Đại học Harvard đề xuất 10 thói quen giúp con người sống vui khỏe: Một trong số đó là DẬY SỚM

0
346

Tập cho mình những thói quen tốt chính là cách để bạn thay đổi chính mình trở nên phi thường. Những nỗ lực tuy nhỏ, nhưng chỉ cần bạn kiên trì, sự tích lũy lâu dài này sẽ khiến bạn thay đổi được rất nhiều thứ.

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có người sống càng ngày càng khá, có người mỗi năm trôi qua đều chẳng cải thiện được gì hay không?

Trên thực tế, đằng sau một cuộc sống đáng ngưỡng mộ đều do những thói quen tốt hình thành nên.

Như Bacon từng nói: “Thói quen là một loại sức mạnh vĩ đại và to lớn, có thể kiểm soát cuộc sống.”

Chính vì vậy, đại học Harvard đã khuyến nghị một số thói quen giúp chúng ta phát triển:

1. Dậy sớm là chìa khóa kiểm soát cuộc sống

Buổi sáng được người xưa xem là “thời điểm vàng”. Lúc này, năng lượng mặt trời khiến vạn vật vươn mầm sống.

Nếu chúng ta có thể thức dậy sớm, đầu óc minh mẫn, làm việc sẽ thuận lợi hơn việc dậy muộn. Tất nhiên, đi đôi với việc dậy sớm, phải học cách ngủ sớm.

Trong “Điều kì diệu của việc dậy sớm”, nhà văn người Mỹ Hal Elrod từng viết:

“Những người có thể kiểm soát buổi sáng, nhất định kiểm soát được cuộc sống.”

Đừng ngủ muộn nữa, hãy học cách ngủ sớm, dậy sớm, đó là cách duy trì cho bạn một thể trạng khỏe mạnh.

2. Lập kế hoạch danh sách những việc cần làm

Nhiều người thường gặp chung một vấn đề khổ não: Vất vả cả ngày nhưng kết quả lại không được như ý muốn. Làm việc gì cũng không xong, thất bại liên tiếp khiến bạn tự nghi ngờ năng lực của chính mình.

Thực ra, đây không phải vấn đề khả năng, mà là do bạn hành động thiếu mục đích, không biết ưu tiên việc nào trước, việc nào sau, dẫn đến làm việc không hiệu quả.

Trong “Lễ ký – Trung dung” có một câu rất hay:

“Phàm làm việc gì, cũng nên lập kế hoạch trước.”

Chuẩn bị trước sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ thành công, giảm nguy cơ thất bại.

Không có kế hoạch sẽ khiến chúng ta khi làm việc gì cũng thiếu tự tin, dễ đi sai hướng.

Từ bây giờ, liệt kê rõ ràng những việc bạn làm, ưu tiên việc quan trọng trước. Một khi hoàn thành xong, chúng ta sẽ càng có thêm động lực làm việc tiếp theo, ước mơ cũng trở nên rõ ràng hơn.

3. Tận dụng thời gian

Thời gian mỗi người có là giống nhau, nhưng cách sử dụng nó là khác nhau. Chính vì vậy hình thành nên những số phận khác nhau.

Thiên tài trên thế giới rất ít, nếu bạn không biết tận dụng thời gian để thay đổi, vậy bạn chỉ có thể sống tầm thường một đời.

Mỗi sáng thức dậy, dành 5 phút đọc báo, học vài từ. Trước khi đi ngủ, hãy xem những video truyền năng lượng sống, hoặc cách rèn luyện kĩ năng…

Nỗ lực tuy nhỏ, nhưng chỉ cần bạn kiên trì, sự tích lũy lâu dài này sẽ khiến bạn thay đổi được rất nhiều thứ.

4. Dọn dẹp phòng thường xuyên

Nhà là nơi chúng ta trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi cư trú và nuôi dưỡng tâm hồn.

Một căn phòng đầy bụi, lộn xộn rất dễ khiến bạn trở nên nóng nảy, khó chịu, hay thậm chí là nhiễm bệnh.

Trường Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu. Họ phát hiện ra những người có xu hướng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp sẽ thường hài lòng và thấy hạnh phúc hơn những người có căn phòng bừa bộn, bẩn thỉu.

Nói cách khác, ngôi nhà có ảnh hưởng đến từ trường cuộc sống.

Thường xuyên lau dọn, loại bỏ những vật dụng không cần thiết, sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng, trật tự sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn…

Một người mang năng lượng tích cực có thể kiểm soát được bệnh tật, cuộc sống cũng trôi qua thoải mái hơn.

5. Ghi lại chi tiết phí tiêu dùng

Trong cuộc sống, nhiều người thường thắc mắc “chẳng biết tiền tiêu đâu mất” mà trong ví chẳng còn bao nhiêu tiền?

Có khi, vì xài “quá tay”, còn khiến bản thân cuối tháng ăn mì gói, nợ nần chồng chất.

Trên mạng từng đặt ra câu hỏi rằng: “Thế hệ 9X hiện nay để dành tiết kiệm được bao nhiêu?”

Rất nhiều câu trả lời đều là những khoản nợ. Ngay cả những người có thu nhập cao cũng không ngoại lệ.

Truy tìm nguyên nhân, người ta phát hiện ra phần lớn đều do việc tiêu dùng không kế hoạch.

Do đó, mọi khoản tiền bạn cần dùng nên được viết ra. Khi chúng ta bắt đầu ghi lại, biết chi tiết về phí tiêu dùng, chúng ta có thể tối ưu hóa những thói quen tiêu dùng sao cho hiệu quả.

6. Cho bản thân thời gian “tĩnh” trước khi quyết định việc quan trọng

Bạn đã từng xem qua câu chuyện này chưa?

Có một người pha trà và đặt ấm ngay cạnh giường kể cả khi ngủ. Một đêm nọ, khi trở mình, anh ta đã bất cẩn làm rơi nắp ấm trà xuống đất.

Nghĩ nắp ấm chắc đã vỡ, anh ta liền tức giận cầm cả ấm ném thẳng ra cửa sổ.

Không ngờ sáng hôm sau ngủ dậy, anh ta mới phát hiện nắp ấm trà rơi trúng đôi giày bông nên còn nguyên vẹn. Vì quá giận dữ, anh ta liền cầm nắp ấm đập vỡ.

Nhưng kết quả lúc đi ra ngoài, anh ta lại nhìn thấy chiếc ấm sành màu tím ấy đang treo trên một cành cây ngoài cửa sổ.

Nó không bị vỡ!

Chúng ta nên biết rằng khi đối mặt với những việc quan trọng, chắc chắn cảm xúc của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Và nếu chúng ta vội vàng đưa ra quyết định, sẽ khó tránh khỏi dẫn đến hành động sai lầm.

Do đó, cho bản thân thời gian tĩnh tâm, bình tĩnh suy nghĩ kĩ trước mới làm. Bạn cũng có thể ngủ một giấc trước rồi hẳn quyết định.

7. Bỏ thói quen kiên trì “3 phút”

Chắc chắn sẽ có rất nhiều người thế này:

“Tôi thề sẽ ăn ít hơn, tập thể dục nhiều hơn để giảm cân.”

“Tôi thề sẽ đi ngủ sớm.”

“Tôi thề sẽ học tập chăm chỉ.”

Thế nhưng, kết quả bạn chẳng kiên trì được bao lâu.

Bill Gates từng nói: “Rất nhiều người rất thích trì hoãn, không phải họ không làm tốt, mà họ không hề làm, đây là một thói quen xấu.”

Sự chần chừ chính là thể hiện cho việc thiếu ý chí và chỉ muốn né tránh cực khổ.

Nếu bạn muốn vượt qua nó, bạn nhất định phải buộc bản thân bước ra và bắt đầu, dù khó khăn đến đâu cũng đừng bỏ cuộc.

8. “Phục bàn” trước khi ngủ

Phục bàn là từ có nguồn gốc từ cờ vây cổ. Nghĩa là sau khi trận đấu kết thúc, cả hai sẽ sắp xếp lại cờ như cũ để cùng nhau suy ngẫm vấn đề, đồng thời đúc kết ra luật chơi. Đây được coi là cách hiệu quả nhất để nâng cao sức mạnh của người chơi.

Cuộc sống cũng như ván cờ, bạn cần biết xem xét lại việc cũ, đúc kết kinh nghiệm cho điều mới, thì mới có thể tiến xa hơn.

Trong cuộc sống không thể nào tránh khỏi được hết tất cả những sơ suất và sai sót, học cách tổng kết những điều sai trước khi ngủ, để giúp bạn tốt hơn quá khứ!

9. Đừng coi thường kiến thức “ngoài lề”

Có hai nhân viên làm việc cùng nhà máy, đều siêng năng như nhau, hiệu suất tốt như nhau.

Sự khác biệt giữa cả hai là một người cố gắng học công nghệ sản xuất chuyên sâu, một người thì khăng khăng học kiến thức quản lý mà người khác xem là “vô bổ”.

Một năm sau, người đầu tiên được thăng chức làm kỹ thuật viên cao cấp, còn người thứ hai lại trở thành lãnh đạo quản lý anh ta.

Kiến thức chuyên môn đúng là có thể làm tăng năng lực chuyên ngành của chúng ta. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào nó, thu hẹp phạm trù kiến thức của mình, đồng nghĩa với việc bạn đang đặt giới hạn cho sự phát triển của bản thân.

10. Có kế hoạch dự phòng

Khoảng 150 năm trước, Pemberton muốn phát minh ra loại “thuốc giảm đau được cấp bằng sáng chế”.

Tuy nhiên, vì thiếu thốn kinh tế, ông không đủ khả năng trả chi phí cho nguyên vật liệu.

Thế nên, ông đã bỏ dở dự án này, bắt đầu kế hoạch B đã chuẩn bị từ trước.

Ông thay đổi công thức ban đầu thành một loại nước giải khát giá rẻ, với tên “xoa dịu tâm trạng”.

Đây chính là Coke ban đầu, và giờ nó vẫn bán chạy trên toàn thế giới.

Kế hoạch dự phòng có thể sẽ trở nên vô dụng, khiến chúng ta phí thời gian và sức lực. Nhưng nếu gặp sự cố bất ngờ, nhờ có nó chúng ta mới đỡ hoang mang, có đủ khả năng chống trả, dám chịu trách nhiệm và đi xa hơn…

Tổng hợp