Trang chủ Giáo dục Thầy cô ‘kiệt sức với dạy online’

Thầy cô ‘kiệt sức với dạy online’

0
466
Sau gần 2 tháng dạy học online, nhiều thầy, cô bậc phổ thông tại TP.HCM cho biết để có thể làm tròn bổn phận của người giáo viên, họ phải dành từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày cho công tác soạn giáo án, quay video, dạy trực tuyến, chấm bài…
Ảnh minh hoạ: Pixabay.

cô N.H.H. – một giáo viên tiểu học tại TP.HCM cho biết Để soạn được bài giảng trực tuyến, cô phải đầu tư nhiều thời gian hơn so với dạy trực tiếp vì phải trau chuốt ngôn phong, suy nghĩ ra nhiều hình thức để làm mới bài giảng của mình. Vì học sinh không đi học trực tiếp, không có không khí bạn bè sôi nổi nên giáo viên phải luôn tạo bất ngờ cho các con để học sinh hứng thú học, theo Tuổi trẻ.

Cực nhất và tốn nhiều thời gian không kém công đoạn làm video dạy học là việc chấm bài của học sinh. Mỗi tuần như vậy cô H. sẽ chấm khoảng 1.000 bài tập của học sinh. Việc chấm bài online là chấm bài qua các hình ảnh học sinh chụp gửi lên cho giáo viên. Các hình ảnh này học sinh chụp mờ, xiên xẹo, không đủ bài, nộp bài không đúng thời gian… càng khiến giáo viên mất nhiều thời gian để chấm.

Chưa kể, dù có quy định về thời gian làm bài nhưng khi học online thì học sinh gửi bài trễ, không nộp bài, nộp bài lác đác rất nhiều, có học sinh 11h, 12h đêm mới nộp bài nên giáo viên lại tốn thêm thời gian vào sáng hôm sau để chấm bài cho học sinh.

Thầy Trần Ngọc Lượng – Trường tiểu học Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM – thừa nhận khâu chấm bài của học sinh là một khâu đầy “áp lực” của giáo viên khi dạy online. Cũng như cô H., thầy Trần Ngọc Lượng cho biết dù lớp của thầy có khoảng 35 học sinh, đỡ vất vả hơn so với những giáo viên phụ trách lớp 40 – 45 học sinh nhưng để hoàn thành nhiệm vụ trong ngày, thầy cũng thường soạn bài, chấm bài đến 10h, 11h đêm hoặc hơn.

Thừa nhận thực tế khi dạy học online, giáo viên sẽ cực hơn rất nhiều, cô Nguyễn Đoan Trang – hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM – cho biết đã tìm cách cho các giáo viên soạn chung giáo án để giảm tải khối lượng công việc. Tuy nhiên, cô Trang cũng thừa nhận nặng hơn cả soạn bài là việc chấm bài của giáo viên. “Khi giáo viên chấm bài bằng hình thức trực tuyến thì giáo viên không chấm trực tiếp bằng giấy bút được mà phải chấm qua phần mềm học sinh làm bài tập, như vậy thời lượng giáo viên ngồi trước máy tính sẽ tăng hơn rất nhiều so với trước. Đó là áp lực hơn rất nhiều vì giáo viên trước nay vẫn chưa quen ngồi suốt trên máy tính như vậy”.

Trong khi các thầy cô thuộc cấp học phổ thông đang phải đối mặt với áp lực từ việc học trực tuyến thì tại bậc học Đại học, các bạn sinh viên lại lo lắng sẽ đóng học phí như thế nào trong thời gian tới.

Theo Thanh Niên đưa tin, học phí ĐH sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, từ mức trung bình 10 triệu đồng hiện nay lên 20 – 30 triệu đồng/năm học, thậm chí có ngành 70 – 80 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, SV không cần đóng học phí khi theo học ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng – an ninh theo quy định của luật Giáo dục ĐH; các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, SV được miễn học phí khi theo học chuyên ngành Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chuyên ngành lao, phong, tâm thần, giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng nhà nước.

Một số ngành được giảm 70% học phí gồm: các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù: nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam bộ, diễn viên sân khấu kịch hát…

Cũng theo nghị định này, SV diện cử tuyển, dự bị ĐH, người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, người dân tộc thiểu số rất ít người… cũng thuộc nhóm được miễn học phí, tại tất cả trường ĐH công lập hay tư thục đều được có chế độ như nhau.

Tổng hợp