Trong 4 thập kỉ qua, các nhà trẻ ở Đức đã thử nghiệm một giải pháp gây tranh cãi để góp phần làm giảm tỉ lệ lạm dụng ma tuý của trẻ em trong tương lai. Câu trả lời là lấy đi đồ chơi của trẻ.
Những nghiên cứu từ những năm 80 cho thấy đồ chơi cũng giống như thuốc phiện – mang lại cảm giác giải thoát. Bằng cách loại bỏ món đồ này, trẻ em sẽ bị ép buộc phát triển những kĩ năng quan trọng hơn như tư duy phản biện, óc sáng tạo và các kĩ năng xã hội.
Đồ chơi cũng giống như thuốc phiện – mang lại cảm giác giải thoát.
Một trung tâm chăm sóc tại Berlin mới đây đã nói không với đồ chơi trẻ em trong vòng 3 tháng. Các giáo viên không đưa ra bất kì hướng dẫn gì và quan sát hành vi của trẻ. Những đứa trẻ về sau tìm ra cách để “mua vui” bằng cách tự thiết kế trò chơi dựa trên những gì có trong phòng.
Không có đồ chơi, những đứa trẻ đó quàng khăn sau lưng và tưởng tượng mình là những loài động vật. Chúng còn xếp ghế để tạo thành tàu hoả hay chơi đùa với những cọc gỗ ngoài sân.
Theo Elisabeth Seifert, quản lý tại Aktion Jugendschutz, một tổ chức phi chính phủ ủng hộ dự án này, trẻ em sẽ có thời gian tự phát triển ý tưởng của mình.
Những đứa trẻ về sau tìm ra cách để “mua vui” bằng cách tự thiết kế trò chơi dựa trên những gì có trong phòng.
“Trong thời gian này, chúng không còn cần những món đồ chơi có sẵn nữa. Chúng tự tạo trò chơi cho mình. Chúng chơi cùng nhau nhiều hơn, qua đó phát triển các nền tảng về tâm lý”.
Nghiên cứu này cũng tương tự với một nghiên cứu khác của Đại học Johns Hopkins, cho rằng sự khan hiếm tạo nên sự sáng tạo. “Trái với suy nghĩ thông thường, nguồn lực dồi dào đôi khi lại không có lợi cho sự sáng tạo”, Meng Zhu và Ravi Mehta, tác giả dự án viết.
“Chúng tôi nhận ra rằng sự khan hiếm thúc đẩy người tiêu dùng suy nghĩ vượt qua những khuôn khổ thông thường của một sản phẩm nào đó, và kích thích tư duy”.
Không có đồ chơi, trẻ em sẽ có thời gian tự phát triển ý tưởng của mình.
Những mô hình “nhà trẻ không đồ chơi“ nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo Hans Mogel, một giáo sư tâm lý từ Đại học Passau, đó là một hình thức lạm dụng trẻ em. Mặc dù vậy, mô hình này cùng thông điệp ý nghĩa của nó cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Trong thời đại công nghệ số như hiện này, trẻ nhỏ cần không gian để phát triển tư duy sáng tạo, điều này có lợi cho sự phát triển của trẻ.