từ tối hôm trước.

5 phút tập thở

Bạn có thể thực hiện bài tập thở để giúp đầu óc minh mẫn. Tiến sĩ Erlanger ‘Earl’ Turner, chuyên gia tâm lý học hướng dẫn: “Khi nằm trên giường, hít vào bằng mũi, giữ trong 5 giây và sau đó thở ra bằng miệng. Lặp lại các bước này nhiều lần, giúp thư giãn tâm trí và cơ thể”.

5 phút viết nhật ký ngay trên giường

Khi thức dậy, bạn sẽ muốn cầm điện thoại hoặc mở máy tính xách tay nhưng hãy dừng lại, thay vào đó nên tìm đến bút và giấy để viết nhật ký.

Christie Tcharkhoutian, chuyên gia về hôn nhân và gia đình nhận thấy viết khi thức dậy là việc làm tốt. “Một số nghiên cứu cho thấy viết lách rất hữu ích cho não bộ, vì nó giúp tích hợp các phần của não liên quan đến khả năng ngôn ngữ, sáng tạo, nhờ đó cảm thấy sáng tạo và cân bằng cả ngày”, chuyên gia này cho biết.

Theo Christie Tcharkhoutian, có thể viết ra điều tích cực chẳng hạn như 3 điều bạn biết ơn, hoặc một dự định trong ngày có thể giúp cải thiện tâm trạng.

5 phút viết ra những điều cần làm trong ngày

Trước khi đầu óc quay cuồng với các việc cần làm, bạn nên dành 5 phút để ghi lại, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và viết rõ điều muốn đạt được trong ngày.

“Đừng chỉ ghi “kiểm tra email”, hãy viết “kiểm tra 20 email trong 30 phút từ… giờ đến… giờ”, Stephanie Lincoln, chuyên gia sức khỏe tâm thần cho hay.

Theo chuyên gia Stephanie Lincoln, việc làm này giúp ưu tiên 5 điều quan trong nhất và không cảm thấy quá tải. Bạn cần xác định việc mà bản thân sợ làm nhất và xếp ở vị trí số 1 trong danh sách. Hãy làm việc đó đầu tiên, vì có thể nhiệm vụ khiến bạn sợ nhất là điều quan trọng nhất.

10 phút: Thời gian dành cho gia đình

Tiến sĩ tâm lý học Forrest Talley khuyên: “Hãy dành 10 phút cho gia đình… Các bậc phụ huynh có con nhỏ sẽ khó khăn do họ còn bận rộn cho chúng mặc quần áo để đi học, chuẩn bị đồ ăn trưa ở trường… Nhưng với những người tuổi teen hoặc người có con cái đã trưởng thành thì đây là thời điểm tuyệt vời để gia đình kết nối”.

2 phút cuối cùng là thời điểm bạn có thể sử dụng điện thoại của mình.

Tổng hợp