Liên minh hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam: Tập huấn ‘Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải ký nhà kính và Cơ chế các-bon’

0
421

Hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiêp (DN) trên toàn cầu và tại Việt Nam để giảm thiểu tác hại tiêu cực lên môi trường và hướng tới phát triển bền vững.

Mỗi quốc gia, mỗi thị trường còn có thể áp dụng những quy định khác nhau về vấn đề này nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận thị trường, sản xuất, kinh doanh, phân phối, tiêu thụ và xử lý sản phẩm sau tiêu dùng của DN. Thực tế này đòi hỏi các DN cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin về các quy định, nguy cơ và giải pháp liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính tác động trực tiếp và gián tiếp tới DN.

Ngày 28 tháng 6 năm 2022 vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA) tổ chức Tập huấn “Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải ký nhà kính và Cơ chế các-bon: Thách thức và Giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp”.

Về phía Ban tổ chức có sự tham dự của ông Nguyễn Đức Chung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Quản lý dự án Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, ông Mark Birnbaum – Giám đốc Dự án IPSC, ông Ochiai Mitsuru – Chủ tịch Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam, Ông Ngô Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia có bà Trang Nguyễn – Chuyên gia phát triển dự án bền vững và thị trường năng lượng tái tạo, ông Mr. Rasmus Nedergaard – Chuyên gia Hoạch định Chiến lược Bền vững, ông Gricha Safarian – Giám đốc điều hành, Puratos Grand-Place Indochina, Lãnh sự danh dự Vương quốc Bỉ, ông Mr. Shailesh Telang – Chuyên gia thị trường Carbon.

Buổi tập huấn nhằm giúp trang bị cho các DN Việt Nam các kiến thức phù hợp, có hệ thống để xác định định hướng, xây dựng tầm nhìn chiến lược tổng thể, dài hạn về giải pháp giảm phát thải đáp ứng theo các yêu cầu của thị trường và duy trì tăng trưởng. Cũng tại buổi tập huấn này, các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ với các DN về thị trường các-bon, hoạt động kinh doanh các-bon, các yêu cầu và cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các DN và chuỗi cung ứng; các giải pháp chủ động giảm nhẹ phát thải cho các DN, …

Quang cảnh hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ các kiến thức về thị trường các-bon một cách có hệ thống, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xác định định hướng, xây dựng tầm nhìn chiến lược tổng thể, dài hạn về các giải pháp giảm phát thải đáp ứng theo các yêu cầu của thị trường và duy trì tăng trưởng.

Thông qua Hội thảo lần này các DN bước đầu nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giảm nhẹ phát thải ký nhà kính và cơ chế các-bon, đây thật sự là vấn đề thách thức các DN cần đưa ra giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp.

Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).

Ông Ochiai Mitsuru – Chủ tịch Liên minh VISA đứng thứ 5 từ phải qua; ông Ngô Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh VISA đứng thứ 3 từ trái qua.



Hội thảo tập huấn này là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) là chủ dự án. Liên minh VISA tham gia phối hợp tổ chức kết nối dự án với các DN công nghiệp Việt Nam. Dự án USAID IPSC với tổng ngân sách 36 triệu đô la Mỹ được thực hiện trong 5 năm (2021-2025), bao gồm 4 hợp phần: (1) Tăng cường năng lực quản trị , quản lý và chiến lược của DN đang tăng trưởng; (2) Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh thông qua việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ; (3) Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển mang tính bao trùm; (4) Thúc đẩy các liên kết doanh nghiệp – doanh nghiệp và liên kết ngành. Dự án đặt mục tiêu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho 5.000 doanh nghiệp nhỏ đang tăng trưởng nhằm giúp họ nâng cao năng suất; hỗ trợ 240 doanh nghiệp nhỏ đang tăng trưởng gia nhập thành công thị trường khu vực và quốc tế, bao gồm cả việc định vị thành công thị trường khu vực và quốc tế, bao gồm cả việc định vị thành công các sản phẩm mang thương hiệu Việt; 60 doanh nghiệp tiên phong được nhận các gói hỗ trợ tổng thể, chuyên biệt để tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng và trí tuệ của người Việt Nam, định vị thương hiệu sản phẩm “Made by Viet Nam’.

LIÊN MINH VISA là tổ chức gồm các doanh nghiệp, các tổ chức hội, hiệp hội ngành công nghiệp; VISA tham gia đồng hành cùng dự án USAID IPSC với vai trò là đơn vị phối hợp tổ chức các hoạt động của dự án. VISA mong muốn các DN ngành công nghiệp trong hệ sinh thái của VISA sẽ tiếp cận được toàn bộ thông tin về dự án một cách nhanh và hiệu quả nhằm giúp các DN nhận thức và đưa ra chiến lược phù hợp trong lộ trình phát triển DN hội nhập quốc tế.



 Thành Công