ĐÊM 30 TẾT – TRUYỀN THUYẾT VÀ Ý NGHĨA

0
731

Đêm 30 Tết có truyền thuyết và ý nghĩa như thế nào trong nền văn hoá Việt Nam?

Khi ta có thật nhiều cái gì đó, ta thường không mấy trân trọng nó bằng lúc nó chỉ còn sót lại chút ít ỏi và sắp mất đi. Đêm 30 Tết cũng vậy, là bữa tối cuối cùng của năm và sáng hôm sau sẽ là một năm mới đầy những thứ mới mẻ. Chẳng hiểu sao, vào lúc năm cũ và năm mới chuyển giao, lúc hội tụ của bao tinh khôi đất trời, ta lại quý thời gian đến thế. Ta đếm từng giây trôi qua với một tâm tình pha chút bâng khuâng, chút nôn nao như thể mình sắp mất đi cái gì đó vĩnh viễn. Một năm trôi qua mà cứ ngỡ như trong thoáng chốc.
Một chặng đường sắp khép lại và một hành trình nữa sắp mở ra!

Đêm 30 Tết và những tập tục

Tối cuối cùng trong tháng 12 âm lịch của Việt Nam, gọi là Giao thừa. Giao thừa có nghĩa là đêm giao tiếp. Giao thừa tức là bỏ qua ngày cuối cùng của năm cũ, đón chào một năm mới đã đến. Ở Việt Nam, Giao thừa còn gọi là “đêm năm mới” “Đêm 30 Tết”.
Trong dân gian Việt Nam có rất nhiều tập tục về Đêm 30 Tết. Từ lâu đã có tập tục dọn dẹp nhà cửa trong ngày 30 Tết. Mấy ngày trước 30 tết, mọi người quét dọn sách sẽ cả trong nhà lẫn ngoài sân. Đến ngày 30 tết, lại dọn dẹp cho gọn gàng, sạch sẽ hơn, ý muốn gột bỏ những cái nhơ bẩn, chào đón sự mới mẻ. Đêm 30 Tết gia đình quây quần bên nhau cùng đón Giao Thừa – khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới.
quay-quan-dem-30-tet
Quây quần bên nhau Đêm 30 Tết
Đêm 30 tết, hay ngày mồng 1 cha mẹ dẫn con cái đi tặng quà, chúc tết bạn bè và người thân, gọi là “biếu tuế”; Mời người khác đến nhà mình cùng ăn bữa cơm đoàn tụ, gọi là “Biệt tuế”; Ăn xong cơm mọi người chúc tết lẫn nhau, rồi ai về nhà nấy, gọi là “tản tuế”, các bậc con cháu phải chào ông bà, bố mẹ, ông bà, cha mẹ, căn dặn con cháu và mừng tuổi cho những con cháu chưa đi làm, đồng thời chúc tết lẫn nhau, gọi là “Từ tuế”.

“Thủ tuế “ là hoạt động phổ biến nhất trong đêm giao thừa. Con trẻ cố mà thức, cùng chờ đón giao thừa. Những trẻ nhỏ thường ngày bị cha mẹ quản rất chặt, đến lúc này cũng không bị hạn chế, có thể cùng ông bà, cha mẹ vui mừng “thủ tuế” cho đến sáng, tràn ngập bầu không khí tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm mới.

dem-30-tet

Truyền thuyết về Đêm 30 Tết

Truyền thuyết về Đêm 30 Tết có liên quan đến Sự tích cây nêu ngày Tết và Sự tích về đốt pháo đầu năm, rằng thời xa xưa, Quỷ dữ ỷ đông áp bức và chiếm hết đất đai của con người, Phật đã mách cho con người đến chỉ mua một mảnh đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy hời, quỷ đồng ý.

Khi người trồng cây tre xuống, Phật hóa phép cho cây tre cao lên tận trời, chiếc áo cà sa mở rộng che khắp mặt đất.Quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển. Uất hận, chúng mang quân đánh chiếm lại ruộng đất. Biết quỷ sợ vôi bột, lá dứa, máu chó, Phật bảo người sử dụng những thứ đó để 3 lần đánh bại lũ quỷ.

Bại trận, quỷ khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý. Từ đó trở đi, mỗi dịp Tết đến, quỷ lại được về đất liền.

Vì vậy, trong ngày 30 Tết, mọi người  dọn dẹp nhà cửa, vứt bỏ những quần áo rách, cơm và thức ăn thừa trước khi năm mới đến, với ý không để cho đói khổ đến nhà mình và dựng cây nêu trước nhà để ma quỷ không lại gần phần đất của mình.

pháo hoa đêm 30
Pháo hoá Đêm 30 Tết

Sự tích về đốt pháo ngày Tết kể rằng, hằng năm, mỗi khi đến ngày 30 tháng Chạp, các vị Lương Thần đều phải bay về Trời chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế, chỉ còn lại Hung thần ở lại quấy nhiễu dân lành.

Hung thần ở trong bóng tối để gieo đau thương cho dân lành và chỉ sợ một điều duy nhất đó là ánh sáng và những âm thanh ầm ĩ. Cho nên, mỗi năm khi đến ngày 30, đặc biệt là giây phút giao thừa mọi nhà đều quen Đốt pháo vì mọi người tin rằng mùi thuốc nổ, ánh sáng lẫn âm thanh đùng đùng của pháo nổ sẽ giúp xua đuổi hung Thần, không cho chúng gieo tai họa đến trong dịp đầu năm.

Tổng hợp