Thời điểm này người dân trong bản đi lấy được nhiều, người thì đưa về ăn, người thì đưa về bán. Hiện tại trứng kiến bán rất chạy, đưa về chừng nào bán được hết chừng đấy. Mỗi bát trứng kiến có giá bán 20-30 ngàn đồng.
Hàng năm, cứ đến khoảng tháng 3, tháng 4 là đến thời điểm trứng kiến nhiều và to nhất. Đây cũng đang là mùa cao điểm săn trứng kiến làm đặc sản của đồng bào miền Tây xứ Nghệ.
![]() |
Gần như các tổ kiến thường ở trên cây cao, người ta thường phải leo lên những cành cây như thế này để tìm tổ kiến, lấy trứng kiến. Theo như kinh nghiệm của anh Vang Văn Dũng ở bản Cây Me xã Thạch Giám (Tương Dương) đi lấy trứng kiến phải chọn hôm nào trời nắng to. Trời nắng khi lấy tổ kiến xuống, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, khi đó chỉ còn lại những hạt trứng kiến. Còn đi lấy vào hôm trời không nắng hoặc mưa kiến thường nằm im trong tổ, lúc này công việc lấy trứng kiến sẽ vất vả hơn nhiều. Với những người thường xuyên đi lấy trứng kiến thì nhìn qua họ đã biết tổ kiến đó có nhiều trứng hay không. Tổ kiến nào có màu đen bạc, thớ tổ gờ to, cành cây bị nghiêng xuống, khi đã chặt xuống cầm thấy nặng tay thì y như rằng tổ kiến này sẽ nhiều trứng. Còn một mẹo khác để kiến nhanh ra khỏi tổ, dễ lấy trứng thì người thợ săn bẻ cành cây thả vào để kiến bò lên đây, khi kiến bò lên nhiều lại thay cành khác.
![]() |
Bà Vi Thị Dung, trú bản Cây Me, xã Thạch Giám, Tương Dương cho hay: Sau khi lấy trứng kiến từ rừng về, người ta sẽ sàng sảy sạch tạp chất trước khi chế biến món ăn. Bà Dung cho biết “Thời điểm này người dân trong bản đi lấy được nhiều, người thì đưa về ăn, người thì đưa về bán. Hiện tại trứng kiến bán rất chạy, đưa về chừng nào bán được hết chừng đấy. Mỗi bát trứng kiến (loại bát nhỏ) có giá bán 20-30 ngàn đồng”. Ngoài món trứng kiến xào với dưa chuột thì trứng kiến còn chế biết được rất nhiều món như: cuốn lá chuối nướng, nấu canh măng chua, lam trong ống nứa…
![]() |
Món trứng kiến không những người dân miền núi mà người dân miền xuôi cũng ưu thích. Khi ăn món này ta có cảm giác trứng kiến vỡ lép bép trong khoang miệng tỏa ra hương thơm dịu, có vị thanh ngọt, béo. Ngoài việc lấy trứng kiến về ăn thì bà con còn mang xuống chợ để bán.
![]() |
Không chỉ ở Nghệ An, những năm gần đây, ở Quảng Nam phát triển nghề trồng cây keo tràm. Rừng keo tràm là nơi kiến tìm đến đóng tổ trên ngọn cây, nhiều người dân địa phương đã kiếm thêm bằng nghề lấy trứng kiến. Để lấy được trứng kiến, người dân dùng sào tre dài chừng 6 m, phía trên vót nhọn, gắn bao tải. “Kiến bò rất nhanh nên phải làm gọn gàng. Nếu chậm chạp sẽ bị kiến đốt sưng khắp người”, anh Linh – một thợ săn trứng kiến cho hay. Anh Linh có kinh nghiệm săn trứng kiến được hơn 3 năm. |
![]() |
Mỗi khi đi săn, cây sào được anh dựng chéo góc với tổ kiến rồi đưa vào chọc thủng nơi kiến ở, nhằm tránh kiến rơi trúng người, sau đó lắc mạnh cho trứng rơi vào bao. Còn kiến rơi xuống cách xa người đến vài mét. Theo anh Linh, đây là loại kiến ngựa, “tổ nào to, lá xanh, cành cây sà xuống thì nhiều trứng, còn tổ nào lá khô ít trứng, bình quân mỗi tổ chỉ được khoảng vài chục gram trứng kiến”. Nghề săn trứng kiến có thể giúp kiếm thêm tiền triệu mỗi tháng, nên nhiều người theo học anh Linh. “Tuy nhiên đi được vài bữa, họ lại bỏ vì bị kiến cắn đau quá”, anh nói. Chọc xong tổ, thợ săn dùng bột năng bỏ vào bao tải. Thứ bột này sẽ đuổi kiến đi, đồng thời giữ những con non nằm lại. Thợ săn đổ bao tải ra thau nhựa để đuổi kiến lấy trứng. Trứng kiến có màu trắng đục, to bằng hạt gạo. Những con kiến đã bám vào trứng thường bám rất chắc, không chịu bò ra khỏi trứng. Thợ săn phải dùng que kiên nhẫn xua đuổi kiến bò ra khỏi thau nhựa. “Việc săn trứng kiến chỉ làm được vào buổi sáng, bởi đây là khoảng thời gian kiến hiền, còn trưa nắng, nhiệt độ cao kiến rất hung dữ”, anh nói.
Quỳnh Dao (tổng hợp)