Trang chủ Giải trí Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, nhìn thấu điều này...

Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, nhìn thấu điều này thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng

0
702
Người ta thường nói: “Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, vô duyên không thể tụ, không nợ chẳng đến đòi”. Gia đình là kết hợp của các mối quan hệ nhân duyên giữa vợ chồng con cái. Khi bạn cảm thấy lo lắng về các mối quan hệ này, bạn có nghĩ điều này là do duyên nghiệp?… 
Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, nhìn rõ điều này thì cuộc sống của bạn sẽ rất nhẹ nhàng
Ảnh: Dragon Pan / Unsplash.

Lữ Cẩn thời nhà Minh có ghi lại một câu chuyện trong cuốn ‘Canh tị biên’ như sau: Thôn Lục Mộ, Trường Châu có một người tên là Đới Khách, làm nghề buôn bán đồ gốm, thu nhập không tệ, có thể nói là ăn nên làm ra. Ông chỉ có một cậu con trai nên rất cưng chiều, sống phóng túng, thích làm gì thì làm, cha mẹ chỉ biết gắng sức giúp con thỏa mãn.

Không ngờ, năm 16 tuổi, con trai ông mắc bệnh hiểm nghèo, Đới gia đã đi mời thầy thuốc các nơi đến chữa trị, không chỉ vậy hai vợ chồng còn ngày đêm cầu Trời khấn Phật cho con khỏi bệnh nhưng mọi nỗ lực đều không có tác dụng. Cậu nằm trên giường bệnh nửa năm rồi qua đời. Vợ chồng Đới Khách vô cùng đau lòng, họ đã quyết định đóng quan tài dày hơn cho cậu con trai khi chôn cất, lại mời hòa thượng và đạo sĩ ngày đêm tụng kinh siêu độ. Tài sản tích trữ trong nhà đều đã đem ra sử dụng hết. Tuy vậy, họ vẫn không nguôi tưởng nhớ đến cậu con trai, cả hai vợ chồng sầu não khóc thút thít suốt ngày đêm.

Ngày nọ, một bà lão đi thuyền đến thôn Lục Mộ, chứng kiến sự bi thương của vợ chồng Đới Khách, bà lão liền khuyên nhủ: “Sống chết ở đời là lẽ thường tình, làm sao phải bi thương như thế. Nhìn thấy các ngươi yêu thương con như vậy, tình thâm khó cắt, ta nghĩ cách để các ngươi gặp mặt, các ngươi thấy thế nào?” Vợ chồng Đới Khách nghe xong liền lau nước mắt rồi nói: “Con trai chúng tôi đã qua đời lâu như vậy rồi, âm dương cách biệt, làm sao có thể nhìn thấy đây? Nếu lão bà đã nói như vậy, thì thực lòng cảm tạ lắm”.

Bà lão nói với họ: “Đây là một việc rất dễ dàng”. Hai vợ chồng Đới Khách vô cùng vui mừng. Bà lão lại nói: “Ta sẽ dẫn hai người đến một nơi, tự nhiên sẽ gặp được con trai. Nhưng không thể đi cả hai người, chỉ một người thôi”. Đới Khách vô cùng vui mừng, lập tức để vợ xuống thuyền đi cùng bà lão. Bà lão cảnh cáo Đới Khách là phải nhắm mắt lại, không được nhìn trộm.

Sau khi xuống thuyền, mái chèo đạp nước phi như bay, chỉ trong khoảng nửa thời gian ăn bữa cơm, đã đưa vợ Đới Khách đến một khu chợ đông đúc sôi động. Hai người xuống thuyền, từ xa vợ của Đới Khách đã nhìn thấy con trai đang đứng trong quầy bán gạo, tay vẫn còn cầm dụng cụ đong gạo cho khách.

Người con trai nhìn thấy mẹ mình liền cảm thấy rất vui, cậu lập tức chạy ra gặp bà và nói: “Con đang làm việc ở cửa hàng gạo này, trong tâm rất nhớ đến mẹ, đang muốn gặp thì mẹ đã tới rồi. Mẹ chờ một chút con đi báo với nhà chủ một tiếng, mời họ đến tiếp đón mẹ”. Cậu nói xong liền quay người chạy vào trong nhà. Bà lão liền bảo vợ của Đới Khách lên thuyền, đội mũ rộng vành và khoác chiếc áo choàng, bí mật nhìn xem chuyện gì đang diễn ra ở cửa hàng gạo này.

Một lúc sau, cậu con trai bước ra, ăn mặc kinh dị, như dạ xoa đầu bò, cậu nhìn xung quanh không thấy ai, liền chửi: “Lão súc sinh chạy đi đâu rồi? Bà thiếu nợ của ta 20 năm, mới đòi được 16 năm, còn 4 năm nữa không trả. Hôm nay bà xuất hiện, ta đang gọi người đến bắt bà lại, nhưng tiếc rằng tay chân ta chậm chạp, khiến bà chạy mất rồi”. Cậu chửi xong liền tỏ ra tức giận đi vào nhà. Vợ Đới Khách ngồi trên thuyền cũng tỏ ra sợ hãi không dám ra ngoài. Bà lão nói với vợ của Đới Khách: “Ngươi đã nhìn thấy rồi chứ, đây là con của ngươi phải không?”

Sau khi ngồi thuyền trở về nhà, vợ Đới Khách đã kể lại những gì cô nhìn thấy cho chồng nghe. Từ đó, nỗi bi thương của hai vợ chồng mới nguôi ngoai. Đến khi hai vợ chồng nhớ tới bà lão thì không thấy thuyền cũng như bà lão đâu nữa.

Thường có câu “Con cái là cái nợ đời”. Khi còn nhỏ, con trẻ nhiều khi không nghe lời cha mẹ, thậm chí có những đứa con còn mắng chửi bậc sinh thành. Thực tế thì từ xưa đến nay, bậc làm cha mẹ hầu hết đều tận tâm tận lực nuôi dạy con cái, tuy nhiên con cái lại không đối đãi với cha mẹ được như vậy, có những người con thậm chí còn vắt kiệt hết sự tận tâm của cha mẹ cho đến khi họ chết. Tuổi trung niên như Đới gia mà bị mất con là chuyện rất đau lòng. Trong dân gian, đây gọi là “quỷ đòi nợ”. Thay đổi góc nhìn nhẹ nhàng từ quỷ đòi nợ mà nói, sự ra đi của đứa con chính là kết thúc duyên nợ. Khi duyên đã hết thì hai người trở thành kẻ xa lạ, chỉ có điều con người ở trong mê không nhìn thấy điều này mà thôi.

Tổng hợp