Trang chủ Giải trí Cảm xúc tiêu cực là một loại rác: Người vứt đi thì...

Cảm xúc tiêu cực là một loại rác: Người vứt đi thì vô cảm, người nhặt lại thì đau khổ

0
503
Bạn có phát hiện ra rằng, chúng ta luôn vô tình bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác không? Nhìn thấy người khác không vui là sẽ cảm thấy có áp lực, cảm thấy áy náy, luôn cảm thấy mình có trách nhiệm.
                                                Ảnh: shutterstock

Tại sao cảm xúc của người khác lại có thể ảnh hưởng đến bạn?

Cảm xúc tiêu cực chính là cảm xúc… rác rưởi, hết lần này lần khác dồn nén trong lòng chúng ta. Gánh chịu và xử lý cảm xúc tiêu cực của người khác thật sự rất hao tốn năng lượng, vì vậy chúng ta sẽ luôn có xu hướng tránh xa những người có năng lượng tiêu cực theo phản xạ bản năng.

Cách tốt nhất khi đối mặt với người toát ra cảm xúc tiêu cực chính là tránh xa người đó càng xa càng tốt. Mắt không thấy thì tâm không phiền. Nhưng có điều, không phải người nào phát ra năng lượng tiêu cực, chúng ta cũng đều có thể tách người đó ra khỏi cuộc sống của mình. Lúc này, việc bảo vệ chính mình là chuyện vô cùng quan trọng. Vậy phải bảo vệ chính mình bằng cách nào? Quan trọng nhất chính là “ranh giới”.

Bước đầu tiên của ranh giới chính là tôn trọng và không can thiệp, cho phép người khác có thể có cảm xúc tự do. Người khác có cảm xúc tốt hay xấu đó là quyền tự do của anh ta. Anh ta tức giận, đau lòng, oán trách, thất vọng, đau khổ, đáng thương, bỏ nhà đi, đều là chuyện của anh ta. Nhưng đừng hấp thụ những cảm xúc đó của anh ta, đây chính là lựa chọn tốt nhất cho bản thân bạn.

                                               Ảnh: Shutterstock

Chịu trách nhiệm về cảm xúc của người khác chỉ làm bạn mệt mỏi

Đã bao giờ bạn từng nghĩ rằng: Cảm xúc của người khác, tại sao lại ảnh hưởng đến bạn không? Sở dĩ bạn bị ảnh hưởng như vậy, không phải là vì người ta có cảm xúc mà là bản thân bạn không có ranh giới. Bạn luôn muốn đi an ủi tâm trạng của người khác, chịu trách nhiệm cho cảm xúc của người khác. Muốn nghĩ cách để giải cứu sự đau khổ của người khác, làm tiêu tan cơn giận của người khác.

Những người thích làm Đấng cứu thế, luôn khiến bản thân cực kỳ mệt mỏi. Những người như vậy có một loại bệnh chính là nhìn thấy người khác đau buồn là không chịu được, cuối cùng bản thân cũng theo đó mà trở nên không vui.

Đằng sau việc thực hiện quy tắc chính là muốn chịu trách nhiệm với cảm xúc của con cái

Tôi có một người bạn tên là Mai. Mai là một người mẹ, cô ấy cảm thấy giáo dục con cái là một chuyện rất đau khổ. Có một lần cô ấy hứa con cho con trai mình chơi game một giờ, nhưng hết một giờ rồi, con trai muốn yêu cầu được cộng thêm mười phút để chơi nốt ván game, do vì Mai khoan dung và thấu hiểu nên đã đồng ý. Chơi game mà, chưa kết thúc đã dừng lại là rất khó chịu, Mai hiểu điều đó. Mười phút sau, con trai vẫn không muốn giao nộp điện thoại. Lúc này Mai mới có ý kiến: “Chẳng phải nói là chơi một tiếng thôi sao? Hơn nữa còn ngoại lệ cho con chơi thêm mười phút rồi không phải sao?”.

Dưới sự yêu cầu quyết liệt của Mai, con trai đành giao nộp điện thoại và bắt đầu giận dỗi, nói mẹ mình là người mẹ xấu xa nhất trên đời, rồi tự nhốt mình ở trong phòng không chịu ra. Mai rất tức giận: “Con giận dỗi cái gì? Tự con nói là chơi một tiếng, không giữ quy tắc, đã cho con chơi thêm mười phút rồi, con có tư cách gì mà giận hả?”.

Mai nói với tôi là cô ấy rất muốn mở cửa lôi con trai ra đánh một trận. Tôi hỏi Mai: “Cô đã lấy lại điện thoại rồi, quy tắc do cô quy định cũng được chấp hành rồi, nó không chơi nữa, cô cũng đạt được mục đích rồi, vậy thì cô tức giận cái gì hả?”.

Mai nói: “Cô phải nhìn con trai tôi thì cô mới hiểu, cái bộ dạng khó chịu của nó thật không chịu nổi…”.

Tôi nói: “Cô đang mong chờ điều gì hả? Mong chờ nó tự giác, tự nguyện, vui vẻ, tích cực dừng việc chơi game, giao nộp điện thoại cho cô một cách hài lòng và biết ơn sao?”.

Mai giải thích rằng: “Nhưng ít ra thái độ phải tốt một chút chứ”.

Tôi nói tiếp: “Vậy là cô không chỉ muốn con trai cô thực hiện đúng quy tắc, mà còn mong chờ nó tuân thủ quy tắc này với một thái độ tốt?”.

Phối hợp thực hiện quy tắc vốn dĩ không phải là một chuyện khiến người ta vui vẻ

Việc thực hiện quy tắc, trừ phi quy tắc đó có lợi cho bản thân mình, nếu không sẽ rất ít người có thể có tính tự giác cao đến nổi dùng thái độ tốt để phối hợp thực hiện.

Ví dụ như chuyện đèn xanh đèn đỏ. Khi bạn đang vội mà gặp phải đèn đỏ, bạn sẽ oán trách, bạn sẽ nói rằng tại sao lại xui xẻo như vậy, sao giao thông lại tệ hại như vậy, quy hoạch thành phố quá kém, thậm chí là còn kèm theo rất nhiều lời thô tục khác. Nhưng bạn vẫn phải phối hợp chấp hành quy định này, đạp phanh xe, ngoan ngoãn dừng trước đèn đỏ.

Cho dù bạn không hài lòng đi nữa, quy định được chấp hành thì xem như hoàn thành nghĩa vụ. Yêu cầu người khác phải vui vẻ chấp hành những quy định bất lợi với họ, thì hơi khắt khe quá rồi đó.

Tôi nói: “Hình như cô không thể nào chấp nhận việc con trai cô giận đúng không? Nó có thể có cảm nhận và cảm xúc riêng của mình không? Cô tức giận là vì cảm thấy áy náy đối với việc khiến con trai mình giận. Cô cảm thấy mình cưỡng chế lấy lại điện thoại đã làm tổn thương con mình. Thái độ của con trai cô cũng thể hiện rất rõ ràng là nó rất tổn thương, mà con trai cô tổn thương, lại tạo thành sự áy náy trong lòng cô. Cô cho rằng con trai mình nói đúng, cô cảm thấy mình là một người mẹ xấu xa, là người tồi tệ nhất trên đời”.

                                             Ảnh: Shutterstock

Không cách nào tiêu hóa được cảm giác thất bại, cuối cùng biến nó thành cảm xúc tức giận

Mai tức giận, nhưng cô ấy lại không phát hiện ra trong lòng mình đang có những diễn biến như thế này:

“Mẹ không muốn nhìn thấy con tức giận, mẹ không muốn làm con bị tổn thương, khiến con bực tức, nhưng mẹ lại không có năng lực đó, cho dù mẹ có làm gì, cũng đều khiến con có hiểu lầm với mẹ, mẹ thật sự cảm thấy mình rất thất bại”.

Mai không tiêu hóa được cảm giác áy náy và thất bại, nên đã diễn đạt nó dưới một hình thức tức giận.Cảm thấy phải chấp hành quy tắc, lại sợ làm con bị tổn thương, cuối cùng chỉ có thể nổi nóng.

Thật ra các nhân tố tâm lý đằng sau là:

Mai muốn chịu trách nhiệm về cảm xúc của con, chịu trách nhiệm về sự tổn thương của con, chịu trách nhiệm về cơn giận của con.

Cô ấy không biết làm sao để an ủi cảm xúc khó chịu của con trai, cho rằng con trai vì mình nên mới bị tổn thương, cuối cùng cô ấy chỉ có thể giận chính mình, sau đó càng nói càng lớn tiếng.

Theo Cmoney/Châu Yến biên dịch