Trang chủ Giải trí Gia Cát Lượng nói ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’,...

Gia Cát Lượng nói ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’, ý nghĩa thực sự là gì?

0
1093
Ảnh: NTDTV.

Sinh thời, Gia Cát Lượng từng nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Người đời sau đã đưa ra rất nhiều cách lý giải khác nhau về câu nói này…

Kỳ thực, câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” ẩn chứa rất nhiều hàm ý. Người có tín ngưỡng, nếu đứng từ đạo lý tín ngưỡng của mình mà suy xét, sẽ nhìn thấy nội hàm của câu nói trên hết sức đơn giản. Câu chuyện thoát nạn một cách thần kỳ của Đường Túc Tông – Lý Hanh sẽ minh chứng cho chủ đề này.

Đường Túc Tông thoát nạn thần kỳ

Hoàng đế Đường Túc Tông tên thật là Lý Hanh, là con trai của Đường Huyền Tông. Khi Đường Huyền Tông còn ở Đông cung (làm thái tử), Thái Bình công chúa ghen tị với ông nên đã cử người giám sát nhất cử nhất động của ông. Chỉ cần Huyền Tông để lộ ra một chút khuyết điểm thì Thái Bình công chúa liền đem chuyện đó bẩm báo lên hoàng thượng. Từ đó người trong hậu cung và người bên cạnh ông đã dần ôm giữ hai chủng thái độ. Tuy nhiên, do thế lực của Thái Bình công chúa lớn hơn nên cuối cùng mọi người đều nghiêng về phía của Thái Bình công chúa.

Khi đó, Hoàng hậu Nguyên Hiến đã mang thai, vì sợ thế lực của Thái Bình công chúa nên Huyền Tông muốn hoàng hậu uống thuốc phá thai. Lúc đó, một người hầu đã tiến cử thân nhân của mình tên là Trương Thuyết đến cung Thái tử. Huyền Tông không e ngại gì liền nói thẳng sự tình ra và Trương Thuyết cũng đồng ý nhận lời giúp đỡ. Vài ngày sau, Trương Thuyết lại đến nội cung phục vụ Huyền Tông. Ông lấy từ trong ngực ra 3 chén thuốc nạo thai đưa cho Huyền Tông. Sau khi nhận được thuốc, Huyền Tông vô cùng vui mừng, đuổi hết người bên cạnh ra ngoài để tự mình đốt lửa sắc thuốc. Thuốc chưa được sắc xong, Huyền Tông cảm thấy có chút mệt mỏi nên đã chợp mắt nghỉ một chút, bỗng nhiên giống như được Thần linh cảm ứng, ngước nhìn lên và thấy một người cao lớn hơn một trượng tới trước mặt cùng với một con ngựa được trang trí rất đẹp. Vị Thần tiên này mặc áo giáp vàng, tay cầm giáo, đi quanh quanh 3 vòng rồi sau đó hất đổ nồi thuốc.

Huyền Tông vội vàng tỉnh dậy xem xét, nồi thuốc đã đổ sạch không còn chút nào. Ông cảm thấy hiện tượng này thật vô cùng kỳ lạ. Sau đó, Huyền Tông lại đốt lửa sắc chén thuốc khác, rồi lại lên giường nằm nghỉ. Một lúc sau, đến xem nồi thuốc, cũng giống như lần trước, ấm thuốc đang sắc cũng đổ hết không còn chút nào. Cứ như vậy, Huyền Tông sắc 3 ấm thuốc phá thai thì bị đổ cả 3 lần. Cuối cùng Huyền Tông buộc phải dừng lại việc này.

Đường Túc Tông Chí Đức đế đồ (Ảnh: Wikipedia).

 

Ngày hôm sau, Trương Thuyết lại đến. Huyền Tông đã đem chuyện xảy ra khi sắc thuốc kể cho Trương Thuyết nghe. Trương Thuyết nghe xong lập tức đi xuống bậc thang nghiêm túc bái lạy Huyền Tông, vừa bái lạy vừa nói lời chúc mừng: “Đây là ý Trời. Thai nhi này không thể đánh mất được”.

Sau đó, Hoàng hậu Nguyên Hiến muốn ăn đồ chua, Huyền Tông cũng nói sự việc này với Trương Thuyết, Trương Thuyết mượn cơ hội này đã hết lòng đem thuốc thang tới phụng dưỡng cho Hoàng hậu. Cho đến năm Khai Nguyên, ân đức của Trương Thuyết đối với hoàng gia không ai có thể so sánh được, cũng là nguyên nhân này. Sau này, Túc Tông cùng con trai của Trương Thuyết cũng rất thân thiết và hòa hợp, khi ở cùng nhau, hai đứa trẻ giống như anh em ruột thịt.

Ý nghĩa thực sự của câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”

Gia Cát Lượng thực sự không phải là một người tầm thường, cho nên lời ông nói gần với đạo và mang nội hàm rất thâm sâu. Ngày nay, nhiều người lý giải câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” là một người cứ cố gắng hết mức để hoàn thành sự việc nào đó, đến cuối cùng mà kết quả không thành công thì đổ lỗi là do ý Trời và không phải hối tiếc bởi bản thân đã cố gắng hết sức rồi. Kỳ thực, cách lý giải này không hoàn toàn đúng.

Thật ra, Gia Cát Lượng muốn nói với mọi người rằng việc thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào ý Trời. Muốn thành công thì phải thuận theo Thiên ý mà hành. Nhìn vào kết quả muốn gặt hái để nhận định sự việc đó có hợp với đạo lý của Trời đất hay không, từ đó mới đưa ra quyết định hành động, đây là cách tốt nhất.

Bởi có Thần linh bảo hộ, Túc Tông đã được trông nom ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hỏi ai có thể hãm hại được ông? Cũng may, Huyền Tông có thể tỉnh ngộ ra và không gây nên họa lớn. Ngay cả Huyền Tông còn không làm tổn hại được Túc Tông, như vậy thì Thái Bình công chúa muốn giết hại ông thì tất nhiên là cũng sẽ gặp thất bại thôi. Kẻ làm trái ý Trời thì chắc chắn sẽ bị Thượng Thiên trừng phạt.

Thực ra thông qua câu cổ ngữ này, Gia Cát Lượng muốn nhắc nhở thế nhân, làm việc phải thuận theo Thiên ý, chứ đừng khư khư theo ý mình mà làm. Cho tới nay, thế gian hỏi có mấy người thực sự có lý giải đúng và nghiêm cẩn tuân theo nội hàm của câu nói này đây?

Tổng hợp