Vấn đề không phải do bạn yếu thế, mà kẻ yếu thế chính là những tên bắt nạt.
Cụm từ “bắt nạt” tưởng như vốn chỉ xuất hiện trong trường học. Nhưng không, kể cả khi đi làm, bạn vẫn có thể bị bắt nạt.
“Bắt nạt” ở đây được định nghĩa là hành động thích dọa dẫm hoặc điều khiển người khác để đạt được mục đích của mình. Những người bắt nạt luôn hướng đến “con mồi” có địa vị thấp hơn hay ngang bằng mình, và đôi khi còn đe dọa luôn cả cấp trên bằng cách đòi bỏ việc trong lúc “dầu sôi lửa bỏng”.
Kể cả khi đi làm, bạn vẫn có thể bị bắt nạt.
Những tên xấu xa đó có thể là bất cứ ai, từ sếp lớn đến đồng nghiệp, và họ biến cuộc sống màu hồng của bạn thành chuỗi ngày lo lắng hoảng sợ không biết tỏ cùng ai.
Khi người nắm quyền lực lại là kẻ yếu thế và họ có ở khắp nơi
Chúng ta hay lầm tưởng những kẻ bắt nạt thường không có lòng tự trọng, nhưng thực ra họ một lòng tự trọng cao ngút trời đến mức sinh ra kiêu ngạo. Hành động đó lại là một cách để họ đối phó với sự xấu hổ về chính bản thân mình.
Họ công kích người khác để che đi cảm giác không chắc chắn từ sâu trong thâm tâm và khiến cho mình luôn ở trong cái vỏ bọc an toàn. Họ chẳng nhận ra cảm xúc của chính bản thân mình.
Họ có cái tôi vô cùng to lớn.
Hãy ví dụ như thế này, A có một người bạn trai tuy giàu có nhưng cư xử rất tệ, luôn chửi rủa và đánh đập A. B là đồng nghiệp của A và đang yêu một người không được giàu có lắm. Thế là A ra sức “xỉa xói” về người yêu của B, về cách anh ấy ăn mặc xềnh xoàng hoặc không bao giờ tặng được món quà gì đàng hoàng cho B.
Hành động đó của A như một sự tự vỗ về bản thân, rằng mối quan hệ của mình vẫn ổn. Về lâu dài, những cảm xúc xấu hổ của A về người bạn trai nóng tính của mình sẽ dần phai mờ và trở nên mơ hồ, khiến cho A cứ sống trong cái vòng lẩn quẩn: bị bạo hành – đi bạo hành người khác – cảm thấy ổn và tiếp tục mối quan hệ – bị bạo hành.
Công kích người khác kích thích trải nghiệm về quyền lực.
Công kích người khác không những xóa đi những điều xấu hổ mà kẻ bắt nạt đang cảm thấy, mà còn kích thích trải nghiệm về quyền lực. Mặc dù những kẻ bắt nạt hạ thấp người khác để tự nâng bản thân lên, họ thường không có ý thức rõ ràng được về việc mình cảm thấy tệ như thế nào về bản thân.
Lâu dần, họ sẽ trở thành những con người bị ám ảnh về bản thân và thường xuyên công kích người khác để bảo vệ lòng tự tôn của chính mình.
Giải pháp nào đây?
Mọi nỗ lực để tiếp cận với kẻ bắt nạt sẽ không có tác dụng nếu như chúng ta còn tin rằng họ có chút ăn năn hối hận nào còn sót lại.
Cách tốt nhất để đối phó chính là “liên minh” với những đồng nghiệp khác.
Nếu một mình đương đầu với vấn nạn này, nạn nhân có thể bị cô lập, và tệ hơn là dẫn tới trầm cảm. Cách tốt nhất để đối phó chính là “liên minh” với những đồng nghiệp khác.
Chúng ta có thể cùng nhau bàn luận, khiến cho hành vi xấu xa của những kẻ bắt nạt bị đưa ra ánh sáng. Khi đó thì họ đã mất đi mọi “quyền lực” để đe dọa người khác và phải đối mặt với nguy cơ chính mình bị cô lập.
Đó là giải pháp nhất thời, về lâu dài, những kẻ bắt nạt chỉ có thể dừng lại khi biết cách đối mặt với nỗi lo âu của bản thân và học được cách giải quyết vấn đề của mình một cách tích cực thay vì trở nên kích động.