Ông Dương Đức Châm, thôn 6, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã biến vùng đất khô cằn, thành 1 vườn táo sai trĩu quả thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Dẫn lời từ báo Dân Việt, gần một tháng qua, có hàng trăm người đã lặn lội cả trăm cây số đến thôn 6, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp- một xã vùng xa của tỉnh Đắk Lắk- để tìm vào nhà ông Dương Đức Châm. Ông Châm nay đã 53 tuổi, một lão nông chính hiệu và chẳng có gì đặc biệt nhưng vườn táo sạch trĩu quả của ông lại có sức hấp dẫn rất lớn.
|
Vườn táo sai trĩu quả của ông Châm. Ảnh: Dân Việt |
Chủ nhân vườn táo ông Dương Đức Châm cho biết, gần một tháng qua, ngày nào cũng có khách đến thăm quan và mua táo. Ban đầu khi vườn táo mới bước vào thu hoạch chỉ lác đác dăm người, nhưng hiện nay có ngày gia đình ông Châm tiếp cả trăm khách. Đặc biệt vào các ngày cuối tuần, số khách đến mua táo của ông Châm tăng lên rất đáng kể.
Vườn táo của ông là giống táo Đài Loan, được trồng bằng phân hữu cơ và hoàn toàn không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế, người mua rất thích và rất yên tâm. Ban đầu, khi tôi bắt đầu bán táo, họ chỉ đến mua lác đác, nhưng giờ khách tự giới thiệu cho nhau nên số khách vào mua ngày càng đông lên.
|
Gần một tháng qua, ông đã bán được khoảng 100 triệu đồng tiền táo. Ảnh: Dân Việt |
Ban đầu ông đầu tư vào vườn táo hết khoảng 200 triệu đồng. 10 tháng qua, vườn táo phát triển ổn định và bắt đầu cho thu hoạch. Gần một tháng qua, ông đã bán được khoảng 100 triệu đồng, dự kiến đến vụ tới, sẽ hoàn vốn và bắt đầu thu lãi.
Dẫn lời tư báo Nông Nghiệp, bắt đầu từ một bài báo giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo Xuân 21 cho hiệu quả kinh tế cao vô tình đọc được, ông Nhân đã nghiền ngẫm rồi tự tìm đường xuống tận Viện Nghiên cứu rau quả, nơi có giống táo Xuân 21 mới lai tạo để tìm hiểu kỹ lưỡng về loại cây này.
|
Vườn táo Xuân 21 của ông Nhân thu hàng tỷ đồng. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam |
Sau khi trao đổi với các chuyên gia, được khẳng định cây táo Xuân 21 dễ trồng, hợp đất phù sa ven sông như diện tích gia đình đang canh tác, ông tràn đầy niềm hy vọng, quyết định bỏ tiền mua 5 cây về trồng thử. Đúng như lời giới thiệu, cây táo Xuân 21 tỏ ra phù hợp với điều kiện địa hình thấp, úng lụt, sinh trưởng rất nhanh, ngay vụ đầu đã sai trĩu quả.
Cầm trên tay những quả táo đầu mùa căng ngọt, ông Nhân nhanh chóng nhận thấy tiềm năng kinh tế của loại cây này. Cũng ngay năm đầu, ông thu được khoảng 1 tạ quả, bán rất dễ bởi hình thức quả to, màu sáng đẹp, vị ngọt đậm và giòn, khác hẳn với các giống táo đang trồng tại địa phương. Đặc biệt là táo chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên càng dễ tiêu thụ.
Nhờ luôn đảm bảo chất lượng, sản phẩm đầu ra không phải lo tiêu thụ nên chỉ với 2 lao động chính của gia đình, từ mô hình trồng trọt này, hàng năm ông Nhân thu trên 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông cũng tạo công ăn việc làm cho 7 đến 15 lao động là con em trong xã có thu nhập ổn định. Trực tiếp thực hiện những công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao, ông Nhân luôn chân thành chỉ bảo, dạy nghề cho bà con có nhu cầu.
Hơn 10 năm qua, ông Vũ Ngọc Nhân liên tục được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, của Thủ tướng Chính phủ về thành tích sản xuất giỏi. Với kỹ thuật ghép cây giống, ông vừa được công nhận là nông dân sáng tạo của tỉnh Thái Nguyên.
Kiều Trang (T/h)