Trang chủ Giải trí Vì sao tiền xu cổ lại là ngoài tròn trong vuông?

Vì sao tiền xu cổ lại là ngoài tròn trong vuông?

0
596
Cân cổ xưa của Trung Quốc là cân mười sáu lượng, dùng mười sáu ngôi sao để làm dấu, sáu lượng đầu tiên là sáu ngôi sao Nam Đẩu, bảy lượng tiếp theo là bảy ngôi sao Bắc Đẩu, ba lượng cuối cùng là ba ngôi sao Phúc, Lộc, Thọ. Ý nghĩa của nó là: Nam Đẩu quyết định sự sống; Bắc Đẩu quyết định cái chết; Phúc Lộc Thọ quyết được phúc khí, giàu có và thọ mệnh của thương nhân…
Ảnh: Freepik

Tiền xu thời xưa, ngoài tròn trong vuông. Hình tròn tượng trưng cho trời, cũng tượng trưng trí tuệ bẩm sinh – là căn bản của kinh doanh; hình vuông tượng trưng cho đất, cũng tượng trưng cho tu dưỡng cá nhân – dùng thành tín để làm người. Khi tiền xu lưu thông giao dịch trên thị trường, việc quan trọng là không được để nó mất đi biểu tượng của sự lâu dài – tiền xu được sử dụng lâu dài sẽ không mất đi biểu tượng của đạo nghĩa, vì vậy nó mới có thể vận hành bền vững.

“Tiền” cũng có nét nghĩa là suối, sau khi đã có đầy đủ trí tuệ và sự tu dưỡng cần thiết, thì khi làm ăn kinh doanh “tiền” sẽ đổ về ào ạt như nước suối.

Dùng đức kinh doanh, bố thí bằng thể diện

Thương nhân Kiều Trí Dong của nhà Thanh là một người có thể dùng đức để làm ăn kinh doanh. Vào thời kỳ thiên hạ thái bình, ông gom vốn đi phương nam buôn trà, ông muốn khôi phục lại truyền thống trà đạo đã bị đứt đoạn, việc làm ăn này có rủi ro rất cao.

Kiều Trí Dong đưa người đến phương Nam vận chuyển trà về, rồi mang trà đi giao cho những người góp vốn. Ông chủ tiệm trà nói: “Để tôi cân lá trà này xem có đủ trọng lượng hay không”. Người làm của ông chủ tiệm trà cân xong vui mừng nói: “Ông chủ, mỗi gói là một cân hai lượng”. Thì ra Kiều Trí Dong đã chủ ý cho thêm hai lượng trà vào trong mỗi cân trà. Ông chủ tiệm trà nghe nói vậy rất vui mừng: “Mau, mau đóng gói lại hết, mỗi gói thành một cân!”.

Một ông chủ khác ở tiệm bên cạnh nói: “Thôi rồi! sau này việc buôn trà này toàn bộ đều là của Kiều Trí Dong hết rồi!”…

Có một năm xảy ra nạn đói, rất nhiều người không có cơm để ăn, đành phải đi xin ăn hoặc là chấp nhận bố thí, người nghèo đi xin ăn thì không sao cả. Nhưng những người có một chút trí thức, một chút thân phận mà đi xin ăn thì sẽ cảm thấy rất mất mặt. Kiều Trí Dong nghĩ đến những điều này, nên đã dùng cách thức xây nhà để cứu tế mọi người, bê một miếng gạch là kiếm được miếng cơm để ăn, chứ không phải là xin ăn, do vì giúp đỡ làm việc cho nên được miếng cơm để ăn, Kiều Trí Dong làm như vậy để giữ lại thể diện cho người khác, thật là quá lương thiện!

Ảnh: Freepik

Không gian trá thì không phải thương nhân?

Cân cổ xưa của Trung Quốc là cân mười sáu lượng, dùng mười sáu ngôi sao để làm dấu, sáu lượng đầu tiên là sáu ngôi sao Nam Đẩu, bảy lượng tiếp theo là bảy ngôi sao Bắc Đẩu, ba lượng cuối cùng là ba ngôi sao Phúc, Lộc, Thọ. Ý nghĩa của nó là: Nam Đẩu quyết định sự sống; Bắc Đẩu quyết định cái chết; Phúc Lộc Thọ quyết được phúc khí, giàu có và thọ mệnh của thương nhân.

Cũng có nghĩa là cái cân liên quan đến sống chết, vị thần quản lý ba ngôi sao Phúc, Lộc, Thọ sẽ giám sát hành vi của thương nhân. Nếu như thương nhân cân thiếu một lượng cho người ta, thần tiên sẽ xóa bỏ phúc khí của họ; cân thiếu hai lượng cho người ta thì sẽ bị giảm bớt lộc; cân thiếu ba lượng thì bị giảm thọ. Vì vậy người xưa khi cân hàng hóa cho khách luôn cân thừa một chút cho khách, để khách hàng được lợi.

Trong văn hóa thời nay có một câu nói gọi là “Vô gian bất thương”. (Không gian trá thì không phải thương nhân), dường như tất cả thương nhân đều phải “gian trá” thì mới tồn tại được. Đây là một câu nói hiện đại biến thể từ thành ngữ “Vô tiêm bất thương”, ngày xưa không phải là chữ “gian” này, mà là sử dụng chữ “tiêm” của từ “mạo tiêm”, nghĩa là nhô cao lên thành hình chóp. Vì vậy câu này vốn dĩ không phải là “Vô gian bất thương” là phải là “Vô tiêm bất thương”.

Thời nay có một số cửa hàng, văn phòng đều thờ cúng thần tài võ Quan Công hoặc là thần tài văn Triệu Công Minh. Thần tài văn Triệu Công Minh lúc đầu là buôn bán lương thực, ngày xưa những người buôn bán lương thực đều là dùng cái đấu và cái thăng để cân đo đong đếm, cái đấu là dụng cụ đựng đồ hình nón, cái thăng là dụng cụ đựng đồ hình trụ.

Vào thời xưa khi người ta trao đổi lương thực với nhau thường dùng đấu hoặc thăng để đong, sau khi đựng đầy thì dùng que tre quẹt qua một cái, số lương thực bằng với miệng đấu hoặc thăng là được, không nhiều không ít, nếu không có que tre thì dùng lòng bàn tay quẹt qua một cái là được. Có một số người rất gian lận, khi đặt lòng bàn tay xuống sẽ dùng sức nhấn xuống, như vậy số lượng sẽ ít đi một chút. Những người tốt bụng, rộng lượng thì khi đặt tay xuống sẽ cong mu bàn tay lên một chút, và lòng bàn tay ấn nhẹ một chút thì phần bị nhô ra sẽ cao lên một chút, số lượng đong cho khách sẽ vì vậy nhiều hơn một chút. Khi Triệu Công Minh bán lương thực lần nào cũng để nhô lên, đây chính là ý nghĩa của câu “Vô tiêm bất thương”, nghĩa là không bán thừa thì không phải thương nhân, đạo lý cao đẹp này hoàn toàn trái ngược với câu “Vô gian bất thương” của thời nay. Những thương nhân bán thừa cho khách là thương nhân tốt, nhân hậu và trung thực.

“Vô tiêm bất thương” hiểu đơn giản là thương nhân bán thừa cho khách, không để khách bị thiệt. Thương nhân tạo được danh tiếng tốt thì việc làm ăn cũng tự nhiên trở nên phát đạt hơn. Ngoài bán gạo ra, giới buôn bán vải cũng có câu nói là “Túc xích phóng tam” tức là khi đo đến thước cuối cùng sẽ đo nới ra thêm ba thốn. Ngoài ra thời xưa mua dầu, mua dấm, khi đã đong xong rồi người bán sẽ đổ thêm một ít cho người mua.

Vì vậy, “Vô tiêm bất thương” là hành vi nhượng lợi, là nguyên tắc vàng mà thương nhân thời xưa luôn tuân thủ khi giao dịch mua bán, và cũng là bí quyết thành công của thương nhân.

Trời sinh ta ắt có lúc dùng, nghìn vàng tiêu sạch rồi lại có

Phạm Lãi của nước Việt trong thời kỳ Xuân Thu chiến quốc, hiệu là Đào Chu Công, là mưu sĩ của Việt Vương Câu Tiễn. Tác phẩm Thương Huấn” của Phạm Lãi còn gọi là “Đào Chu Công Thương Kinh”, là cuốn kinh sách giảng về đạo lý buôn bán của Trung Quốc thời xưa, người đời sau tôn ông làm Tổ thương, vị thần kinh doanh. Ông bỏ ra thời gian hơn hai mươi năm để phò tá Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, sau khi thành công, Phạm Lãi không cần bất cứ ban thưởng nào, ông lặng lẽ hai bàn tay trắng ra đi – di cư đến nước Tề.

Tại nước Tề, Phạm Lãi lại hai bàn tay trắng tạo dựng sự nghiệp bằng nghề buôn bán kinh doanh. Vì việc kinh doanh tiến triển quá tốt, nên Phạm Lãi được Tề Vương chiêu dụng làm thừa tướng. Nhưng sau khi Phạm Lãi đem phân phát hết toàn bộ gia tài của mình cho chúng dân, ông cũng bèn trả lại ấn thừa tướng cho Tề vương rồi lại hai bàn tay trắng ra đi, chuyển nhà đến Đào Địa. Tại nơi này, Phạm Lãi lại một lần nữa bắt đầu kinh doanh từ con số 0, trong thời gian 19 năm, ông ba lần tích góp được ngàn vàng, rồi lại ba lần phân phát hết toàn bộ tài sản của mình cho dân chúng.

Thơ Lý Bạch viết: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tận hoàn phục lai”  chính là nói về câu chuyện của Phạm Lãi. Nhưng trong mắt Phạm Lãi, quan cao bổng lộc, gia tài giàu có đều là vật ngoài thân có thể vứt bỏ bất cứ lúc nào, có cho đi thì mới có nhận lại.

Thương gia đứng đầu Hàn Quốc ở thế kỷ 19 Im-Sang-Ok, sinh thời không để lại bất cứ tài sản gì, toàn bộ tài sản của ông đều đem quyên tặng cho đất nước. Các tỷ phú và triệu phú của phương Tây phần lớn đều là các nhà từ thiện, số tiền họ kiếm được đều trích một phần để quyên tặng cho những người cần giúp đỡ.

Thật ra, sự giàu có chuyển động giống như nước suối, cho dù không bằng hình thức tiền bạc thì cũng sẽ biến thành những phúc báo khác đến với bạn, đã là của bạn thì không thể mất đi đâu được.

Có một lần, Phạm Lãi gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn kinh doanh, đã vay mười vạn tiền của một phú hộ. Một năm sau, phú hộ mang theo giấy nợ lên đường đi đòi nợ, nhưng không cẩn thận làm rơi túi xuống sông, giấy nợ và lộ phí đều bị mất hết, vì thế đã chạy đến chỗ Phạm Lãi. Tuy là không có giấy nợ, nhưng Phạm Lãi vẫn trả cho phú hộ cả vốn lẫn lãi, ngoài ra còn tặng thêm lộ phí cho ông. Tiếng tăm của Phạm Lãi lưu truyền khắp thiên hạ. Sau này trong việc kinh doanh, các phú hộ đều chủ động mang tiền đến nhà, giúp đỡ và phối hợp cùng Phạm Lãi mở mang tài chính.

Phạm Lãi làm ăn kinh doanh cực kỳ chú trọng đạo đức và đạo nghĩa, trong suốt 19 năm ông liên tục mang tiền của đi phân phát cho người nghèo và những họ hàng xa của mình, ông không bao giờ bị phiền não vì tiền bạc.

Con người hào phóng, gặp chuyện chính nghĩa chắc chắn phải làm

Thương nhân Ngô Bằng Tường trong thời vua Càn Long là người của huyện Hưu Ninh, thường xuyên làm ăn tại Hán Dương. Có một năm, Ngô Bằng Tường kinh doanh hồ tiêu, sau khi ký xong hợp đồng đã mua 800 hộc hồ tiêu. “Hộc” là đơn vị đo lường của Trung Quốc thời xưa – 800 hộc tương đương với khoảng 8.000kg.

Không lâu sau, sau khi nhận được hàng, người làm của Ngô Bằng Tường phát hiện ra số hồ tiêu này có độc. Tin  này nhanh chóng truyền đến tai của người mua, người mua yêu cầu Ngô Bằng Tường trả hàng cho người bán, và chấm dứt hợp đồng, đồng thời lấy lại tiền hàng.

Ngô Bằng Tường từ chối yêu cầu của người mua, không những không trả lại hàng để lấy lại tiền, ngược lại còn đốt hết toàn bộ tiêu có độc, chịu tổn thất rất lớn. Có người hỏi nguyên nhân của hành động này là gì, ông nói, nếu như người bán lấy lại số tiêu đó, nhất định sẽ chuyển bán cho người khác lần nữa, như vậy sẽ làm hại rất nhiều người, tiêu hủy tất cả số tiêu độc này thì sẽ có thể tránh phát sinh sự kiện trúng độc quy mô lớn.

Ảnh: Freepik

Từ năm Càn Long thứ 48 đến 49, Hồ Bắc bị hạn hán, giá gạo tăng cao ngất ngưởng. Đúng lúc Ngô Bằng Tường vừa từ Tứ Xuyên vận chuyển về mấy vạn thạch gạo, nhưng ông không nhân cơ hội để tăng giá gạo, mà trái lại còn bán gạo với giá thấp hơn, giúp đỡ bá tánh địa phương vượt qua khó khăn.

Có lẽ ông chính là người quân tử theo khái niệm của Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Quân tử khứ nhân, ác hô thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tạo thứ tất vu thị, điên phái tất vu thị”.

Cũng có nghĩa là, nếu như quân tử rời khỏi nhân đức thì làm sao còn gọi là quân tử chứ? Quân tử không bao giờ được làm trái nhân đức, cho dù là trong thời khắc cấp bách nhất cũng phải dựa theo nhân đức mà hành xử, trong hoàn cảnh bôn ba khó khăn thì vẫn phải như vậy.

Người xưa nói: “Quân tử thích tiền của có được bằng việc làm chân chính”. Bất luận là làm chuyện gì cũng không thể làm trái nguyên tắc và đạo nghĩa, đây là chuẩn mực làm người cơ bản.

Nhìn lại thực trạng rối loạn của xã hội ngày nay, con người vì tiền mà có thể làm mọi việc xấu xa trên đời, chỉ vì một chút lợi ích nhỏ bé mà có thể không từ thủ đoạn, lừa đảo bắt cóc, thậm chí là phóng hỏa giết người, điều này hoàn toàn trái ngược với chuẩn mực đạo đức và văn hóa truyền thống của người Trung Nguyên xưa vốn được coi trọng và gìn giữ trong suốt mấy ngàn năm qua.

Theo Vision Times/Châu Yến biên dịch