Phân biệt các nhóm máu khác nhau là một thành tựu khoa học vĩ đại, giúp y học cứu sống được nhiều sinh mạng.
Chúng ta đều biết mỗi người đều có một nhóm máu nhất định. Chứa trong đó là nhiều loại tế bào và vô số phân tử có nhiệm vụ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động trơn tru, hiệu quả. Trong máu có hai loại tế bào chính là hồng cầu và bạch cầu. Hồng cầu chiếm gần 45% lượng máu của cơ thể người, bạch cầu ít hơn 1%. Thành phần còn lại là huyết tương, khoảng 55%.
Mỗi người đều có một nhóm máu nhất định.
Thông thường, nhóm máu của bạn sẽ phụ thuộc vào nhóm máu của bố mẹ, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Nếu như được ghép tủy xương (hay ghép tế bào gốc) từ người có nhóm máu khác, nhóm máu của bạn sẽ dần thay đổi tương ứng.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao lại có những nhóm máu khác nhau như vậy, tuy nhiên, có thể chắn chắn một điều rằng chúng đóng vai trò nhất định trong cơ chế phản ứng của cơ thể đối với dịch bệnh. Ví dụ như, bệnh sốt rét được cho là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người có nhóm máu O ở Châu Phi tăng đột biến, chiếm khoảng 51% dân số. Vì nhiều lý do khác nhau mà nhóm máu O thường có khả năng chống chọi lại virus sốt rét tốt hơn nên dường như đã gây ra áp lực chọn lọc tự nhiên ở đây.
Vậy, có tất cả bao nhiêu nhóm máu và mỗi nhóm có những ưu, khuyết điểm gì?
Có 8 loại máu chính được xếp vào 4 nhóm gồm A, B, AB và O. 90% dân số thế giới thuộc 4 nhóm này. Có nhiều người thắc mắc là vì sao lại là “O” mà không phải là chữ khác, “C” chẳng hạn, để theo thứ tự bảng chữ cái. Thực ra, ban đầu, người ta đã từng gọi đó là “C”, nhưng sau đó được chuyển thành O hoặc là số không “0” tuỳ từng địa phương, khu vực. Cả hai trường hợp đều biểu thị số 0 hoặc vô giá trị, nguyên nhân của cách đặt tên này sẽ được giải thích phía bên dưới.
Các nhóm máu được phân loại dựa trên số lượng kháng nguyên có trong máu. Kháng nguyên là thành phần khiến cho hệ miễn dịch của chúng ta tạo ra các kháng thể với nhiệm vụ tìm ra “kẻ xâm nhập” và tiêu diệt bất cứ thứ gì mà hệ miễn dịch gắn mác là “mối đe dọa” cho cơ thể.
Các kháng nguyên cụ thể tạo ra các nhóm máu khác nhau được tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu và được gọi là kháng nguyên A và B. Bên cạnh đó, chúng được phân biệt dựa trên số lượng một loại kháng nguyên khác, đó là yếu tố rhesus (rH). Nếu máu của bạn có yếu tố này thì được xếp vào loại rH+, nếu không sẽ là rH-.
Nếu kháng nguyên loại A và có yếu tố rH thì nhóm máu của bạn là A+. Nếu bạn có cả 2 loại kháng nguyên A và B nhưng lại không có yếu tố rH thì nhóm máu của bạn là AB-. Nếu không có cả kháng nguyên A và B thì bạn thuộc nhóm máu O. Đây là lý do vì sao người ta chọn O hoặc 0 với ý nghĩa “không có” như ở trên.
Những vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng vì những kháng thể là do hệ miễn dịch tạo ra. Một số người có nhóm máu A đến lúc nào đó có thể sinh ra kháng thể chống lại nhóm máu B và ngược lại. Nhóm máu O lại có kháng thể cho cả nhóm A và B.
Các nhóm máu được phân loại dựa trên số lượng kháng nguyên có trong máu.
Điều này lý giải vì sao việc trộn lẫn các nhóm máu khác nhau vào một cơ thể rất nguy hiểm. Chung quy lại, nếu bạn hiến máu nhóm B cho người có nhóm máu A, các kháng thể sẽ tấn công hồng cầu mang kháng nguyên A và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến suy thận vì phải liên tục lọc các hồng cầu bị triệt tiêu trong máu. Hệ miễn dịch tiêu diệt lượng lớn hồng cầu trong máu sẽ khiến bạn thiếu lượng hồng cầu cần thiết để duy trì sự sống.
Nhưng thật ra sự pha trộn này không phải lúc nào cũng gây hại. Ví dụ như, nếu bỏ qua một chút lo ngại về kháng thể tương tác thì những người mang nhóm máu AB+ vẫn có thể nhận máu từ các nhóm máu chính khác. Người có nhóm máu này mang đặc trưng là có cả 2 kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và vì thế không có thêm kháng nguyên trong huyết tương.
Chính vì lý do này mà nhóm AB+ được xem là nhóm máu chuyên nhận vì cơ thể có thể tiếp nhận máu từ những nhóm khác. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại nằm ở chỗ vì trong máu hiện diện cả 2 kháng nguyên loại A và B trên tế bào hồng cầu, nên những người mang nhóm máu AB+ chỉ có thể hiến cho nhóm máu cùng loại, nhóm AB- thì có thể hiến cho cả AB+ và AB- nhưng chỉ có thể nhận từ AB-.
Mặc dù nhóm AB chỉ có thể hiến máu cho cùng nhóm, nhưng điều này hoàn toàn ngược lại nếu họ muốn hiến huyết tương. Vì nhóm máu AB không có kháng thể A và B trong huyết tương, nên họ có thể là “nhà tài trợ” cực kỳ hào phóng.
Về nhóm máu O, như đã đề cập, không có cả kháng thể A và B trên tế bào hồng cầu nhưng lại có trong huyết tương. Vì vậy, nhóm máu O- có thể hiến cho tất cả nhóm máu còn lại, nhưng “trái ngang” là chỉ có thể nhận từ chính nhóm O- vì nếu không các kháng thể trong huyết tương sẽ tấn công các yếu tố khác.
Thực tế rằng chỉ khoảng 7% dân số trên thế giới mang nhóm O-, vì thế, những người mang nhóm máu này luôn được khuyến nghị hiến máu thường xuyên vì lợi ích của bản thân họ trước tiên, cũng như đặc biệt hữu ích trong trường hợp bản thân phải trải qua cuộc phẫu thuật cần máu để truyền, từ đó tránh thiếu hụt cũng như các vấn đề về tương thích nhóm máu. Ngoài ra, vì là nhóm máu O- nên nó giúp được cho hầu hết mọi người. Vấn đề này giúp ích rất nhiều trong trường hợp cấp cứu cần truyền máu khẩn cấp nhưng chưa thể xác định nhóm máu của người bệnh.
Bên dưới là 2 bảng thông tin đầy đủ về mức độ tương thích của các nhóm máu và huyết tương.
Bảng tương thích hồng cầu.
Bảng tương thích huyết tương.
Còn về bạch cầu thì sao?
Có tất cả 6 loại bạch cầu chính, gồm: Neutrophils, Eosinophils, Basophils, Bands, Monocytes, và Lymphocytes. Mỗi loại đóng một vai trò khác nhau giúp cơ thể chống lại các loại dịch bệnh. Ví dụ, Neutrophils tiêu diệt vi khuẩn bằng cách “tiêu hoá” chúng (hay còn gọi là quá trình thực bào). Nếu bạn mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, tỷ lệ bạch cầu Neutrophils trong máu sẽ tự động tăng lên.
Trung bình, số lượng tế bào bạch cầu xấp xỉ từ 4-10 ngàn trên mỗi ml máu. Nếu con số này tăng lên, thì có lẽ cơ thể bạn đã bị nhiễm bệnh. Khi bác sĩ lấy máu bạn để xem chuyện gì đang xảy ra, lượng tế bào bạch cầu trong máu có thể giúp họ thu hẹp phạm vi tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề.
Huyết tương chiếm phần lớn lượng máu của bạn.
Thành phần cuối cùng, như đã nêu ở trên, đó chính là huyết tương. Huyết tương chiếm phần lớn lượng máu của bạn. Khoảng 90% huyết tương chỉ đơn giản là nước, 8% khác được cấu thành từ các loại protein, chẳng hạn như Albumin – giúp vận chuyển các thành phần như canxi hoặc thuốc qua máu, kháng thể để chống nhiễm trùng và cả fibrinogen và các chất đông máu. 2% còn lại là các loại hormone, như insulin, các chất điện giải như Natri, Kali và các loại dinh dưỡng như đường và vitamin.