Lý Trường Chiến – Marketing thương hiệu: “Cần thiết cho các doanh nghiệp”

0
2460

Một trong những vấn đề quan trọng và băn khoăn nhất của nhiều doanh nghiệp hiện nay chính là việc phát triển thương hiệu riêng của mình sao cho đúng, quyết định sự lớn mạnh, uy tín của doanh nghiệp, tạo dựng thương hiệu tin cậy cho mọi đối tượng khách hàng.

Ông Lý Trường Chiến – Chủ tịch Trí Tri Corp

Có thể nói gầy dựng được một thương hiệu lớn mạnh là một trong những yếu tố thành công trong kinh doanh. Nhất là đối với những doanh nghiệp hiện nay khi quá trình hội nhập kinh tế thế giới với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp. Để thực hiện Marketing thương hiệu thành công không phải dễ. Vậy làm như thế nào để xây dựng hiệu quả tốt không phải ai cũng biết.

Thế giới khởi nghiệp có buổi trò chuyện với ông Lý Trường Chiến – Chủ tịch Trí Tri Corp tìm hiểu một số vấn đề xoay quanh về Marketing thương hiệu.

Theo ông doanh nghiệp cần phải hiểu (có những bước đi) như thế nào để Marketing thương hiệu đạt hiệu quả tốt nhất?

Ở đây có 3 ý: Marketing tức tiếp thị hay phát triển thị trường kinh doanh. Thương hiệu là 1 nhãn hiệu muốn chiếm được tâm thức khách hàng để khách hàng thương yêu muốn sở hữu qua đó thương hiệu thực hiện quá trình thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ giải pháp hay mô hình kinh doanh của mình. Marketing thương hiệu muốn đạt được hiệu quả, trước tiên phải thực hiện một chuỗi hoạt động marketing cho thương hiệu hướng tới hiệu quả tích cực sau quá trình đầu tư. Vậy muốn marketing hiệu quả, doanh nhân hay chủ doanh nghiệp cần:

  1. Có mục tiêu phù hợp SMART hay tam định (tính, định lượng, định thời) rõ ràng, đủ cao để với đủ gần để tới. Thấu cảm tâm đối với từng đối tượng, cá nhân là khách hàng, mục tiêu để hiểu vấn đề của họ, thói quen, sở thích, khả năng chi trả, tần suất tiêu dùng, niềm tin, kênh tiếp cận, văn hóa đặc trưng… đến với các đối tác và đối thủ đã đang và sẽ có trong hệ sinh thái tại thị trường mục tiêu.
  2. Hiểu được môi trường kinh doanh tính toán được kích cỡ thị trường, khả năng khai phát và thu hoạch, giá trị cần đầu tư và dự báo kết quả thu được cả hữu hình lẫn vô hình, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Các yếu tố ảnh hưởng từ chính sách quy trình, khuynh hướng tiêu dùng, đặc điểm văn hóa,… Có nguồn lực phù hợp cả Nhân lực tài lực vật lực… và năng lực để khai phát thị trường, giới thiệu và phát triển thương hiệu, thành 1 việc kinh doanh hiệu quả.
  3. Có chiến lược phù hợp với nguồn lực thực tế, môi trường kinh doanh, tam đối đồng hành (đối nhân đối tác đối thủ). Quản trị việc triển khai và vận hành chiến lược tốt nhất và không ngừng cập nhật hoàn thiện.

Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chú trọng về lợi nhuận kinh doanh nên tự làm tất cả: (từ khâu sản xuất, vốn, kỹ thuật, kế toán kiểm toán, các lĩnh vực khác… làm sao giảm chi phí thấp nhất). Doanh nghiệp chưa chú trọng đến khâu marketing cho doanh nghiệp mình từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như thị trường ít ai biết đến sản phẩm nhiều? Ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?.

Có một câu là muốn đi nhanh thì đi một mình và muốn đi xa thì nên đi cùng nhau, vì vậy việc tìm đối tác phù hợp trong hệ sinh thái để chuyên môn hóa tập trung vào thế mạnh chuyên nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh hình thành yếu tố tích cực trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là điều các doanh nhân doanh chủ cần chú ý và tìm cách thực thi. Song song ta phải thích ứng với sự thay đổi nhanh nhiều và toàn diện của kỷ nguyên 4.0 vận dụng và khai thác tốt các thành tựu khoa học và công nghệ để gia tăng giá trị và
không ngừng gia tăng lợi thế cạnh tranh. IOT là xu thế và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực ngành nghề, chọn những cái phù hợp nhất để tham gia thích ứng và khai phát.

Trong điều kiện cạnh tranh và kinh doanh hiện nay tại sao chúng ta phải nâng cao kỹ năng quản lý trong doanh nghiệp?.

Vạn Sự quy tâm! Muốn thân không bệnh thì trước hết phải để Tâm không bệnh. Cũng như với cơ thể đầu não quyết định và chi phối mọi hành động của cơ thể, trong tổ chức hay công ty vai trò Quản lý hay quản trị luôn là điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Tiếc là điều này chưa được nhận thức đúng nên vai trò của công tác quản lý và quản trị thay vì dẫn dắt lãnh đạo, nay lại đang chạy theo xử lý sự cố hay thậm chí trì kéo sự phát triển của đội ngũ. Chúng ta có thể thấy rõ ở nhiều tổ chức công ty thành công và thất bại đều do năng lực của đội ngũ quản lý quản trị hay lãnh đạo.

Việt Nam vốn có truyền thống nông nghiệp “muốn ôm trọn làm hết” như vậy có hợp với tình hình hiện nay không? Khi quá trình hội nhập kinh tế thế giới cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc cạnh tranh, theo ông làm thế nào để phát triển thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?.

Như câu trả lời trước, để phát triển cho doanh nghiệp thì các doanh nhân, chủ doanh nghiệp cần quan tâm sâu sắc tư duy tích cực, thảo luận chí tình, giải pháp thông minh, lắng nghe cuộc sống, hoàn thiện chính mình, thích ứng thay đổi, chủ động sáng tạo, tương tác liên thông, dẫn dắt thành công phát triển vững.

Trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là cạnh tranh với hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, là một doanh nghiệp chân chính theo ông để giữ vững thương hiệu và đứng vững trên thị trường ta cần có chiếc lược kinh doanh như thế nào?.

B2B, B2C, B2G hay B2 gì đi nữa kỷ nguyên 4.0 hay kỷ nguyên nào đi nữa thì muôn đời, còn loài người điều cốt yếu cũng chỉ là quan hệ con người với con người vậy nên:
Quan tâm sâu sắc tư duy tích cực thảo luận chí tình. Giải pháp thông minh lắng nghe cuộc sống tu dưỡng chính mình, thích ứng thay đổi chủ động sáng tạo tương tác liên thông dẫn dắt thành công phát triển vững bền là điều cần thiết. Giá trị cốt lõi theo tôi có thể tóm tắt trong 8 chữ C sau:“Cộng tác – Chân thành – Chính trực – Chuyên nghiệp – Chất lượng – Chuẩn xác – Chăm sóc – Chu đáo”.

 

Cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hết sức ý nghĩa này.

Thủy Chung

Đọc báo online thegioikhoinghiep.net