Thời phong kiến Trung Quốc, hoàng đế thường tổ chức các buổi chầu từ rất sớm, các quan văn võ phải đến thượng triều đúng giờ.
3 giờ sáng đã phải đứng chầu ở cổng Ngọ Môn
Nhà thơ nổi tiếng thời Minh – Cao Khởi trong tác phẩm ” Tảo chí khuyết hạ hậu triều” viết rằng các đại thần thời đó thường phải chuẩn bị cho buổi thượng triều từ nửa đêm (lý do phải bắt đầu sớm như vậy là vì quần áo mà quan quân mặc khi thượng triều rất rườm rà, phải trải qua nhiều công đoạn).
Các quan đại thần thường phải thiết triều từ rất sớm. (Ảnh: Baidu)
3 giờ sáng, tất cả các đại thần phải có mặt và chờ ở phía ngoài cổng Ngọ môn. 5 giờ, khi cổng cung đình mở, quan văn võ sẽ lần lượt đi vào cung. Nếu họ không đến đúng giờ, họ sẽ phải lĩnh các hình phạt và cách trừng phạt cũng phân cấp độ, nhẹ thì giảm bổng lộc, nặng thì có thể bị giáng chức.
Để đến được buổi thiết triều, các quan quân phải đi một quãng đường rất xa từ phủ riêng đến hoàng cung. Ước tính có người phải đi với khoảng cách đến cả nửa kinh thành. Tuy vậy việc ăn cơm trước ở nhà được ít người lựa chọn, bởi có người sợ ăn cơm sẽ đến thượng triều muộn. Cho dù họ ăn trước ở nhà từ nửa đêm, sau khi thượng triều xong ắt hẳn sẽ đói bụng. Vậy họ sẽ giải quyết bữa sáng của mình như thế nào?
Triều đình mở quán ăn phục vụ cho các quan
Trên đường đến kinh thành có không ít sạp hàng ăn, nếu như vị quan nào muốn ăn trên đường cũng rất dễ dàng. Nhưng các vị quan thần thường không trực tiếp xuống mua mà chỉ có thể sai nô tài làm việc đó. Thân là quan trong triều đình, họ không thể lộ mặt công khai ăn trước bàn dân thiên hạ. Hơn nữa nếu để hoàng thượng biết được thì người đó sẽ bị cho là thiếu lễ nghĩa phẩm cách của một vị quan.
Để giải quyết sự khó xử này, triều đình đã quyết định mở 1 nhà ăn cho các quan trong triều. Nơi đó có tên là “Tứ Hợp Nghị”, khá giống với ngự thiện phòng nhưng về chất lượng, nó không thể xứng với nhà ăn của vua.
Thông thường 5 giờ sáng hoàng thượng sẽ mở triều, mỗi buổi chầu sẽ có thời gian trong khoảng từ một đến hai giờ đồng hồ. Sau khi bãi triều, các vị quan có thể đến Tứ Hợp Nghị trong cung để ăn.
Khung cảnh bên trong Tứ Hợp Nghị – nhà ăn của triều đình. (Ảnh: Baidu)
Trước kia hoàng thượng sẽ thưởng bữa sáng cho quan thần nhưng đến thời Minh ngân khố thiếu thốn, vì để tiết kiệm ngân sách, hoàng đế đã xóa bỏ chế độ thưởng này. Nhà ăn vẫn còn đó nhưng khác một điều là các quan quân phải bỏ tiền túi ra mua đồ ăn.
Đồ ăn nơi đây phong phú đa dạng, món gì trong nhân gian có thì ở đây cũng không thiếu, thậm chí vì được đầu bếp trong cung nấu nên còn ngon hơn. Theo thái giám cuối thời nhà Thanh – Tiến Tu Minh có ghi chép trong cuốn “Những chuyện vặt trong cung đình”, nhà ăn trong cung có các món vô cùng ngon như mì thịt, bánh bao, canh…
Ngoài ra còn nhà ăn còn có đủ các món chính, phụ để phục vụ nhu cầu của mọi người. Giá cả trong Tứ Hợp Nghị đương nhiên cũng đắt hơn bên ngoài nhưng vì tiện lợi nên nhiều quan lại vẫn chọn ăn ở đây sau khi bãi triều. Có thể nói, Tứ Hợp Nghị đem lại lợi nhuận vô cùng lớn cho triều đình.
Cách giải quyết này của triều đình vô cùng thông tuệ, vừa có thể kiếm lợi nhuận cho quốc khố. Đồng thời, hoàng đế có thể dựa vào ghi chép của Tứ Hợp Nghị mà biết được tình hình chi tiêu của các quan thần.
Tổng hợp