Trang chủ Giải trí Nghiên cứu khoa học: Ý niệm xấu có thể tạo ra độc...

Nghiên cứu khoa học: Ý niệm xấu có thể tạo ra độc tố trong cơ thể

0
461
Nhiều người rất quan trọng giữ gìn sức khỏe thể chất, chọn các biện pháp như ăn uống lành mạnh, tập luyện điều độ, tránh xa thói quen xấu… Tất nhiên điều này rất tốt, tuy nhiên có thể bạn chưa chú trọng một phương diện khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người: Đó chính là tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra những suy nghĩ không tốt có thể kích thích cơ thể sản sinh một loại độc tố.
suy nghĩ xấu gây ra độc tố
Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tâm trạng không tốt sinh ra độc tố

Một tạp chí ở Mỹ từng công bố bài nghiên cứu với tựa đề “Tâm trạng không tốt sinh ra độc tố”. Nghiên cứu chỉ rõ: Những suy nghĩ xấu xa của con người có thể gây ra những thay đổi sinh lý trong các chất hóa học và tạo ra một loại độc tố trong máu.

Thí nghiệm cho thấy, khi người ta ở trong trạng thái tinh thần bình thường nếu họ thở vào cốc đá thì sẽ có một vật chất trong suốt bám trên bề mặt. Tuy nhiên lúc mang theo các cảm xúc tiêu cực như oán hận, giận dữ, ghen tuông… thì vật chất ngưng tụ lại có màu sắc khác. Thông qua phân tích, các nhà khoa học phát hiện suy nghĩ tiêu cực của con người có thể sinh ra độc tố.

độc tố
Ảnh minh họa: Pexels.

Một nghiên cứu chung do Đại học Cardiff (Anh) và Đại học Texas (Mỹ) thực hiện cho thấy “Ác hữu ác báo” (gieo gió gặt bão) là có cơ sở khoa học.

Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù các thiếu niên phạm tội có thân thể cường tráng hơn những bạn cùng trang lứa tuân thủ luật pháp nhưng sau khi bước vào tuổi trung niên, tình trạng sức khỏe của họ (các thiếu niên từng phạm tội) lại suy giảm nhanh chóng, có nguy cơ nhập viện và bị tàn phế cao gấp nhiều lần người bình thường. Điều này có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt và trạng thái tâm lý của họ.

Từ năm 1958, tiến sĩ Williams, chuyên gia tim mạch nổi tiếng người Mỹ, đã bắt đầu cuộc nghiên cứu theo dõi 500 sinh viên đại học y khoa. Sau 25 năm, ông phát hiện trong số đó, những người có thái độ “thù địch” mạnh mẽ với người khác hoặc quá u sầu có tỷ lệ tử vong là 96%. Nhóm người này mắc bệnh tim cũng cao gấp 5 lần những người khác.

Làm việc tốt nhận phúc báo là có cơ sở khoa học

Stephen Post, cựu giáo sư Đạo đức sinh học tại Đại học Case Western Reserve và hiện là giáo sư tại Đại học Y khoa Stony Brook, cùng tiểu thuyết gia Jill Neimark đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa “Cho đi” và “Nhận lại” dưới góc độ khoa học và y học hiện đại.

Cả hai đã kết hợp và xuất bản cuốn sách “Why Good Things Happen to Good People” (Tạm dịch: Vì sao những điều tốt đẹp đến với người tốt?). Post nói rằng có tới 500 nghiên cứu khoa học chuyên sâu chứng minh sức mạnh tuyệt vời của việc trao đi yêu thương vị tha.

very good
Bìa sách Why Good Things Happen to Good People (ảnh chụp màn hình: Penguin random house).

Một số điểm nổi bật của cuốn sách bao gồm:

  • Nếu một người ghi nhật ký về những điều mình thấy biết ơn trong ngày, thì chỉ sau một vài tuần (dù với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn) họ sẽ thấy lạc quan hơn, ngủ sâu hơn, cảm thấy gần gũi với người khác và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
  • Những thanh thiếu niên chăm sóc người khác (nói chung) có thể đạt được địa vị xã hội cao hơn, có cuộc sống gia đình hạnh phúc sau này.
  • Theo một nghiên cứu năm 2003 tại Viện Lão khoa thuộc Đại học Michigan, tha thứ cho người khác có liên quan đến hạnh phúc. Tha thứ có thể chống trầm cảm, cải thiện tâm trạng và giảm cơn giận. Nó cũng làm giảm các hormone gây căng thẳng và cải thiện lưu lượng máu tim ở bệnh nhân tim.
  • Sự hài hước và tiếng cười khiến cơ thể tiết ra các hóa chất tự nhiên dễ chịu như dopamine và endorphin và làm giảm hormone căng thẳng cortisol.
  • Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy lòng thương cảm làm giảm đáng kể mức độ căng thẳng và trầm cảm.
  • Nghiên cứu năm 2005 trên 147 cặp vợ chồng đã kết hôn hơn 20 năm, các nhà khoa học nhận thấy sự thủy chung cả đời là yếu tố chính của cuộc hôn nhân hạnh phúc, dẫn đến sự khỏe mạnh cho các cặp đôi.

Sau khi tổng hợp hơn 100 kết quả nghiên cứu của hơn 40 trường đại học lớn của Mỹ, và kết hợp theo dõi dữ liệu trong các báo cáo thí nghiệm, Post và Jill đã đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên: Giữa ‘cho đi’ và ‘hồi báo’ có một mối quan hệ hoán đổi kỳ diệu. Nghĩa là khi một người “cho đi” thì sự “hồi báo” sẽ quay về với anh ấy thông qua nhiều hình thức khác nhau, chỉ là đa số các trường hợp họ không nhận ra điều này.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra một hiện tượng trong lĩnh vực hóa học thần kinh: Khi con người ôm giữ thiện niệm, suy nghĩ tích cực, tư tưởng ngay chính, cơ thể sẽ tiết ra chất dẫn truyền thần kinh giúp các tế bào khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch cũng hoạt động tốt khiến con người ít mắc bệnh hơn. Trái lại, khi ôm giữ ác ý hoặc tiêu cực, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, chu trình lành mạnh trong cơ thể cũng sẽ bị gián đoạn.

Đại học Harvard đã tiến hành một thí nghiệm. Trong đó các sinh viên xem một bộ phim ghi lại câu chuyện người phụ nữ Mỹ cả đời giúp đỡ người nghèo và người tàn tật ở Calcutta. Sau đó, họ phân tích nước bọt của các sinh viên và phát hiện lượng immunoglobulin A (một kháng thể đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch) đã tăng lên so với trước khi xem phim.

Có thể thấy, điều mà các Thánh nhân, Thánh y thời xưa khi đặt nền móng cho y học, dù là Đông y hay Tây y đều đã căn dặn hậu thế: Dưỡng sinh không bằng dưỡng tính, quay về cái gốc làm người nhân đức quả là có đạo lý trong đó.


Ngọc Mai (tổng hợp)