Trang chủ Giải trí Người ở tầng thứ cao thường có 7 đặc điểm này

Người ở tầng thứ cao thường có 7 đặc điểm này

0
392
Người tầng thứ thấp thì khiến người khác cảm thấy như hóc xương trong cổ họng, còn người có tầng thứ cao thì khiến người khác cảm thấy như ngụp lặn trong làn gió xuân.
Người tầng thứ cao thường có 7 đặc trưng này
 

Một người có tầng thứ cao hay thấp hoàn toàn không liên quan đến trình độ học vấn, tài sản và địa vị xã hội của họ, mà chỉ liên quan đến tầm nhìn, tu dưỡng và nhân cách của họ mà thôi.

Một người có tầng thứ cao thường có 7 đặc điểm sau:

Thành tựu lẫn nhau

Mặc Tử nói: “Tương thân tương ái rộng khắp, bạn bè giúp ích làm lợi ích lẫn nhau”.

Một người có tầng thứ thấp đa phần chỉ chăm chú vào lợi ích trước mắt, so đo tính toán đối với những gì mình bỏ công sức ra, xem có được gì không, thu lợi gì không, có tương xứng với công sức bỏ ra không. Thế nên con đường họ đi càng ngày càng chật hẹp.

Ngược lại, thành tựu người khác lại là tâm thái, cảnh giới và nhân cách của một người có tầng thứ cao. Trong cuộc đời chúng ta, ngoài việc “thắng người khác, hơn người khác”, “áp đảo người khác”, “vượt trội hơn người khác” ra thì thực tế còn có thể “thành tựu người khác”.

Con người là quần thể tương trợ hỗ trợ lẫn nhau, cũng chỉ có “thành tựu lẫn nhau” mới có thể có được biển rộng trời cao.

Thích đọc sách

Tương lai của một người sẽ trở thành như thế nào thì yếu tố then chốt là trong đầu họ chứa đựng những gì.

Có một người thỉnh giáo một đại sư, đại sư chỉ nói một câu: “Vấn đề của anh là ở chỗ đọc sách quá ít và nghĩ ngợi quá nhiều”.

“Lòng có thi thư khí chất tự hào hoa”, một người thích đọc sách thì khí chất tự nhiên sẽ xuất chúng.

Hoàn Sơn Cốc – một đại sư thư pháp, văn học và chính trị đời Bắc Tống có nói: “Người không đọc sách thì trần tục sinh ra, soi gương thì thấy diện mục đáng ghét, nói chuyện với người thì ngôn ngữ vô vị”.

Một nhà văn lớn có nói: ‘đọc sách và không đọc sách là 2 loại cuộc đời khác biệt’.

Khoan dung độ lượng

Trong truyện ngụ ngôn Ê-dốp có viết, khi Prometheus phụng mệnh Thần Zeus tạo ra con người, ông đã cố ý treo trên mỗi người 2 cái túi: Cái túi phía trước ngực đựng khuyết điểm của người khác, cái túi ở sau lưng đựng khuyết điểm của mình.

Người tầng thứ thấp thì mãi mãi chỉ thấy được cái túi treo trước ngực. Muốn thấy được cái túi phía sau, duy chỉ có nâng cao tầng thứ của mình. Người chỉ thấy khuyết điểm của người khác thì trong lòng đầy khắt khe bạc bẽo. Chỉ có người nào nhìn thấy khuyết điểm của mình thì mới có thể hiểu được thế nào là khoan dung.

Điều mà người quân tử thực sự chú ý quan tâm đến là bản thân mình trong quá trình làm việc nào đó có đạt được sự trưởng thành hay không mà thôi.

Giữ được bản ngã

Chỉ khi một người giữ được bản ngã, không hùa theo trào lưu thì làm việc mới không phân tâm và càng chuyên tâm vào công việc hơn.

Mỗi người đến với thế giới này đều có vị trí thích hợp nhất của mình, mà vị trí này từ khi họ chào đời đã được sắp đặt sẵn sàng, chỉ đợi họ đến nhận lấy và ngồi vào.

Mỗi con người đều là độc nhất vô nhị, thiên phú của họ đều độc đáo, vị trí của họ cũng nhất định độc đáo như thế.

Tiến thoái có chừng mực

Người có tầng thứ cao hiểu được giữ chừng mực. Chừng mực ở đây không phải là xa cách, cũng không phải là ngạo mạn, mà là đứng ở góc độ cao hơn, nhận thức rõ vị trí của mình, sau đó thực hiện những hành động thích hợp.

Biết rõ người ta cũng không cần nói ra hết, nói hết thì sẽ không có bạn bè. Trách người ta cũng không cần quá hà khắc, kể hết lỗi, hà khắc kể hết lỗi thì mọi người sẽ rời xa. Kính trọng người ta cũng không cần hạ thấp mình hết cỡ, hạ thấp mình hết cỡ thì mất đi cốt cách. Nhường nhịn người ta cũng không cần lùi hết cỡ, lùi hết cỡ thì cũng hết đường.

Mức độ nắm bắt chừng mực của một người sẽ thể hiện ra tầng thứ cao thấp của người đó. Người tầng thứ thấp thì khiến người khác cảm thấy như hóc xương trong cổ họng, còn người có tầng thứ cao thì khiến người khác cảm thấy như ngụp lặn trong làn gió xuân.

Ảnh: Pixabay

Trân quý cuộc sống

Nhà văn Pháp đoạt giải Nobel văn học là Romain Rolland có câu nói kinh điển: “Trên thế giới chỉ có một chủ nghĩa anh hùng chân chính, đó chính là sau khi nhận thức chân tướng cuộc sống vẫn yêu cuộc sống nồng nàn”.

Cô vợ lái xe không cẩn thận đâm vào trụ cứu hỏa bên đường khiến xe lật, hai vợ chồng bị thương nhẹ.

Thông thường như thế này thì người chồng sẽ trách mắng vợ lái xe không cẩn thận, dẫn đến cãi nhau. Nhưng thật bất ngờ, sau khi thấy thương tích không đáng kể gì mấy, hai vợ chồng cười vui vẻ và… chụp selfie.

Đối với người chồng mà nói, mỗi sự kiện mà anh và vợ trải qua đều đáng kỷ niệm.

Đúng vậy, chỉ cần người vẫn còn thì việc gì cũng có khả năng giải quyết được.

Cuộc sống không thể qua loa cẩu thả

Ở một nơi nọ có một cửa hiệu nhỏ vừa khai trương. Trước đó, các cửa hiệu mở ra ở đây một thời gian ngắn đều phải đóng cửa.

Chủ cửa hiệu nhỏ này là một đôi vợ chồng trẻ. Họ chỉ dán một tờ giấy đỏ lên trên cửa, trên đó viết tên cửa hiệu, bán bánh bao.

Một chiếc nồi điện một ngày hấp cũng chẳng được bao nhiêu bánh. Hàng xóm thấy thế đều cảm thấy buồn cho họ, thế này thì sống thế nào được?

Nhưng thật không ngờ, đã mấy tháng trôi qua, người đến mua càng ngày càng nhiều. Cuối cùng tờ giấy đỏ đó lại viết thêm mấy chữ, còn bán bánh hấp, bánh nhân đường và bánh bông lan.

Lại mấy tháng nữa trôi qua, lại dán thêm một tờ giấy đỏ, trên đó viết có bán ngô luộc, rồi trứng muối và dưa muối.

Lại mấy tháng nữa qua đi, người chồng vừa đẩy chiếc xe vừa gõ leng keng, đẩy xe lên phố bán.

Đôi vợ chồng trẻ này như ngọn cỏ run rẩy sau cơn mưa, nhưng trong mắt họ đâu có cảnh tuyệt vọng nào?

Trong từng ngóc ngách cuộc sống, chúng ta vẫn thấy có những người tự ruồng bỏ mình, cũng thấy có những sức sống mãi mãi không buông bỏ.

Khác biệt là ở chỗ chúng ta muốn học tập bên nào mà thôi.

Theo Vision Times
Thanh Bình biên dịch