Trang chủ Giải trí 5 điều nhất định phải biết khi đến tuổi 50

5 điều nhất định phải biết khi đến tuổi 50

0
425
Khổng Tử nói: “Tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận”. Ý tứ là: bốn mươi tuổi không còn bị những sự vật của thế giới bên ngoài mê hoặc nữa; năm mươi tuổi thì biết rõ ý trời, biết thuận theo tự nhiên mà làm; sáu mươi tuổi thì nghe cái gì cũng thuận tai, không còn chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh tác động.
Ảnh: shutterstock
Khi con người bước sang tuổi năm mươi, chính là bước vào những tháng năm “biết Thiên mệnh”, nghĩa là thuận theo tự nhiên mà làm, chuyện gì cũng tùy ý mà làm, không còn toan tính được hay mất nữa, bớt một chút tranh chấp, thêm một chút phóng khoáng.

50 tuổi là quá trình dựa vào cái trên để gợi ý cái dưới

Ở độ tuổi này thật ra chính là quá trình “dựa vào cái trên gợi ý cái dưới”.

Dựa vào cái trên chính là tiến hành tổng kết và khái quát về nửa đời trước của mình, từ đó giúp mình có thể sống tốt hơn trong nửa đời còn lại.

Còn gợi ý cái dưới tức là có dự tính trước cho nửa đời còn lại của mình, có sự chuẩn bị từ trước.

Có thể nói như thế này: 50 tuổi chính là một quá trình “chuẩn bị”. Bởi vì con người thì ai cũng có ngày sẽ phải già đi, khi ngày đó đến rồi, mỗi người đều phải đối mặt với một vấn đề, đó chính là vấn đề “dưỡng lão”.

Bạn muốn sống cuộc sống tuổi già như thế nào? Sống mà phải nhìn sắc mặt của người khác, hay là muốn sống thế nào thì sống, tự do an nhàn? Thật ra quyền quyết định tất cả những chuyện này đều nằm trong tay của bạn.

Ảnh: Shutterstock

Con người bước sang tuổi năm mươi, bất luận bây giờ là nghèo khó cũng được, giàu sang cũng được, bạn cũng nên để lại 5 con đường sau này cho mình. Chỉ có như vậy, mới có thể “tiến thoái theo ý muốn”, mới có thể điều khiển cuộc sống thuộc về mình:

Tuổi 50, phân biệt rõ “ai tốt” và “ai không tốt”

Khi con người đến một độ tuổi nhất định nào đó thì cần phải có một cặp “hỏa nhãn kim tinh”, để phân biệt rõ “lòng người” và “dạ sói”, có thể nhìn thấy nhân tính và hiện thực, sau đó trong các mối quan hệ có thể biết nên từ bỏ một số người, giữ lại một số người.

Có người nói: “Không gian tâm hồn của con người rất nhỏ bé, không chứa được quá nhiều người. Cách tốt nhất chính là thà để trống còn hơn chứa bừa”.

Con người đến tuổi 50, vốn dĩ là đã bươn chải rất nhiều năm trong xã hội rồi, đã nhìn quen những sóng gió của xã hội, trải hết những thăng trầm của cuộc đời, nhận biết được sự hiểm ác của lòng người. Có kinh nghiệm sống dày dặn như vậy, thì cần phải biết cách phân biệt rõ “ai tốt” và “ai không tốt”.

Có một số người, trong lòng họ có chúng ta, vậy thì chúng ta nên giữ họ ở bên cạnh. Họ đi cùng với chúng ta một đoạn, chúng ta đi cùng họ cả đời. Đời này nắm tay nhau đi cùng, cùng nhau đối diện với gian khổ.

Có một số người, họ đến bên cạnh chúng ta chỉ là vì để lấy được “lợi ích”, chứ không có chút tình nghĩa thật lòng gì cả. Vậy thì, nên ít qua lại với những người đó, tránh để họ quấy nhiễu cuộc sống của chúng ta, mang đến “tai họa” cho cuộc sống bình yên của chúng ta.

Con người chỉ khi phân biệt rõ thiện ác của lòng người thì mới có thể chào đón cuộc sống hạnh phúc hơn.

 

Tuổi 50, sống tĩnh tâm và tu thân dưỡng tính

Có người nói: “Làm người không tĩnh, trăm sự thất bại; làm người nếu tĩnh, vạn sự thành công”.

Khi chúng ta còn trẻ, luôn tràn đầy nhiệt huyết trong lòng, ai cũng muốn thành tựu được một sự nghiệp riêng. Chính vì suy nghĩ này mà mỗi người đều cắm đầu cắm cổ làm việc, chịu cực chịu khổ, sống một cách “nóng vội”, không có thời gian để trải nghiệm cái đẹp của cuộc sống.

Mà con người khi đến tuổi 50, trạng thái cuộc sống này cũng sẽ thay đổi. Không chỉ là vì tinh thần và sức lực của bản thân không thể theo kịp, mà còn là vì bản thân cảm thấy chán ghét cuộc sống “vội vã” của trước kia, chỉ muốn sống “tĩnh tâm” một chút.

Khi con người đến một độ tuổi nhất định thì cần phải sống “tĩnh tâm”. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì “tĩnh tâm” vốn dĩ là thể hiện cho sự “tu thân” của con người.

Có câu “tĩnh bằng tu thân, kiệm bằng dưỡng đức”, muốn sống một cuộc sống tự tại, thì cần phải tĩnh tâm lại mà sống.

Một mình đọc báo, câu cá, thưởng thức trà ngon, cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống ở trạng thái yên tĩnh, đi sâu vào nuôi dưỡng tâm thái tích cực cho mình. Như vậy, tâm thái của con người sẽ trở nên thản nhiên và an nhàn, cuộc sống cũng sẽ trở nên “tự do”.

Tuổi 50, ngoài kiếm tiền ra còn phải học cách để dành tiền

So với việc kiếm tiền, thì biết cách “để dành tiền” mới là bản lĩnh để ổn định cuộc sống.

Có câu “người giàu nghĩ năm sau, người nghèo nghĩ trước mắt”.

Người càng có tầm nhìn xa thì càng có tư duy “dài lâu”. Cái mà họ nghĩ đến không phải chỉ là cuộc sống của trước mắt, mà còn là “khoảng thời gian đẹp” của cuộc đời sau này.

Con người đến tuổi 50, tại sao cần phải biết cách “để dành tiền”?

Là bởi vì áp lực cuộc sống quá lớn, nguy cơ dưỡng lão nghiêm trọng. Muốn dựa vào con cái để dưỡng lão có lẽ là điều không thể nào. Chỉ khi bản thân mình có tiền rồi, có sự tự tin rồi, thì mới có thể có cuộc sống tốt. Ngoài ra, còn có thể giúp đỡ con cháu đời sau của mình.

Nói thực tế một chút, ngày nay có rất nhiều người đã già mà vẫn phải nhìn sắc mặt của giới trẻ để làm người. Nguyên nhân là do đâu? Chính là vì không có tiền.

Có tiền đương nhiên là “có tiền có rượu có anh em”, không tiền đương nhiên là “hoạn nạn đâu thấy một ai”.

Trên đời này, có thể sẽ có lúc bạn không thể trông cậy vào ai cả, nhưng tiền thì luôn là người hầu trung thành nhất.

Tuổi 50, giảm bớt giao thiệp, giữ gìn sức khỏe

Tục ngữ nói: “Bệnh lâu ngày trước giường không có con hiếu thảo, nghèo lâu năm trong nhà không có vợ hiền thục”.

Một số người khi đã có tuổi rồi, chỉ cần ngã bệnh là sẽ có thể cảm nhận rõ ràng sự ấm áp và lạnh nhạt của tình người.

Khi còn khỏe mạnh, tất nhiên là cả nhà vui vẻ chớp mắt đã một ngày. Nhưng nếu như không có sức khỏe, chỉ có thể là “than thở” cả đời mà thôi.

 

Con người đến tuổi năm mươi, công việc đã đến thời kỳ “nút cổ chai” rồi, bất luận bây giờ đang ở vị trí nào đi nữa, cũng phải biết thỏa mãn, và chuyện không nên làm nhất chính là “giao tiếp”.

Là nhân viên văn phòng mà muốn không giao tiếp thật sự là còn khó hơn lên trời. Nhưng một khi đã có tuổi rồi, tự nhiên sẽ có một thứ quan trọng hơn “chức vị” và “mối quan hệ”, đó chính là “sức khỏe” của chính mình. Thật ra sức khỏe chính là số 1, còn tất cả những gì mà bạn đang sở hữu thật ra chính là số 0. Bất luận bạn sở hữu bao nhiêu, thậm chí là giàu có nhất một vùng, vàng đeo đầy người đi nữa, nhưng chỉ cần bạn thiếu mất số 1, vậy thì tất cả mọi thứ đó sẽ biến thành số 0.

Con người bước sang tuổi năm mươi, có thể hạn chế giao tiếp thì nên hạn chế.

Có người nói: “Có tuổi rồi, là phải đổi ly rượu mạnh thành ly giữ nhiệt rồi.”

Dù nói sao đi nữa, sức khỏe vẫn là ‘đạo lý thép’.

Tuổi 50, quy hoạch từ trước, vẽ sẵn bản thiết kế “dưỡng lão”

Ai rồi cũng có ngày đến tuổi già, nhưng không phải ai cũng có thể sống vẻ vang trong những năm “tuổi già” của cuộc đời mình.

Tại sao vậy? Đó là vì có một số người đã có sự chuẩn bị trước 10 năm, đó chính là “có chuẩn bị không sợ trở tay không kịp”. Còn một số người thì đến lúc già rồi “mất bò mới lo làm chuồng”. Vậy thì, cuộc sống của ai tốt ai không tốt, nhìn vào là biết ngay.

Khi trời đang mưa, nếu như bạn không có ô, chỉ muốn đợi người khác đến che ô cho bạn, vậy thì, bạn chỉ có thể trở thành “ướt như chuột lụt” của cuộc sống mà thôi.

Khi trong đêm tối, nếu như bạn không có ngọn đèn sáng, chỉ muốn chờ người khác đến thắp sáng đèn cho bạn, vậy thì, bạn mãi mãi chỉ có thể sống trong bóng tối mà thôi.

Theo Cmoney/Châu Yến biên dịch