Ts. Trần Quý: Xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp công nghệ cao của Việt nam

0
1331

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, vẫn còn nhiều nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường. Do đó, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.

* Đại học Luật TP.HCM: Tổ chức chương trình Hội thảo ‘Khởi nghiệp 4.0’

* Blockchain, Crypto and payment techlogies of the future

* Blockchain, Crypto và các công nghệ thanh toán tương lai

* Ấn phẩm Thế Giới Khởi Nghiệp – tập 9

* TS. TRẦN QUÝ – XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM

TS. TRẦN QUÝ: Phó chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý  – Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao O-FARM – Giám đốc SaoKhue Consulting.

 

Sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp

Xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (nông nghiệp CNC), là yếu tố quan trọng để đưa nông nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường. Xác định tầm quan trọng này, thời gian qua, các cấp, các ngành và nhà đầu tư nông nghiệp CNC trong cả nước đã nỗ lực đầu tư công nghệ, quy trình, tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thực sự được các DN chú trọng. Thương hiệu có thể là một kiến trúc, hình ảnh, đoạn chữ, màu sắc, một đoạn âm thanh hoặc tổng hợp nhiều yếu tố trên; khách hàng, người tiêu dùng khi nhìn thấy, nghe qua sẽ liên tưởng đến một doanh nghiệp (DN), sản phẩm, dịch vụ…

Theo VASEP, Bộ nhận diện thương hiệu, các hoạt động truyền thông quảng bá sản phẩm, hay các câu chuyện thương hiệu cuốn hút… là những công cụ hữu hiệu kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Nhưng trên hết, cách thức mà DN tư duy về xây dựng thương hiệu mới là yếu tố quyết định đến thành công bền vững cuối cùng. Một bộ nhận diện thương hiệu đẹp, một câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không dựa trên một nền tảng sản phẩm thực sự tốt và một triết lý kinh doanh có đạo đức. Sự bền vững của thương hiệu về chiều sâu được sự nâng đỡ từ văn hoá DN. DN muốn thay đổi hoặc phát triển thương hiệu của mình, họ nhất thiết phải nhìn nhận lại văn hóa của mình có hỗ trợ cho sự thay đổi đó không. DN đã xây dựng nền văn hoá riêng mạnh, chuẩn mực sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai xây dựng thương hiệu và ngược lại.

Trong thời buổi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các DN phải tạo được tính riêng biệt, sự nổi trội của DN, sản phẩm nhằm tăng sự thuyết phục khách hàng, tăng sức cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu là quá trình truyền tải thông điệp về cam kết của doanh nghiệp (DN) về các tính trội của DN, sản phẩm đến khách hàng, người tiêu dùng.

Kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản của Việt Nam; nhưng hội nhập kinh tế quốc cũng mang đến không ít thách thức do khó đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm gia tăng cạnh tranh trong thị trường nội địa do hàng rào thuế dần được cắt giảm trong khi Việt Nam khó sử dụng hàng rào phi thuế như một biện pháp bảo hộ. Áp lực cạnh tranh cũng sẽ làm một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam không có thế mạnh có thể bị thu hẹp sản xuất.

Lợi ích của thương hiệu

Thương hiệu rất quan trọng với mỗi DN, vì các lý do:

+ Thương hiệu tạo nên nhận thức của thị trường, tạo niềm tin trên thị trường;

+ Kiến tạo các cơ hội kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh doanh;

+ Trên nền tảng các giá trị cốt lõi góp phần hình thành thương hiệu như mong muốn, chiều sâu thương hiệu sẽ góp phần tạo ra các giá trị cốt lõi mới;

+ Nâng cao niềm tự hào và động lực cho nhân viên, thuận lợi thu hút nhân viên mới;

+ Thuận lợi phát triển hợp tác hoặc liên doanh để gia tăng thị phần hoặc tự thân cũng thuận lợi việc mở rộng, phát triển qui mô hoạt động.

Thông qua bài viết này, chúng tôi xin gợi ý tóm tắt một số yếu tố khung chính (framework) trong quá trình xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam. Ở những bài sau, chúng tôi sẽ triển khai chi tiết, cụ thể các nội dung.

  1. Các giá trị cốt lõi chính: trong chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu cho DN, phải tập trung được những vấn đề sau:
  2. Truyền thống nông nghiệp Quốc gia: lịch sử hình thành, con người với nông nghiệp, bản sắc con người Việt Nam với nông nghiệp.
  3. Dịch chuyển theo xu thế: mô hình công nghệ cao vào nông nghiệp, làm rõ bản sắc và tạo giá trị thương hiệu.
  • Giống cây trồng
  • Hệ thống quản lý: phù hợp với từng loại cây trồng

Hệ thống tưới tiêu

Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng

Quy trình chăm sóc và thu hoạch

  • Quá trình ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, canh tác cho sự phù hợp.
  1. Xu thế xã hội: Làm nổi bật được vấn đề con người với thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, văn hóa đời sống của người Việt Nam. Xu thế du lịch: du lịch nông nghiệp, farmstay, nhà nông, trải nghiệm các khu du lịch sinh thái, du lịch xanh.
  2.  Xu thế tương lai:
  • Bắt đầu bản sắc thương hiệu mạnh: khả năng tư duy và chiến lược sáng tạo về nông nghiệp.
  • Tạo dữ liệu về thương hiệu cho tương lai: quá khứ hiện tại, tương lai: chỉ dẫn rõ ràng thương hiệu là gì và thương hiệu như thế nào qua các phương tiện truyền thông, giữ bản sắc qua “hồn” (cảm nhận) thương hiệu.
  • Quản lý thương hiệu chặt chẽ: tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu.

  1. Những quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông nghiệp:
  2. Hệ thống nhận diện: trả lời được câu hỏi DN đã có hệ thống nhận diện thương hiệu rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng chưa? Hệ thống nhận diện tập trung vào 2 yếu tố:
  3. Hệ thống nhận diện hữu hình: hình ảnh, logo, slogan, thông điệp,…
  4. Hệ thống nhận diện vô hình: các giá trị, cảm nhận, trải nghiệm, ghi nhớ, biểu tượng,… Làm sao để người tiêu dùng và các bên nhận biết rõ bạn trong hàng loạt thương hiệu.
  5. Yếu tố định vị: yếu tố này giúp biết rõ bạn là ai và giá trị của bạn như thế nào?
  • Yếu tố này định vị vào các vấn đề cốt lõi: sản phẩm, dịch vụ then chốt từ đó xác định được các giá trị mang lại:

Xác định sự độc đáo, giá trị, khác biệt rõ ràng giúp định vị thành công

Sản phẩm truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt

Làm rõ phân khúc khách hàng của DN

So sánh vị thế khác biệt với các đối thủ cạnh tranh

Làm rõ rõ vị thế trên thương trường

  1. Tầm nhìn Thương hiệu: làm rõ các yếu tố tương lai và sự tăng trưởng thương hiệu, mục tiêu chiến lược và tài chính của thương hiệu.
  • Mục tiêu thương hiệu:

+ Ngắn hạn: độ nhận diện và các kết nối giá trị tạo dòng doanh thu

+ Dài hạn: thương hiệu mạnh qua các yếu tố: doanh thu, thị phần, tăng trưởng.

  1. Truyền thông Thương hiệu: đây là yếu tố then chốt đẩy nhanh xu hướng và giá trị thương hiệu”
  • Truyền thông sản phẩm/dịch vụ, giải pháp của DN tới khách hàng:

+ Phân khúc hẹp: rõ đối tượng và các bên liên quan, tạo giá trị lan tỏa.

+ Phân khúc rộng: tăng độ nhận biết và hiện sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, làm rõ bản sắc thương hiệu.

  • Truyền thông rõ ràng theo hướng từ ngách hẹp đến ngách rộng rồi đến thị trường lân cận, sau đó tiến tới thị trường chung và phát triển mạnh toàn cầu.
  • Truyền thông giá trị cốt lõi:

+ Trách nhiệm: xã hội, con người, thiên nhiên

+ Sự chuyên nghiệp

+ Lòng trung thành người tiêu dùng và các bên liên quan

  • Chiến lược kinh doanh Thương hiệu:

Khi triển khai chiến lược kinh doanh Thương hiệu, DN nên chú trọng vào cách thức Oxy, và thông qua phương pháp đó, tận dụng và tạo “Tài sản Thương hiệu” để mở rộng kinh doanh Trong nước và Quốc tế như sau:

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, vẫn còn nhiều nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường. Do đó, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.

Sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp

Xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (nông nghiệp CNC), là yếu tố quan trọng để đưa nông nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường. Xác định tầm quan trọng này, thời gian qua, các cấp, các ngành và nhà đầu tư nông nghiệp CNC trong cả nước đã nỗ lực đầu tư công nghệ, quy trình, tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thực sự được các DN chú trọng.

Thương hiệu có thể là một kiến trúc, hình ảnh, đoạn chữ, màu sắc, một đoạn âm thanh hoặc tổng hợp nhiều yếu tố trên; khách hàng, người tiêu dùng khi nhìn thấy, nghe qua sẽ liên tưởng đến một doanh nghiệp (DN), sản phẩm, dịch vụ…

Theo VASEP, Bộ nhận diện thương hiệu, các hoạt động truyền thông quảng bá sản phẩm, hay các câu chuyện thương hiệu cuốn hút… là những công cụ hữu hiệu kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Nhưng trên hết, cách thức mà DN tư duy về xây dựng thương hiệu mới là yếu tố quyết định đến thành công bền vững cuối cùng. Một bộ nhận diện thương hiệu đẹp, một câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không dựa trên một nền tảng sản phẩm thực sự tốt và một triết lý kinh doanh có đạo đức. Sự bền vững của thương hiệu về chiều sâu được sự nâng đỡ từ văn hoá DN. DN muốn thay đổi hoặc phát triển thương hiệu của mình, họ nhất thiết phải nhìn nhận lại văn hóa của mình có hỗ trợ cho sự thay đổi đó không. DN đã xây dựng nền văn hoá riêng mạnh, chuẩn mực sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai xây dựng thương hiệu và ngược lại.

Trong thời buổi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các DN phải tạo được tính riêng biệt, sự nổi trội của DN, sản phẩm nhằm tăng sự thuyết phục khách hàng, tăng sức cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu là quá trình truyền tải thông điệp về cam kết của doanh nghiệp (DN) về các tính trội của DN, sản phẩm đến khách hàng, người tiêu dùng.

Kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản của Việt Nam; nhưng hội nhập kinh tế quốc cũng mang đến không ít thách thức do khó đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm gia tăng cạnh tranh trong thị trường nội địa do hàng rào thuế dần được cắt giảm trong khi Việt Nam khó sử dụng hàng rào phi thuế như một biện pháp bảo hộ. Áp lực cạnh tranh cũng sẽ làm một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam không có thế mạnh có thể bị thu hẹp sản xuất.

TS Trần Quý cùng P. CT UBND Tỉnh Đắk Lắk trong 1 buổi xúc tiên thương mại.

Lợi ích của thương hiệu

Thương hiệu rất quan trọng với mỗi DN, vì các lý do:

+ Thương hiệu tạo nên nhận thức của thị trường; tạo niềm tin trên thị trường;

+ Kiến tạo các cơ hội kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh doanh;

+ Trên nền tảng các giá trị cốt lõi góp phần hình thành thương hiệu như mong muốn; chiều sâu thương hiệu sẽ góp phần tạo ra các giá trị cốt lõi mới;

+ Nâng cao niềm tự hào và động lực cho nhân viên, thuận lợi thu hút nhân viên mới;

+ Thuận lợi phát triển hợp tác hoặc liên doanh để gia tăng thị phần hoặc tự thân cũng thuận lợi việc mở rộng, phát triển qui mô hoạt động.

Thông qua bài viết này, chúng tôi xin gợi ý tóm tắt một số yếu tố khung chính (framework) trong quá trình xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam. Ở những bài sau, chúng tôi sẽ triển khai chi tiết, cụ thể các nội dung.

  1. Các giá trị cốt lõi chính: trong chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu cho DN, phải tập trung được những vấn đề sau:
  2. Truyền thống nông nghiệp Quốc gia: lịch sử hình thành, con người với nông nghiệp, bản sắc con người Việt Nam với nông nghiệp.
  3. Dịch chuyển theo xu thế: mô hình công nghệ cao vào nông nghiệp, làm rõ bản sắc và tạo giá trị thương hiệu.
  • Giống cây trồng
  • Hệ thống quản lý: phù hợp với từng loại cây trồng

Hệ thống tưới tiêu

Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng

Quy trình chăm sóc và thu hoạch

  • Quá trình ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, canh tác cho sự phù hợp.
  1. Xu thế xã hội: Làm nổi bật được vấn đề con người với thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, văn hóa đời sống của người Việt Nam. Xu thế du lịch: du lịch nông nghiệp, farmstay, nhà nông, trải nghiệm các khu du lịch sinh thái, du lịch xanh.
  2. Xu thế tương lai:
  • Bắt đầu bản sắc thương hiệu mạnh: khả năng tư duy và chiến lược sáng tạo về nông nghiệp.
  • Tạo dữ liệu về thương hiệu cho tương lai: quá khứ hiện tại, tương lai: chỉ dẫn rõ ràng thương hiệu là gì và thương hiệu như thế nào qua các phương tiện truyền thông, giữ bản sắc qua “hồn” (cảm nhận) thương hiệu.
  • Quản lý thương hiệu chặt chẽ: tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu
  1. Những quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông nghiệp:
  2. Hệ thống nhận diện: trả lời được câu hỏi DN đã có hệ thống nhận diện thương hiệu rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng chưa? Hệ thống nhận diện tập trung vào 2 yếu tố:
  3. Hệ thống nhận diện hữu hình: hình ảnh, logo, slogan, thông điệp,…
  4. Hệ thống nhận diện vô hình: các giá trị, cảm nhận, trải nghiệm, ghi nhớ, biểu tượng,… Làm sao để người tiêu dùng và các bên nhận biết rõ bạn trong hàng loạt thương hiệu.
  5. Yếu tố định vị: yếu tố này giúp biết rõ bạn là ai và giá trị của bạn như thế nào?
  • Yếu tố này định vị vào các vấn đề cốt lõi: sản phẩm, dịch vụ then chốt từ đó xác định được các giá trị mang lại:

Xác định sự độc đáo, giá trị, khác biệt rõ ràng giúp định vị thành công

Sản phẩm truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt

Làm rõ phân khúc khách hàng của DN

So sánh vị thế khác biệt với các đối thủ cạnh tranh

Làm rõ rõ vị thế trên thương trường

  1. Tầm nhìn Thương hiệu: làm rõ các yếu tố tương lai và sự tăng trưởng thương hiệu, mục tiêu chiến lược và tài chính của thương hiệu.
  • Mục tiêu thương hiệu:

+ Ngắn hạn: độ nhận diện và các kết nối giá trị tạo dòng doanh thu

+ Dài hạn: thương hiệu mạnh qua các yếu tố: doanh thu, thị phần, tăng trưởng.

  1. Truyền thông Thương hiệu: đây là yếu tố then chốt đẩy nhanh xu hướng và giá trị thương hiệu”
  • Truyền thông sản phẩm/dịch vụ, giải pháp của DN tới khách hàng:

+ Phân khúc hẹp: rõ đối tượng và các bên liên quan, tạo giá trị lan tỏa.

+ Phân khúc rộng: tăng độ nhận biết và hiện sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, làm rõ bản sắc thương hiệu.

  • Truyền thông rõ ràng theo hướng từ ngách hẹp đến ngách rộng rồi đến thị trường lân cận, sau đó tiến tới thị trường chung và phát triển mạnh toàn cầu.
  • Truyền thông giá trị cốt lõi:

+ Trách nhiệm: xã hội, con người, thiên nhiên

+ Sự chuyên nghiệp

+ Lòng trung thành người tiêu dùng và các bên liên quan

  • Chiến lược kinh doanh Thương hiệu:

Khi triển khai chiến lược kinh doanh Thương hiệu, DN nên chú trọng vào cách thức Oxy, và thông qua phương pháp đó, tận dụng và tạo “Tài sản Thương hiệu” để mở rộng kinh doanh Trong nước và Quốc tế như sau:

  • Trục Oy: các thị trường, kiến thức khách hàng, mạng lưới phân phối, sự cạnh tranh.
  • Trục Ox: nguồn lực: vận hành bên trong

       + Liên minh tăng trưởng

       + Kết hợp vận dụng các giá trị bên ngoài

Công nghệ đẩy nhanh quá trình: truyền thông, marketing, PR,… và là nền tảng hỗ trợ tốt nhất cho nông nghiệp về: quản lý, định vị, chăm sóc và điều chỉnh hợp lý về giống, cây trồng.

Bài viết: TS. TRẦN QUÝ
(Phó chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công
nghệ & Quản lý / Tổng Giám đốc Công ty
Nông nghiệp Công nghệ cao O-FARM /
Giám đốc SaoKhue Consulting)