Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7, TP. HCM: Tổ chức Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 526

0
689

Sáng ngày 19/2 (29 tháng Giêng) vừa qua tại Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7, TP. HCM, tổ chức Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 526 (1497-2023), công bố chọn ngày giỗ vua Lê Thánh Tôn hằng năm làm ngày truyền thống nhà trường, triển khai kế hoạch làm phòng truyền thống và xây dựng tập san kỷ yếu, nơi lưu giữ cả chặng đường phát triển của trường THPT Lê Thánh Tôn.

 

Tham dự buổi lễ có đại diện UBND phường Tân Kiểng, UBND phường Tân Quy; Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên cán bộ công nhân viên; thầy Nguyễn Ngọc Mỹ, nguyên Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô nguyên hiệu phó, nguyên giáo viên nhà trường qua các thời kỳ và hơn 200 cựu học sinh.

Ông lại tiểu sử sự nghiệp của vị vua mà trường mang tên, thầy Nguyễn Hữu Hùng Hào, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, vua Lê Thánh Tôn tên thật là Lê Tư Thành (25/8/1442-3/31497), là hoàng đế thứ 5 của nhà Lê nước Đại Việt. Vua Lê Thánh Tôn là một vị hiền vương nhưng cũng là một thi si lãng mạng. Ngoài việc trị nước, bình dân (từ 1460-1497), ngài rất thích đi ngao du bốn biển năm châu để thả hồn theo mây nước sông ngàn. Sau khi lên ngôi vào năm 18 tuổi, ngài bắt đầu tu chỉnh luật pháp, chính trị và thành lập các bộ văn hoá để cải tiến nền văn học Việt Nam sau bao nhiêu năm bị ảnh hưởng của Bắc thuộc.

Dưới triều đại vua Lê Thánh Tôn, nước Việt đã bắt đầu bước vào một trang lịch sử thịnh vuợng hoà bình. Không bận tâm mài kiếm giáo vì nước cường quân mạnh, người dân Việt đã trở lại với bản tánh thuần túy Việt, tức là đã trở lại với mộng trăng tương gió lãng mạng. Từ cổ chí kim, mỗi người Việt đều là một thi sĩ…. “vai vác cầy mà tâm hồn thì trôi trên mây nước….”.


“Ðể mở mang nền văn học Việt Nam, vua Lê Thánh Tôn đã chiêu hội 28 văn thần và lập hội văn “Tao Ðàm Nhị Thập Bát Tú” mà chính ngài là nguyên soái để sưu tầm, thi họa. Dưới sự điều khiển của ngài, các nhà quan văn như: Thân Nhân Trung, Ðỗ Nhuận, v.v…, đã soạn tập “Thiên Nam Du Hạ Tập” ( thiên nam = phương trời nam, du hạ = nhàn rỗi, tập = tập thơ) để ghi chép lại thi thơ, văn chương, chính trị trong triều đại của ngàị. Tập này có hơn 100 quyển nhưng rất tiếc, nay đã thất lạc rất nhiềụ. Ấy là thời thịnh nhất trong văn sử đời Hậu Lệ, Vua Lê Thánh Tôn đã chính tay soạn rất nhiều thơ chữ Hán trong bộ Thiên Nam như Quỳnh Uyển Cửu Ca (quỳnh uyển = vườn tiên, cửu ca = chín bài ca). Ngài cũng để lại một số bài thơ chữ nôm và rất thích đi thăm viếng các phong cảnh thiên nhiên hữu tình của đất Việt. Ði đâu cũng hứng đề thơ và lưu truyền bút sắc cho hậu duệ. Qua 37 năm trị vì, ngài đã dành những gì đẹp nhất cho dân tộc, từ trí tuệ, tài năng, sức sống mãnh liệt cho đến cái tâm tham vọng cho một Đại Việt hùng cường”, Vua Lê Thánh Tôn sẽ mãi mãi đi vào trang lịch sử hào hùng của dân tộc, Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh.

Thầy Nguyễn Ngọc Mỹ, Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thánh Tôn chia sẻ, giao lưu.

Dịp này, Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô, cán bộ, giáo viên, nhân viên đã từng công tác cũng như đang làm việc tại Trường PTTH Lê Thánh Tôn và các anh, chị, bạn, em là cựu học sinh của nhà trường vì đã đồng hành và góp phần xây dựng nên hình ảnh ngôi trường tiêu biểu như ngày hôm nay.

   

Thầy Phan Hường, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thánh Tôn phát biểu tại buổi lễ.

Trường THPT Lê Thánh Tôn được thành lập trước ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong những năm qua, nhà trường luôn giữ vững truyền thống tôn sư trọng đạo, đức tính hiếu học của học sinh và thầy cô luôn giữ đúng tinh thần, đạo đức của nhà giáo. Chính vì vậy, từ trước đến nay trường THPT Lê Thánh Tôn đã tạo ra biết bao nhiêu thế hệ học sinh tài năng, thành công, có đạo đức tốt và đóng góp nhiều giá trị cho xã hội, thầy Phan Hường cho biết thêm.



Nhằm thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của nhà trường và có thể bảo tồn được những hình ảnh đáng quý về ngôi trường, về những thầy cô và các cựu học sinh qua nhiều thế hệ. Được sự thống nhất trong lãnh đạo nhà trường, được sự ủng hộ của các thế hệ cựu giáo viên và cựu học sinh, nhà trường quyết định sẽ lấy ngày giỗ vua Lê Thánh Tôn hằng năm làm ngày truyền thống của nhà trường, đồng thời ban hành kế hoạch làm phòng truyền thống và xây dựng một tập san kỷ yếu nơi lưu giữ cả một chặng đường phát triển của trường THPT Lê Thánh Tôn. Do đó, ai có bất kỳ những hình ảnh, tư liệu, bài viết về trường xin vui lòng gửi về địa chỉ mail: c3lethanhton.tphcm@moet.edu.vn, hoặc Ban giám hiệu nhà trường tại: Trường THPT Lê Thánh Tôn, số 124 đường 17, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 028 3771 0301. Theo dự kiến, phòng truyền thống khánh thành vào ngày giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 và ra mắt tập san kỷ yếu về trường.



Hồng Nhung