“Cánh chim không mỏi” trong làng âm nhạc Việt

0
2117

Vai trò Trưởng khoa Thanh nhạc Nhạc viện TP.HCM, hơn 40 năm gắn bó với nghề giảng dạy, Giáo sư Đào Quốc Trụ đã góp công đào tạo rất nhiều thế hệ ca sĩ nổi tiếng cho nền âm nhạc Việt Nam trong thời gian qua.

Sau khi hoàn thành chương trình học, cái duyên đã đến với ông không biết tự lúc nào từ năm 1968 đến năm 1975 khi tốt nghiệp trở về quê hương ông vào thẳng miền Nam lập nghiệp. Giáo sư Đào Quốc Trụ là một trong những nghệ sĩ opera đầu tiên của Việt Nam, với đủ các yếu tố tỏa sáng như chất giọng, ngoại hình và niềm say mê. Sau 7 năm du học thanh nhạc ở Bulgaria, Giáo sư Đào Quốc Trụ về nước giảng dạy. Ông là người đầu tiên sáng lập Khoa Thanh nhạc Nhạc viện TP. HCM từ năm 1976 và giữ chức trưởng khoa lúc bấy giờ.

Trong thời gian làm trưởng Khoa Thanh nhạc tại Nhạc viện TP HCM, Giáo sư Đào Quốc Trụ đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành công như: NSƯT Thanh Thúy, NSƯT Tạ Minh Tâm, Cao Minh, Nam Khánh, Mỹ Tâm, Hiền Thục… đến những thạc sĩ thanh nhạc như Khánh Trang, Ngọc Thúy, Ngô Công Lâm… và rất nhiều học trò ưu tú khác đang đóng góp cho nền âm nhạc cả nước. Đó là thành quả ghi nhận tài năng, nhiệt huyết trong vai trò giảng viên của ông. Giáo sư Đào Quốc Trụ chia sẻ. 

Dù đã về hưu được 18 năm, nhưng đối với Giáo sư Đào Quốc Trụ, máu nghề và lòng say mê công việc vẫn chưa hề tắt, luôn cháy bổng trong ông. Tuổi đã cao (78 tuổi) nhưng ông vẫn thường xuyên tham gia giảng dạy tại trường, thậm chí còn đi giảng dạy môn thanh nhạc ở các tỉnh trong khu vực phía Nam.

Âm nhạc Việt Nam nằm vị trí ở đâu?

Theo Giáo sư Đào Quốc Trụ, hiện nay âm nhạc Việt Nam trong khu vực Châu Á thuộc diện nằm trong top tem nhưng so với tầm thế giới Việt Nam còn kém xa. Tôi cho rằng các bạn trẻ ở miền Nam tiếp thu âm nhạc rất nhanh, có ý thức cầu tiến, yêu cái mới nên thanh nhạc giờ cũng đổi mới nhiều lắm, chứ ngày xưa các bạn cứ hát tự nhiên thôi. Hiện nay ca sĩ đi hát phải thể hiện giọng hát mình bằng học thuật và khán thính giả thưởng thức bây giờ cũng khác trước nhiều, khán thính giả biết ca sĩ hát nhái, hay có học hay không, hay ca sĩ ấy hát tự nhiên, Khán thính giả đã phân biệt được. Vì thế ca sĩ bây giờ họ thấy mình cần phải đi học mới đáp ứng nhu cầu của khán thính giả. Tôi cho rằng cái đó là tốt, hiện nay một số anh em thi khu vực cũng có giải và một số anh em đi theo chiều hướng âm nhạc của khu vực mình và đạt nhiều kết quả tốt.

Yếu tố nào để có thể thành công trong con đường âm nhạc?

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, Giáo sư Đào Quốc Trụ cho biết, hiện nay đối tượng khán thính giả thưởng thức nhạc đã khác xưa rất nhiều ca sĩ nói chung muốn thành công trên con đường âm nhạc, để nổi tiếng trong sự nghiệp của mình, tôi nghĩ cần phải đi học, không có cách nào tự nhiên ca sĩ hát bằng giọng thật như mình ngày xưa vì khán thính giả lúc trước ít hiểu biết nhiều về âm nhạc và thời đó ít nghe như bây giờ, mình không lý do gì mình phải theo con đường cũ, không bao giờ tiến bộ được vì vậy hiện tại Khoa thanh nhạc của nhạc viện cũng là khoa đông nhất số sinh viên theo học, trên 200 học trò, gấp mấy lớp khác trong trường và các thầy cô lớn lên từ học sinh rồi trở thành thầy cô ở trường rất nhiều. Mình cho điều đó là đúng, tuổi trẻ yêu cái mới, cầu tiến, để đáp ứng yêu cầu khán thính giả không thể không học.

Trình độ thưởng thức âm nhạc của Việt Nam thế nào?

Tôi đi dự nhiều cuộc thi và tiếp xúc nhiều khán thính giả và tôi làm công tác đào tạo thường xuyên tìm hiểu và thấy hiện nay khán thính giả nghe ca sĩ hát họ biết phân định trình độ của ca sĩ ở mức độ nào?. Ngược lại ca sĩ được khán thính giả yêu thích ca sĩ phải trao dồi, phải nâng cao, tôi thấy âm nhạc của miền Nam, ở Sài Gòn hay các tỉnh khác tương đối tiến bộ rõ rệt, các em đam mê âm nhạc không cần thiết phải vào Sài Gòn để học như xưa. Ở các tỉnh các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa hay các Đoàn nghệ thuật họ cũng mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ.

Nói về chuyện “vui – buồn” trong cuộc đời giảng dạy âm nhạc. Tôi cho rằng thầy nhớ trò nhiều, còn trò nhớ thầy còn ít, do nhiều năm làm trưởng khoa, đào tạo nhiều thế hệ học trò, từ năm 1975 đến nay cái vui buồn là cái người ta nhớ mình hay không? cái vui nhất là học trò đã làm được cái gì mình dạy hay không? Tôi thấy một số em đã phát huy được những điều học ở nhạc viện, nâng cao được trình độ khán thính giả, thậm chí làm cho người nghe cũng thay đổi, điều đó là rất vui. Còn buồn thì khó nói lắm, những nỗi buồn của người thầy rất nhiều: Anh này, chị này học chậm, học lâu, không tiến bộ…bởi vì nghề này thầy với trò gắn bó nhiều lắm, trò gắn bó với thầy cả trong suốt quá trình học tập. Ví dụ từ trung cấp cho đến đại học cũng chỉ có học một thầy, trừ trường hợp bất đắc dĩ mới thay đổi thầy, cô. Thường thầy trò gắn bó với nhau từ 7 đến 8 năm, thậm chí cả chục năm, chuyện vui buồn của mình đi theo sự tiến bộ của học trò.

Nghề này đòi hỏi không chỉ giỏi nghề mà còn phải gắn liền với tư chất đạo đức, ai vào nghề này cũng cần tu dưỡng đạo đức của mình. Trong những học trò của tôi có ca sĩ Mỹ Tâm rất đáng quý, em luôn nhớ và trân trọng tôi, gọi tôi bằng bố chứ không gọi bằng thầy nữa. Tôi nói đùa “Nhờ con mà bố nổi tiếng, ngược lại thì Tâm là đứa học trò có tình, có nghĩa, không bao giờ quên thầy, nhất là dịp sinh nhật, 20/11, đến bây giờ cũng vậy, mặc dù em đã thành danh và có sự nghiệp tốt”.

Còn ca sĩ Quang Thành là một học sinh tôi cho rằng anh ấy rất có nghĩa, mặc dù ở hải ngoại lâu rồi nhưng về tới Việt Nam là Quang Thành tìm đến tôi. Thầy trò gặp nhau mừng lắm, thậm chí hỏi thăm sức khỏe, Thành rất vui khi thấy tôi còn khỏe mạnh. Trước kia còn học trong trường Thành rất chăm chỉ, anh được đào tạo ở nhạc viện có bài bản và kiến thức…, lần này trở về mái trường xưa anh rất xúc động khi lên hát tại sân khấu (Nhạc viện Tp Hồ Chí Minh). Ngày xưa tôi dạy cho Quang Thành đứng trên sân khấu đó để thể hiện. Anh có cái tâm, tôi cho rằng điều đó là tốt. Anh là học sinh có nghĩa, có tình, có tâm và thể hiện được khả năng của mình trong phục vụ cộng đồng, mọi người trên lĩnh vực âm nhạc.

Tố chất nào để có thể theo đuổi âm nhạc?

Giáo sư Đào Quốc Trụ chia sẻ một số kinh nghiệm khi các bạn trẻ, những ai muốn bước vào con đường âm nhạc hiện nay: Hiện nay khán thính giả họ đã có trình độ thưởng thức, hiểu biết về âm nhạc ngày càng cao. Vậy các bạn trẻ để đáp ứng được điều đó mình phải học thật tốt. Tôi rất ủng hộ các bạn học dù ở lứa tuổi nào, thậm chí mình còn mở những lớp nhạc viện ngoài giờ để cho tất cả anh chị em đến học, cả người lớn tuổi. Đối với tôi trong các nhạc cụ Piano là loại nhạc cụ cơ bản và thú vị nhất, các gia đình có điều kiện nên cho các cháu theo học vì đây là nhạc cụ đánh thức tiềm năng cũng như năng khiếu của các em. Học đàn Piano tâm hồn mình phong phú lắm, tôi cho rằng phụ huynh nên cho các em theo học thanh nhạc từ nhỏ, vì từ cây đàn này tâm hồn các cháu sẽ phong phú hơn, dịu dàng hơn, hướng thiện hơn.

Dù tuổi cao nhưng đối với Giáo sư Đào Quốc Trụ mãi cho đến hôm nay vẫn là “Cánh chim không mỏi” trong làng âm nhạc Việt, âm nhạc đối với ông vẫn là một tình yêu, là niềm khát khao cháy bổng không hề tắt lụi. Tôi làm và làm, truyền lửa âm nhạc cho các bạn đến khi nào không thể làm được thì thôi, lời tâm sự thật đáng vui và đáng trân trọng cho âm nhạc Việt Nam./.

Phương Nam