Trang chủ Đời sống Tạo sao bạn bị chó cắn? Làm sao để ngăn chó cắn?

Tạo sao bạn bị chó cắn? Làm sao để ngăn chó cắn?

0
349
Chó là một loài thú nuôi phổ biến ở mọi nơi. Chúng là loài động vật trung thành, và khá ngoan ngoãn; nhưng bạn hãy cẩn thận, bởi ngay cả chú chó dễ thương nhất cũng có thể cắn trả nếu nó cảm thấy sợ hãi.
Ảnh minh hoạ: pixabay.

Tất cả mọi người, dù là trẻ em hay người lớn đều nên học cách giữ an toàn khi ở gần những chú chó, và quan trọng là chủ nhân của những chú chó phải biết rằng, họ là người chịu trách nhiệm trước những hành động của chúng. Việc nuôi chó và giáo dục một cách có trách nhiệm sẽ ngăn được chó của bạn cắn người khác.

Tại sao chó cắn?

Thông thường, chó cắn người khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Đó là một bản năng tự nhiên vẫn tồn tại dù chó đã được thuần hóa. Đây là lý do tại sao điều quan trọng khi bạn ở cạnh chó là biết những hành động nào sẽ kích thích bản tính hung hăng này của chúng.

Một con chó có thể cắn để tự vệ, bảo vệ lãnh thổ hoặc bảo vệ một thành viên trong đàn. Chó mẹ cũng bảo vệ đàn con của mình một cách quyết liệt. Nếu phát hiện có ai đó muốn làm hại con, chó mẹ có thể liều mình với kẻ đó.

Việc chạy trốn khỏi con chó, ngay cả khi đang chơi đùa, cũng có thể khiến chó cắn. Con chó có thể nghĩ rằng đó là một phần của trò chơi hoặc việc bỏ chạy có thể kích thích hành vi săn mồi ở một số giống chó. Ngoài ra, làm chó giật mình bằng cách đánh thức hoặc đột ngột tiếp cận từ phía sau có thể khiến chó cắn trả.

Một con chó đang trong tình trạng sợ hãi có thể cắn bất cứ ai đến gần nó. Những tình huống tưởng chừng như bình thường cũng có thể khiến con chó sợ hãi mà bạn không biết như bị trêu chọc khi đứng một mình bên đường hay nó thấy sợ khi xung quanh ồn ào. Hoặc nếu một con chó không được khỏe hoặc bị đau, nó có thể không muốn ai chạm vào, kể cả là chủ của nó.

Ảnh minh hoạ: pixabay.

Hiểu hành vi của chó và thực tế là hầu hết các con chó đều có dấu hiệu cảnh báo cụ thể trước khi cắn. Chúng bao gồm gầm gừ, gắt gỏng, lông xù lên, tư thế cứng nhắc và vẫy đuôi nhanh. Hãy lưu ý những điều này dù bạn là chủ của con chó hay chỉ là người đứng cạnh con chó có hành vi như thế.

Làm thế nào để ngăn chó cắn

Là một người nuôi chó, bạn phải có trách nhiệm huấn luyện chú chó của mình và luôn kiểm soát nó. Bạn chịu trách nhiệm về hành vi của chó và là tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc ngăn chặn chó cắn. Điều quan trọng là bạn phải làm bất cứ điều gì có thể để giữ an toàn cho người khác và không cho chó cắn:

· Cố gắng huấn luyện chú chó của bạn những điều cơ bản nhất, và quan trọng là nó phải nghe lời bạn. Cho chó của bạn tiếp xúc với mọi người xung quanh trong những hoàn cảnh tích cực. Ngoài ra, bạn cũng nên cho chó tiếp xúc thường xuyên với nhiều tình huống như ở cạnh những con chó khác, tiếng ồn lớn, máy móc lớn, xe cộ hoặc bất cứ thứ gì khác có thể gây ra nỗi sợ hãi.

Chú ý đến hành vi con chó của bạn. Nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát được hãy đuổi nó ra ngoài trước khi có mọi chuyện vượt xa khỏi tầm tay.

Không phạt chó bằng việc đánh đập hay hành vi bạo lực, cố gắng dùng những biện pháp tích cực hơn. Thường xuyên khen ngợi những hành vi đúng đắn vì chó có xu hướng muốn làm hài lòng chủ nhân.

Hãy xích chó hoặc trong một khu có hàng rào bao quanh. Chỉ thả xích khi bạn hoàn toàn có thể kiểm soát hành vi của nó và chỉ ở những khu vực được phép.

Ảnh minh hoạ: pixabay.

Nếu cảm thấy hay biết rằng chú chó của bạn đang có dấu hiệu sợ hãi hay trở nên hung dữ, hãnh cảnh báo mọi người và không cho phép con chó đến gần người hay động vật khác. Sử dụng rọ mõm nếu cần thiết. Đặc biệt, bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho chú chó, nhất là tiêm phòng dại.

Không bao giờ cố gắng tiếp cận hoặc chạm vào một con chó lạ mà không xin phép chủ của nó trước. Nếu chủ của con chó không có mặt, đừng đến gần con chó. Đặc biệt, đừng ghé khuôn mặt của bạn gần một con chó không quen biết

Không bao giờ đến gần một con chó đang ăn, ngủ hoặc chăm sóc chó con. Những chú chó trong những tình huống này thường khó bảo hơn và dễ bị giật mình.

Không đến gần, chạm vào hoặc cố gắng di chuyển con chó bị thương. Thay vào đó, hãy liên hệ với chuyên gia thú y hoặc kiểm soát động vật để được hỗ trợ.

Không bao giờ để trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh một mình với bất kỳ con chó nào vì bất kỳ lý do gì.

Nếu bạn bị chó dồn vào chân tường, hãy đứng yên và tránh giao tiếp bằng mắt. Không bao giờ chạy hoặc la hét. Khi con chó ngừng chú ý đến bạn, hãy từ từ lùi lại.

Nếu bị chó xô ngã, hãy ngã sang bên trong tư thế bào thai, che đầu và mặt. Đừng la hét và hãy thật bình tĩnh.

Nếu con chó của bạn cắn một người, điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng. Đầu tiên, nhốt con chó lại và sau đó ngay lập tức hỗ trợ nạn nhân. Nạn nhân nên rửa kỹ vết cắn bằng xà phòng và nước ấm, sau đó đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình bị bệnh, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức. Đối với các câu hỏi liên quan đến sức khỏe, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ thú y, vì họ đã khám cho thú cưng của bạn, biết lịch sử sức khỏe của thú cưng và có thể đưa ra các khuyến nghị tốt nhất.

Minh Trí