Trang chủ Đời sống Khi sắp chết người ta cảm thấy thế nào?

Khi sắp chết người ta cảm thấy thế nào?

0
518
Một trạng thái mà con người cảm nhận được khi lâm vào trạng thái cận kề cái chết (cận tử vong) là một loại cảm giác vui sướng mãnh liệt, và là một trạng thái được giải thoát tiềm tại, phiêu đãng… Bên kia, là một thế giới Thần kỳ!
Ảnh: pixabay.
 

Vào đầu thế kỷ XX, một bác sĩ người Đức tên là Bourne đã tiến hành một nghiên cứu đặc biệt về trạng thái sau khi chết của con người. Ông rất quyết tâm thực hiện nghiên cứu của mình về phương diện này. Ông muốn biết được cảm giác của một người khi đối diện trước cái chết, và sau khi chết đi là như thế nào? Bác sĩ Bourne đã tiến hành một cuộc điều tra 4000 người từng lâm vào trạng thái cận tử vong, kết quả là họ đều cho một câu trả lời giống nhau. Ông phát hiện rằng, điều đầu tiên mà những người từ cõi chết trở về thuật lại chính là họ đã bước vào một thế giới rất kì diệu. Đó là một cảm giác vui sướng, và thấy thoải mái vô cùng.

Một người tên là Arnold đã ngã xuống một vực sâu ở dãy núi Alps. Sau khi rơi xuống từ trên cao, anh ta đã vướng vào một cành cây và bị mắc kẹt ở đó trong nhiều ngày. Anh đã phải đối diện với cảnh tượng đứng trước sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Anh kể lại: “Tôi cảm thấy quá trình mình sa xuống là rất dài, sau đó là một cảm giác vui sướng tột cùng, trong đời chưa từng có bao giờ”.

Theo mặc định, một người khi phải đối diện với sự đe dọa của cái chết, người ta có thể nhớ lại tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình chỉ trong vòng một giây đồng hồ. Một người lái xe kể lại rằng, khi chiếc xe tải của mình bị rơi khỏi cầu, anh đã nhớ lại tất cả những gì từng xảy ra trong cuộc đời mình. Đó là một cảnh tượng hết sức sống động và thực tại. Anh nói: “Tôi nhớ rất rõ cảnh tượng tôi đi bộ cùng cha trên bờ sông hồi tôi lên hai tuổi. Tôi nhớ cả việc chiếc ô tô của tôi bị hỏng, khi tôi lên 5 tuổi. Tôi nhớ, tôi đã khóc và khóc như thế nào khi lần đầu tiên tôi đến trường. Tôi nhớ từng cấp lớp tôi đã học, nhớ từng người giáo viên đã dạy tôi. Và sau đó, ký ức như chìm sâu hơn. Đó là những ký ức về tuổi trưởng thành. Tôi đã nhìn thấy tất cả cảnh tượng này chỉ trong vài giây và mọi thứ kết thúc. Ngay sau đó, tôi nhảy thoát ra ngoài từ ô cửa kính của ô tô”.

                                         Ảnh ghép minh hoạ.

Loại trạng thái cận tử vong (chết lâm sàng) bí ẩn này không chỉ xuất hiện ở phương Tây mà tại Trung Quốc cũng đã có các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.

Tại một bệnh viện ở Thiên Tân, Giáo sư Phùng Chí Dĩnh và Lưu Kiến Huân đã làm một cuộc khảo sát. Trong một vụ động đất ở Thiên Tân có rất nhiều người đã được cứu sống sau đó. Các nhà khoa học đã tiến hành phỏng vấn 100 người trong số họ đã từng lâm vào trạng thái cận tử vong. Kết quả phát hiện rằng, quá nửa số người trải qua trạng thái cận tử vong đều có trải nghiệm về một loại cảm xúc hết sức kỳ lạ; suy nghĩ đặc biệt rõ ràng, thân thể dị thường, như rơi vào một trạng thái mơ ngủ dẫn đến cái chết. Nhưng tất cả không có cảm giác sợ hãi, mà cảm thấy rất bình an, trải qua một cảm giác siêu thoát rất nhẹ nhàng. Họ có thể nhìn lại cuộc sống (nhớ lại toàn cảnh) và trải nghiệm một quá trình tăng nhanh tư duy của đại não vô cùng kỳ lạ. Cuộc khảo sát đã cho thấy một sự trùng lặp đáng kinh ngạc về các trường hợp tương tự xảy ra ở cả phương Tây và phương Đông.

                                  Ảnh ghép minh hoạ.

Theo báo cáo của nhà tâm lý học Kennet về những trải nghiệm, trạng thái cận kề cái chết được miêu tả bởi những người đã được cứu sống kể lại, thì cơ bản quá trình này được quy nạp thành 5 giai đoạn tử vong khác nhau:

– Giai đoạn thứ nhất: Chính là một cảm giác thanh thản và rất thoải mái. Khoảng 57% số người gặp phải trạng thái này. Hầu hết họ đều có khả năng thích ứng với trạng thái cao. Họ cảm thấy được chính mình phiêu lãng trôi theo gió, trôi nhẹ nhàng trong bóng tối. Đó một trạng thái vô cùng tĩnh lặng bình yên và thư thái.

– Giai đoạn thứ hai: Ý thức thoát rơi ra khỏi cơ thể. Những người có được trải nghiệm này chiếm khoảng 35%. Đa số họ ý thức được bản thân và ý thức rõ ràng chính mình được tự do bay lên không trung. Nhiều người còn thấy được hình ảnh của mình được thoát ly khỏi cơ thể.

– Giai đoạn thứ ba: Đi xuyên qua lỗ đen như một đường hầm. Khoảng 23% người đã có được loại trạng thái này. Họ cảm thấy như bị một cơn lốc xoáy hút vào miệng một lỗ đen khổng lồ và lao về phía trước trong hầm tối với một vận tốc rất lớn. Họ cảm giác như cơ thể bị kéo đi và ép chặt vào đó. Cho tới lúc này thì họ đã được bình tĩnh trở lại.

– Giai đoạn thứ tư: Được sum họp đầm ấm bên gia đình và bè bạn. Ở phía cuối đường hầm (lỗ đen), hiện ra những tia sáng le lói… Khi đến gần phía ánh sáng, họ cảm nhận được một loại tình cảm, tình yêu rất thuần khiết. Người thân và bạn bè đều đứng đợi và chào đón trước cửa hầm, ột số họ vẫn còn sống, một số đã qua đời. Nhưng có một điểm chung duy nhất là tất cả họ đều rất cao lớn. Họ có màu sắc rực rỡ và đầy ánh sáng vây quanh. Vào thời điểm này, những trải nghiệm quan trọng của cuộc đời mỗi người được hiện ra và cảnh tượng trôi đi rất nhanh, hầu hết đều là những sự kiện thú vị và quan trọng trong đời.

– Giai đoạn thứ năm: Trở thành một vũ trụ. Có 10% những người có trải nghiệm này, cảm thấy ngay lập tức như được đồng hóa với vũ trụ, tất cả được dung hợp thành một khối, đồng thời có được một cảm giác khoan khoái, mỹ diệu vô cùng.

Giáo sư Phùng Chí Dĩnh là một trong những chuyên gia hàng đầu Trung Quốc tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về những tình huống ‘cận tử vong’. Trong một bài phỏng vấn, ông đã trả lời các phóng viên rằng: “Mặc dù phương Đông và phương Tây rất khác nhau về văn hóa, nhưng thật kỳ lạ là những tình tiết trải nghiệm về trạng thái ‘cận tử vong’ lại rất giống nhau. Thậm chí, đây còn là những hiện tượng rất phổ biến. Không chỉ những người có tín ngưỡng, tôn giáo mới xuất hiện những hiện tượng trên mà hầu hết những người có sự trải nghiệm về trạng thái ‘cận tử vong’ đều giống nhau”.

Còn có các giải thích khác về hiện tượng trên, cả trong và ngoài Trung Quốc. Giáo sư Phùng đã chỉ ra rằng, không thể dùng hiện tượng thiếu oxy lên não để giải thích sự xuất hiện của ánh sáng. Vì đôi khi không gian chung quanh một người sắp tử vong là rất rộng lớn, nên cơ thể không bị đè nén, cũng không thiếu dưỡng khí, và họ cũng sẽ có được trải nghiệm nhìn thấy ánh sáng. Ngoài ra, nếu một người bị điện giật và tác động đến một vùng nhất định của đại não, thì cũng sẽ gây ra cảm quang về ánh sáng tương tự. Nhưng để chứng minh được hiện tượng này thì phải thực hiện một số lượng lớn các ca thí nghiệm mới chứng minh được.

Kết quả công bố về trạng thái ‘Cận tử vong chính là trải nghiệm chủ quan ngắn hạn của một người khi cận kề cái chết’. Loại hiện tượng này đều dựa trên cơ sở phân tích và suy luận trạng thái tâm lý của nạn nhân. Trên thực tế, vẫn chưa có các thiết bị khoa học đo lường để chứng minh một cách xác thực. Để có những giải thích một cách có khoa học, thì cần có những số liệu nghiên cứu cụ thể hơn.

Giáo sư Phùng Chí Dũng thẳng thắn cho biết: “Nhiều giải thích về hiện tượng trải nghiệm ‘trạng thái cận tử vong’ đã được công bố cả trong và ngoài nước Trung Quốc. Nhưng cơ chế sinh lý thực hiện bằng các thiết bị máy móc về hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng. Những nghiên cứu về hiện tượng này cần sự tham gia của nhiều chuyên ngành y học, xã hội học, nhân chủng học trên thế giới cùng chung sức”.

Theo Secret China/Thái Bảo biên dịch