Giải mã vì sao thị lực tốt nhất lúc 8h tối và 8h sáng?

0
576

Thị lực của con người thường tốt nhất vào lúc 8 giờ tối khi hoàng hôn và 8 giờ sáng khi bình minh. Thời điểm này não bộ thường tạm ngừng hoạt động để tập trung vào thị lực.

Có ít hơn 26% hoạt động ở vùng não vào lúc hoàng hôn và bình minh so với các thời điểm khác. Thị lực của con người thường kém nhất vào lúc 2 giờ chiều, khi đó không thể xác định các vật thể chớp nháy. Đây là thời điểm đôi mắt kém thị lực nhất.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng thị lực của con người tốt nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh. Ngay từ thời xa xưa, trước khi bóng đèn được phát minh, ban đêm là thời điểm con người phải cảnh giác trước những loài đông vật hoang dã nhất.

Các nhà thần kinh học từ đại học Goethe ở Frankfurt làm thử nghiệm trên 14 người đàn ông từ 8 giờ sáng đến 11 giờ đêm trong 2 ngày. Những người này được yêu cầu nhìn một thanh thánh giá chớp nhoáng trên nền màu đen và thấy rằng họ chỉ nhìn rõ nhất vào lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, hoạt động ở vỏ não thị giác giảm xuống lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối. Lúc này, họ dễ dàng nhận được các tín hiệu hình ảnh và tiếng ồn nền hơn.

Não của chúng ta thường tốt nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh.
Não của chúng ta thường tốt nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh.

Những người tiến hành thí nghiệm làm tốt hơn trong khi kiểm tra thị giác hoạt động nền của bộ não. Khi được yêu cầu ấn vào nút khi họ nhìn thấy cây thánh giá màu cam nhấp nháy, những người tham gia nhìn thấy trung bình từ 32 đến 33 lần trong khoảng thời gian 8 giờ tối và 8 giờ sáng.

Mức trung bình vào những thời điểm khác chỉ là 30 đến 31 lần, điều này chứng tỏ thị lực của con người kém nhất là lúc 2 giờ chiều.

Các nhà nghiên cứu đã không kiểm tra những người tham gia thí nghiệm ở những thời điểm khác vì không muốn phá vỡ giấc ngủ của họ. Song họ tin rằng, thị lực của con người tốt nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh bởi lúc này ánh sáng đang ở mức thấp nhất.

Tiến hành quét não bộ, họ phát hiện rằng não cải thiện tầm nhìn vào khoảng thời gian này nhờ cách tắt hoạt động nền trong vỏ não ở thị giác, xử lý các tín hiệu yếu từ một ánh sáng lờ mờ tốt hơn.

Cùng nghiên cứu, tiến sĩ Christian Kell từ trung tâm chụp hình não tại Đại học Goethe cho biết, lái xe vào ban đêm hay hoàng hôn sẽ dễ dàng hơn bởi não có thể thay đổi nhận thức về ánh sáng. Điều này sẽ giúp con người cổ đại tồn tại được bởi những con sư tử hung hãn.

“Nó sẽ giữ cho con người an toàn vào những thời điểm quan trọng khi kẻ săn mồi xuất hiện. Bộ não ức chế hoạt động ở khu vực thính giác, chính vì thế mà không chỉ thị giác, thính giác cũng tốt hơn ở thời điểm này”, tiến sĩ Christian Kell nói.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Theo kienthuc