Nhà chọc trời có thể gấp gọn và chuyển đi như chơi origami sẽ giải cứu thế giới này

0
664

Cả ngàn người không nhà không cửa sau thiên tai sẽ được cứu giúp một cách cực kỳ nhanh chóng.

Một tòa nhà chọc trời có thể gấp gọn lại như chơi gấp giấy origami, được đưa đến những vùng mới chịu ảnh hưởng của thiên tai và tạo ra chỗ trú ẩn cho hàng trăm người. Nghe thì cứ như mơ vậy, nhưng đây là một ý tưởng có thật, và nhiều khả năng sẽ được ứng dụng trong tương lai.

Một tòa nhà chọc trời có thể gấp gọn lại như chơi gấp giấy origami
Một tòa nhà chọc trời có thể gấp gọn lại như chơi gấp giấy origami.

Cụ thể, ý tưởng này do nhóm kiến trúc sư người Ba Lan mang tên Skyshelter.zip đưa ra trong khuôn khổ cuộc thi thiết kế nhà chọc trời thường niên do tạp chí eVolo tổ chức. Tòa nhà có thể được gói gọn lại, buộc dưới chân máy bay trực thăng để vận chuyển đến bất kỳ nơi nào.

Kết cấu quan trọng nhất của tòa nhà là hệ thống bóng heli bên trong, có thể phồng xẹp theo ý muốn. Thiết kế đã chiến thắng giải thưởng của eVolo sau khi vượt qua tới 525 ý tưởng cũng thuộc hàng đỉnh cao khác.

Kết cấu quan trọng nhất của tòa nhà là hệ thống bóng heli bên trong
Kết cấu quan trọng nhất của tòa nhà là hệ thống bóng heli bên trong.

Được biết, Skyshelter.zip là công trình tâm huyết của 3 nhà thiết kế người Ba Lan Damian Granosik, Jakub Kulisa, và Piotr Pańczyk. Ý tưởng nền tảng là thiết kế ra một tòa nhà cho phép xây dựng gần như ngay lập tức, kể cả trên nền đất mấp mô.

Theo đánh giá của hội đồng thẩm định, Skyshelter.zip chỉ yêu cầu diện tích nhỏ bằng 1/30 con số cần thiết khi dựng các khu lều cứu trợ. Các tấm vách tạo ra từ công nghệ in 3D sẽ được gắn vào bong bóng heli, rồi theo đó nâng dần lên.

Skyshelter.zip chỉ yêu cầu diện tích nhỏ bằng 1/30 con số cần thiết khi dựng các khu lều cứu trợ.
Skyshelter.zip chỉ yêu cầu diện tích nhỏ bằng 1/30 con số cần thiết khi dựng các khu lều cứu trợ.

Tùy theo lượng khí bơm vào, số lượng tầng có thể thay đổi. Có nghĩa, chỉ cần một mẫu Skyshelter.zip là đủ để đáp ứng một cách linh hoạt những tình huống không thể đoán trước như thiên tai hay thảm họa tự nhiên. Hơn nữa, do có thể lắp đặt trên một nền đất không bằng phẳng, công việc dọn dẹp khi cứu trợ cũng được giảm tải rất nhiều.

“Thảm họa xảy ra ngày càng nhiều. Khi phải đối mặt với một thế lực quá mạnh như vậy, công cuộc cứu trợ thường không hiệu quả cho lắm” – nhóm cho biết.

“Dù là động đất, lũ lụt hay lốc xoáy – họ cần giúp đỡ càng sớm càng tốt. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó, vì đường xá bị phá hủy, hoặc những khu vực xa xôi quá thì việc trợ giúp sẽ rất khó”.

“Skyshelter.zip sinh ra là để giải quyết vấn đề này. Có thể tạo ra một lượng mặt sàn lớn, dễ dàng vận chuyển, lại lắp đặt cực kỳ dễ dàng. Quá nhiều vấn đề có thể được xử lý nhờ nó”.

Bên cạnh đó, cuộc thi còn có rất nhiều thiết kế khác cũng thực sự ấn tượng. Như vị trí thứ 2 là Jinja: tòa nhà đền thờ thần đạo của Tony Leung, hay giải 3 là Claudio C Araya Arias với dự án toà nhà không bao giờ cháy.

Những thiết kế ấn tượng khác trong cuộc thi của tạp chí Evolo.
Những thiết kế ấn tượng khác trong cuộc thi của tạp chí Evolo.

Theo helino