Loài chim xưa “tiến vua”, nay thành món ăn quý hiếm, đại bổ và đắt đỏ

0
323

Chim Sâm cầm, tên khoa học Fulica Atra, là loài chim họ Gà nước, phân bố ở châu Âu, châu Phi, châu Á… Ở Việt Nam, Sâm cầm có ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là Sâm cầm Hồ Tây xưa.

Sâm cầm là loài chim có đầu và cổ màu đen tuyền, mắt nâu đỏ, mỏ nhọn dài và miếng sừng sau mỏ có màu trắng.Trọng lượng trung bình của chim Sâm cầm khoảng từ 0,5-0,8kg.

Thức ăn của loài này chủ yếu là động thực vật sống ở trong ao hồ

Sâm cầm là loài chim có đầu và cổ màu đen tuyền.
Sâm cầm là loài chim có đầu và cổ màu đen tuyền.

Thức ăn của loài này chủ yếu là động thực vật sống ở trong ao hồ, đặc biệt ở các vùng đầm lầy nơi có nhiều loại cá, ốc, tôm tép hay các loại rễ cây.

Chim Sâm cầm từ lâu đã được xem một món ăn cao lương mỹ vị và một thời chúng được sử dụng để tiến vua. Do đặc tính nên các món ăn chế biến từ Sâm cầm rất bổ dưỡng và quý. Vì vậy, giá thành của sâm cầm trên thị trường khá đắt đỏ từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/con.

Theo những người đã từng thưởng thức, Sâm cầm có thịt mềm, màu đỏ tươi và có thể được chế biến cầu kỳ thành nhiều món ăn đặc sản.

Các món ăn chế biến từ Sâm cầm rất bổ dưỡng và quý.
Các món ăn chế biến từ Sâm cầm rất bổ dưỡng và quý.

Chim Sâm cầm trước đây thường về hồ Tây để ăn sen nhưng đến nay “không còn chỗ để về” do sự phát triển đô thị, bùng nổ dân số. Chủ yếu chim Sâm cầm được săn bắt ngoài tự nhiên nhưng do tận diệt nên đến nay nhiều hộ gia đình phải tìm cách nuôi và nhân giống loài chim này để kinh doanh.

 ANTĐ