Doanh nhân – Ca sĩ Quang Thành: 3 yếu tố “vàng” để khởi nghiệp thành công

0
7908

Khởi nghiệp từ buôn bán vải, chính từ ý chí tự lực, chịu khó tìm tòi học hỏi từ một đứa trẻ trong sự bảo bọc yêu thương, giáo dục của gia đìnhtự vươn lên, anh chứng kiến, cảm nhận bao nhiêu thăng trầm cuộc sống quanh mình, những sống gió nghịch cảnh xã hội đưa đẩy trong cuộc sống của Mẹ, giờ đây anh trở thành một doanh nhân thành đạt, biên tp chương trình âm nhc – ca sĩ mẫu mực, giàu lòng trắc ẩn dành cho những mảnh đời bất hạnh, tận tâm với những điều tốt đẹp ngay chính quê hương mình và cả cộng đồng người Việt trên đất Mỹ.

Doanh nhân – Ca sĩ Quang Thành

  “Vật chất, Tiền của, Danh vọng chưa phải là thước đo của sự thành đạt. Chính sự hoàn thiện về nhân cách, kiến thức, ổn định bình yên của gia đình, mang đến cho trẻ em mồ côi, người bất hạnh dẫu chỉ là một nụ cười cũng là góp nhặt hành trang mưu cầu hạnh phúc của đời người mà mỗi chúng ta hướng đến” slogen của Quang Thành.

Tuổi thơ và những trải nghiệm cuộc đời

Sinh ra vào đúng lúc công danh sự nghiệp của Cha mẹ đang thời hưng thịnh nhất, Cha mẹ đã đầu tư tương lai cho các con được giáo dưỡng tại Nhà dòng. Trong gia đình có 6 anh chị em, Sau biến cố 1975 Ba mất sớm một mình Mẹ nuôi dạy các con. Tuy cuộc sống lúc ấy  “Nhìn lên chưa bằng ai, nhưng nhìn xuống may mắn hơn rất nhiều người khác”, anh chưa bao giờ biết đến mùi vị cơ cực lầm than của cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

 

 Quang Thành bên Cha Mẹ những ngày thơ ấu

Quang Thành chia sẻ: “Suốt một thời gian dài sau năm 1975, cuộc sống toàn xã hội có nhiều biến động, quá nhiều khó khăn, nhiều bạn cùng trang lứa như tôi phải bỏ học, một buổi đi rửa chén, đẩy xe thuê, lượm ve chai,… bán lấy tiền về phụ Cha Mẹ kiếm cơm từng bữa, riêng tôi may mắn hơn chỉ biết mỗi việc ăn, học và phụ việc nhà, chỉ có Mẹ sáng thức dậy sớm đi bán vải ở “chợ trời” Tân Bình đến tận chiều tối mới về đến nhà. Cuộc sống anh em Quang Thành như một chuỗi lập trình sẵn, sáng đi học, trưa về ngủ, chiều đi lễ nhà thờ tối làm bài tập và chia ra các ngày học giáo lý hoặc xem TiVi, thường được anh Phương hàng xóm cho đi xem hát, sau đó trở thành nhân vật đầu đàn hay đưa các cô, bác và bạn bè hàng xóm đi xem hát ở rạp Thủ Đô, hôm nào ai không có tiền mua vé Quang Thành “bao” luôn miễn sao đông vui là được, những điều đó chiếm hết thời gian của anh.

Quang Thành cùng bà Ngoại, Cha Mẹ, Anh chị em những ngày tháng hạnh phúc tại Côn đảo

Quang Thành bọc bạch thêm: “Dường như cuộc Cuộc sống của tôi không có khái niệm ở yên một chỗ, rất thích đi chơi ngoài đường nhưng tuyệt đối  không bao giờ bỏ học, muốn đi chơi chỉ có trốn đi Nhà Thờ, mỗi lần như vậy khi về tôi phải tìm hỏi hàng xóm xem Cha hôm nay giảng bài gì? mặc áo gì để về nhà còn biết đường phân bua, giải bày khi Bà Ngọai hay các anh có hỏi. Dù đã chuẩn bị tâm thế đối phó, nhưng đôi khi tôi có lúc bị phạt vạ, mãi cho đến bây giờ tôi vẫn còn sợ hình phạt quỳ gối, nếu có bị đánh đòn cũng chỉ đánh vài roi, còn bị phạt quỳ đến cả tiếng đồng hồ, cảm giác rất khổ sở ”. Qua cái tuổi ngỗ nghịch ấy Quang Thành đã thay đổi ngoan ngoãn được Cha Luyến tuyển vào Ban giúp lễ Thiếu Nhi Nhà thờ Bình Thái suốt nhiều năm liền, có lúc tìm hiểu ơn gọi dự định xin vào chuẩn viện nhưng chúa lại chọn cho một tương lai khác.

 Quang Thành cùng các Anh chị em trước Dinh thự tại Côn đảo

Tuy nhỏ tuổi nhưng không hồn nhiên, cái gì cũng muốn biết, muốn hiểu, hay thắc mắc chuyện người lớn. Những đứa trẻ đồng trang lứa cha mẹ phải lo toan cho cái ăn cái mặc hàng ngày ít thời gian để ngó mắt đến con cái, hầu hết ai cũng được tự do với tuổi thơ của mình, thậm chí có bạn vào đời từ rất sớm làm đủ nghề, còn Quang Thành thì khác, việc nặng có các anh lo, cơm nước có Bà ngọai nấu, dọn dẹp có Chị và em gái, Quang Thành chỉ biết mỗi việc đi học, rủ bọn trẻ đi chơi, bầy trò hát xướng, tắm mưa, đi xe bus ra Saigon tìm hiểu phố xá, đi nhà sách mua chuyện tranh… Tuy đầy đủ hơn các bạn nhưng Quang Thành luôn cảm thấy gò bó và ức chế do bị các anh kèm kẹp quá kĩ.

Quang Thành (Áo ka rô ngồi trên Sư tử) cùng Mẹ và các Anh chị em lúc nhỏ tại Trường dòng Đà lạt

Muốn lớn lên thật nhanh để được tự do, làm nhiều nghề, kiếm nhiều tiền để Mẹ không phải lo toan một mình, giúp người nghèo, những đứa bé thiếu ăn thiếu mặc, Quang Thành mặc dù còn nhỏ nhưng rất ý thức, biết dành tiền tiết kiệm cho mấy bác hàng xóm mượn khi khó khăn, không tính lời làm vốn buôn bán, hàng tháng tặng tiền cho các cụ già neo đơn bán vé số, còn tìm vào hậu trường tặng tiền cho “Nhụy kiều tướng Quân Diệu Hiền có công thắng giặc Ngô, ủng hộ Thị Lộ Ngọc Giàu, trở thàng người thân Cô Lựu Bạch Tuyết’’… Quang Thành tâm sự: “Tôi chẳng cần hiểu tại sao, cứ thấy cảnh nghèo khổ, các cụ già neo đơn, em bé thiếu ăn là thương lắm cứ thế giúp họ vậy thôi, tôi nghe hàng xóm kể lại Ông bà, cha mẹ tôi nhiều đời đều giúp người nghèo, đóng góp cho nhà thờ rất nhiều nên con cháu hưởng phước hạnh”.

Quang Thành và Suoer Đơn trong ngày rước lễ lần đầu tại Giáo sứ Bình thái 

Có những lúc bà con ở nước ngoài liên tục gửi tiền, vải, quà về Việt Nam hỗ trợ Mẹ tôi làm vốn buôn bán nuôi chúng tôi”. Nhớ những ngày gian nan, Mẹ đi bán vải ở “chợ trời”, Mẹ thường đi sớm tới tận khuya mới về, có lúc còn bị bắt phạt nhưng hầu hết những người buôn bán lúc bấy giờ, thường bị kẻ gian rạch túi xách lấy vải, giật đồ vì cuộc sống của họ. Dù mẹ không nói ra, nhưng tôi biết mẹ rất vất vả buôn bán cả ngày nắng mưa ngoài đường, cảm giác nguy hiểm nữa, mẹ chắt chiu kiếm từng đồng để lo cho anh chị em ăn học, đêm chằn chọc không ngủ lo nghĩ về Ba khóc thầm. Ba Mẹ tôi ngày xưa không tích lũy của cải, có bao nhiêu tiền cũng dồn hết đóng tiền học cho các con học trường dòng, trường nổi tiếng để được giáo dưỡng trí đức và giúp người cơ nhỡ. Xem đó là gia tài to lớn dành cho các con kiến thức, giáo dục và phước báu”.

Các Anh Quang Thành tại trường dòng Mến Thánh giá tại TP. Đà Lạt

Mẹ thay Ba nuôi dạy các con nhưng Tôi rất ngạc nhiên anh em chúng Tôi chưa bao giờ được lãnh roi đánh đòn dù chỉ một lần. Một thời gian sau chợ trời nơi bấy lâu mẹ tảo tần sớm hôm lo cho cả gia đình bị giải tỏa, tôi rất mừng vì mẹ không còn đi sớm về khuya nữa, mẹ ở nhà xoay qua mở tiệm tạp hóa, lúc lên 10 Tôi thường tình nguyện đi với chị gái ra chợ lớn mua hột vịt, tôm khô, bột ngọt … về cho mẹ bán lại. Nhờ tiết kiệm, tích cóp được số vốn, mẹ tôi mở sạp bán tạp hóa ở chợ gần nhà với nhiều mặt hàng thiết yếu hơn”.

Những thành quả đầu tiên

Từ một cậu bé ngoan ngoãn chỉ biết học và được bảo bọc, mẹ lo tất cả nhưng có lẽ cậu bé Quang Thành đã trưởng thành hơn so với những bạn đồng trang lứa khác, biết yêu thương mẹ, biết tổ chức sắp xếp, biết tính toán chia sẻ công việc cho bạn bè. Quang Thành nói: “Những ngày còn bé, tôi không bao giờ muốn làm phiền Mẹ, tôi khác hoàn toàn với các anh, các anh  muốn gì được nấy, Mẹ không từ chối các anh bất cứ điều gì, có hôm Mẹ biết tôi thích ăn bánh tiêu đường, muốn mua cho tôi, nhưng tôi nói dối Mẹ con không thích ăn bánh đó nữa để Mẹ khỏi bận tâm. Tết đến cả nhà ai cũng có quần áo mới, riêng tôi chỉ chọn mặc quần áo của các anh để lại nếu dài, rộng thì tự bóp lai mà mặc, có hôm đang trả bài cho cô giáo hồi hộp thở mạnh vì run nên áo bun toan hết nút thấy hết cả bụng và rốn vì mập tròn, giày dép, sách vở cũng chỉ nhận phần thừa từ các anh, tôi không bao giờ thích gì cả ngoài việc muốn Mẹ luôn bên cạnh mình. Năm lớp 6, lần đầu tiên Tôi kiếm được những đồng tiền từ chính công sức của mình qua việc phục cụ cầm cờ, đánh trống cho nhà thờ và mỗi khi có đám tang. Để có việc làm, tôi thức thật sớm đến nhà Ông trùm xóm đạo để nhận cờ, trống chia nhau cho các bạn mỗi người một việc làm. Đến năm học lớp 8, tôi muốn có một chiếc xe đạp để đi với người ta, trong khi các anh đổi xe máy, tôi tìm đến ông anh họ làm Hiệu trưởng trường ngoại ngữ ở Chợ Lớn, nhờ giới thiệu tôi được một chân thầu vệ sinh lớp học cho trường, tôi cùng với  chị gái và 4 người bạn bắt tay ngay làm việc mỗi cuối tuần. Cứ hồn nhiên tận tụy với công việc như thế cuối tháng tôi lãnh lương được kha khá, về tôi chia cho chị và bạn bè coi như trả công. Số tiền còn dư lại tôi mua phụ tùng xe đạp để dành, tự ráp cho mình chiếc xe đạp hoàn thiện bằng chính công sức của bản thân mình làm ra, tự tôi lao vào kiếm việc chứ ở nhà có ai bắt làm thế đâu.”.

Quang Thành được Cha bế trong một lần thăm viếng Nhà thờ Đức mẹ Fatima (Bình Triệu).

Không ngừng việc kiếm tiền chân chính bằng công sức lao động của chính mình Quang Thành còn mở rộng tìm kiếm tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong xóm, đó là niềm vui động lực cho Quang Thành vượt qua tất cả khó khăn chung, Quang Thành tâm sự: “Từ bé tôi luôn muốn tự lập, tự lo và tự quyết định, tôi không rơi vào nghịch cảnh nhưng biết nhìn, hiểu và cảm thông những hòan cảnh, thân phận quanh mình nhờ được giáo dục từ gia đình, nhà thờ và thầy cô, biết thương Mẹ một mình, biết giúp bà con hàng xóm, bạn bè. Tôi nhìn đâu cũng thấy kiếm được tiền, mỗi sáng thức sớm phụ Mẹ dọn hàng buôn bán ngoài chợ rồi về đi học, có bất cứ công việc gì cũng lao vào làm được miễn sao không sai trái.  Năm lên lớp 10, sáng đi học chiều về tôi thầu công, nhận bao xi măng đã qua sử dụng về lột phần giấy bên ngoài bán ve chai, phần bên trong giặt sạch cắt ra may giỏ xách, chia cho những gia đình xung quanh cùng làm, thấy bà con trong xóm có công ăn việc làm đó là niềm vui lớn nhất của tôi”.

Vượt qua thử thách, vươn tới thành công 

Năm 18 tuổi, anh chính thức khởi nghiệp, gia đình Quang Thành trở lại kinh doanh ngành vải sợi. Nhờ có gia đình người Dì ruột dệt vải ở Trung Chánh giới thiệu, Quang Thành tìm đến tới các khu dệt may Tân Phú, Tân Bình, Hóc Môn thu mua vải mộc, mang đi nhuộm in, rồi mang đi bỏ sỉ tại chợ đầu mối lớn nhất khu Soái Kình Lâm và Chợ Bình Tây và tiếp theo là mở 2 cửa hàng bán vải sỉ lớn tại khu vực này. Nhờ chịu khó, chăm chỉ bỏ công buôn tận gốc, bán tận ngọn cả gia đình ăn nên làm ra.

Quang Thành những ngày tuổi trẻ đam mê Âm nhạc

Nhớ lại ngày đầu ấy, cái khó của Quang Thành khởi nghiệp trong tay chỉ có một số vốn riêng giới hạn, không huy động hoặc mượn tiền của gia đình, với suy nghĩ nếu thành công mọi người cùng hưởng, nếu thua một mình chịu, mỗi lần lên nhà thầu vải lấy về chỉ được một cây hàng, chạy về chợ giao xong lại cất công đi lấy, nhưng Quang Thành không nản trí, cứ hết cây này rồi tiếp tục gom tiền lấy cây vải khác tiếp về bán và cứ thế Quang Thành quay như chong chóng và phát triển ngày càng nhiều với số lượng lớn, nhờ uy tín mà chủ hàng giao cho cả xe tải vải để Anh Ba phân phối xuống tận miền tây và liên tỉnh. Quang Thành bộc bạch: “Không có gì tự trên trời rơi xuống cả, do mới ra nghề, lần đầu mang vải đi bán phát hiện cây vải bị lỗi bán bị khách hàng trả lại. Tôi suy nghĩ nếu giờ mang vải về trả lại cho chủ hàng thì xem như đường buôn bán của mình chính thức khép lại, cây vải đầu tiên chấp nhận bán lỗ để lấy tiền về giao đủ cho chủ vải đúng hẹn, không tranh cãi, kêu than để giữ uy tín. Cứ thế công việc kinh doanh của tôi thuận buồm xuôi gió và phát triển nhờ biết tiến thoái, biết người biết ta, biết chọn cách ăn ít no dai và tuyệt đối phải uy tín. Phương châm làm việc là biết quan tâm đến quyền lợi của Chủ hàng, khách hàng, không nói thách, không tham lời, bao hàng, bao giá, hầu hết những người Hoa kinh doanh ở chợ lớn lúc bấy giờ là như thế, tôi học được từ họ đức tính cần mẫn và uy tín”.

Quang Thành luôn bên cạnh Mẹ trong mọi lúc

Sự cần cù, chịu khó, uy tín của Quang Thành sau hai tháng kinh doanh Quang Thành đủ tiền mua xe Honda với giá 9 chỉ vàng 24K, rồi xe cub, xe môtô sau này. Khi công việc kinh doanh tiến triển tốt cần thêm người phụ, anh Hai đang mua bán điện máy, anh Ba đi dạy học, anh Tư thổi kèn trong ban nhạc đều nghỉ để về cùng làm ăn. Tuy làm ăn nhưng vẫn bảo đảm việc học tập tốt, cũng trong năm học lớp 12, lúc ấy Quang Thành muốn học khối C (Văn, Sử, Địa), Đại Học Pháp Lý Bình Triệu, nhưng lại trúng tuyển vào Nhạc viện Thành phố hệ chính quy.

Quang Thành những ngày tháng sinh viên hệ chính quy nhạc viện Thành Phố.

Doanh nhân – Ca sĩ Hải Quang Thành trong một lần thăm thầy  (Giáo sư Đào Quốc Trụ Nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc – nhạc viện TP).

Quang Thành cùng Cải lương Chi Bảo Bạch Tuyến nhiều năm tháng luôn gắn bó Chương trình Bảo tồn Âm nhạc Dân tộc.

Lúc đó Quang Thành muốn học cho biết căn bản, Quang Thành nghĩ có điều kiện để đi và tiếp cận nhiều người nhiều giới, Quang Thành hay đi vui chơi ở các câu lạc bộ, vũ trường và kết nối lập ban nhạc riêng phục vụ miễn phí cho địa phương. Đi hát để thỏa mãn sở thích, tổ chức, biên tập, điều hành của chính mình. Nhưng mọi thú vui chơi buộc phải dừng lại khi người Anh Hai mất đột ngột vì bị suy hô hấp cấp tính. Lúc này gia đình thất thoát hầu hết vốn kinh doanh, vì những người mua hàng, thiếu nợ đã nhân cơ hội cao bay xa chạy, trùng lúc phong trào huy động vốn vỡ nợ kéo dây khắp các tỉnh thành thời “Nước hoa Thanh Hương”. Lúc này Quang Thành gác lại tất cả và chỉ có một con đường duy nhất là trở lại công việc Kinh doanh để vượt qua khủng hoảng chung.

Một Quang Thành hoạt náo, thông minh, tinh tế, kinh doanh giỏi ngày nào đã nắm bắt được thời điểm nước ngoài đầu tư mạnh vào Việt Nam, ngay lập tức anh kiếm trường tập trung học anh văn và đăng ký học các lớp nghiệp vụ thương mại khác để đầu tư thêm kiến thức vững vàng bước vào thời kỳ kinh tế thị trường. Đầu Năm 1995, Tập đoàn British American Tobaco (Công ty thuốc lá 555) mở văn Phòng đại diện tại Việt Nam, Quang Thành tham gia phỏng vấn được tuyển vào công ty. Nhờ có kinh nghiệm trong kinh doanh, có kiến thức và kỹ năng giao tiếp phục vụ khách hàng, đặc  biệt sự tin tưởng của Giám đốc người nước ngoài, họ đã tuyển chọn, tài trợ anh tham dự các khóa đào tạo khoa kinh doanh quốc tế chương trình dành cho những nhân tố tiềm năng phát triển của công ty, nhờ thế mà doanh thu cao, được tăng lương, thăng chức nhanh chóng. Quang Thành tâm sự: “Có được thành công đó do những ngày tháng trải nghiệm ở chợ, tôi hiểu được tâm lý của khách hàng, khả năng thương lượng thuyết phục được đối tác với phương châm “Win – Win”. Đây là đặc điểm quan trọng  nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào tôi áp dụng đã thành công”.

Doanh nhân Quang Thành đang huấn luyện cho các nhân viên Marketing thuộc Tập Đoàn BAT (Anh Quốc) tại Việt Nam.

Cùng lúc làm việc cho công ty anh đã tích lũy một số vốn, Quang Thành đầu tư vào mua đất ngọai thành, mua nền rồi bán lại, với phương thức mua nhanh bán gọn, kín đáo, hiệu quả. Có được thành quả hơn mong đợi, Quang Thành phần lớn là nhờ trải nghiệm, được đào tạo và làm việc với những người thành đạt, từ nhân viên tiếp thị trở thành giám sát, điều hành, huấn luyện nhân viên, đại diện công ty đàm phán thương mại các tập đoàn lớn. Từ đó Quang Thành đã thấu hiểu và đúc kết được phương châm:

  • Tuyệt đối Uy tín với tam cấp quyền lợi “Chủ – Nhân viên – Khách hàng”.
  • Tinh thần làm việc đồng đội, tạo dựng, kết nối mối quan hệ kinh doanh lành mạnh, lâu dài.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, tìm kiếm, học hỏi gương thành công lẫn thất bại từ chính mình và người khác.

Đó là 3 yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh trong bất cứ môi trường làm việc nào, ngay cả giới showbiz.

Doanh nhân Quang Thành đang huấn luyện cho các nhân viên điều hành tiếp thị thương mại thuộc Tập Đoàn BAT ( Anh Quốc ) tại Việt Nam.

Năm 2002 anh quyết định cùng gia đình đi Mỹ định cư. Với lý do, bảo đảm cho Mẹ, người lớn tuổi được sống trong môi trường an sinh xã hội tốt, đầu tư tương lai cho thế hệ tiếp theo. Bước đầu khởi nghiệp tiếp tục trên đất Mỹ anh đã trải qua rất nhiều ngành nghề như: mở tiệm nail, tiệm tóc, mua nhà giá rẻ, đầu tư, phân phối các sản phẩm dinh dưỡng và thẩm mỹ chất lượng cao.

Theo Quang Thành cuộc sống Mỹ không phải lúc nào cũng là thiên đường, lúc thành công cũng không hoang tưởng, lúc khó khăn không nên than vãn, hay cho phép buông thả, suy nghĩ  tiêu cực. Sau thời gian ngắn cuộc sống gia đình đã ổn định, Quang Thành đã có cổ phần trong các tiệm nail, điều hành công ty Doctor’s Nutrivita USA chuyên phân phối các sản phẩm chất lượng cao về dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Fucoidan Force – Một trong những sản phẩm bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa, hỗ trợ bệnh nhân ung thư.

Khi ổn định anh chính thức quay trở lại showbiz bằng việc hợp tác với ông Tô Văn Lai (Chủ Trung Tâm Thuý Nga) Tổ chức và biên tập thành công các chương trình nghệ thuật: Tình khúc vượt thời gian, tự tình quê hương, cội nguồn Việt … Phục vụ bà con kiều bào khắp nơi, thỏa nỗi nhớ quê hương và gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người. Đồng thời anh cũng là một trong những nghệ sĩ tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện, gây quỹ xây Nhà thờ, Chùa, Nhà dưỡng lão tại Hải ngoại.

Ca sĩ Quang Thành và Danh ca Khánh Ly trong một tour lưu diễn tại châu Âu

Hơn 10 năm nay Quang Thành quyết định dành nhiều thời gian trở lại Việt Nam với ngành phân phối thực phẩm và dinh dưỡng. Quang Thành đã có một số mối quan hệ đối tác ổn định tại thị trường này. Ngòai việc kinh doanh riêng của mình, Quang Thành phối hợp cùng Công ty tiếng xưa saigon và Đông Đô show Hanoi tổ chức thành công các đêm nhạc mang lại giá trị nghệ thuật và hiệu quả kinh tế.

Với vai trò biên tập âm nhạc và đồng tổ chức chuỗi những đêm nhạc khắp các tỉnh thành Việt Nam với sự góp mặt của  những danh ca hàng đầu như: Khánh Ly, Lệ thu, Tuấn Ngọc, Lê Uyên Phương, Thanh Tuyền, Phương Dung, Ý Lan, Khánh Hà …., cùng Nghệ sĩ Kim Cương, Ngọc giàu, Bạch Tuyết, Thanh Thủy, Tài Linh, Phượng Mai… Nhờ uy tín và sự tin tưởng Quang Thành đã kết nối văn nghệ sĩ trong và ngoài nước cùng doanh nghiệp tham gia những hoạt động gìn giữ Văn hóa Việt và thiện nguyện ý nghĩa tại chính quê hương mình.

Vươn lên từ ý chí tự lập để thành đạt Doanh nhân Ca sĩ Quang Thành đã không quên cội nguồn của mình thông qua việc sáng lập và  tích cực thực hiện dự án thiện nguyện “Vòng tay nhân ái” kết nối các Văn nghệ sĩ, Nhà tổ chức và những người bạn doanh nghiệp thực hiện những đêm nhạc thiện nguyện nhằm bảo tồn Văn hóa, vừa chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ tích cực cho các mái ấm tình thương, nhà hưu dưỡng, bệnh nhân nghèo…. trên tinh thần phục vụ, đóng góp cho công đồng người Việt khắp nơi. Quang Thành cho rằng: “Hơn 10 năm với vòng tay nhân ái một đoạn đường không phải là ngắn với nhiều hạnh phúc lẫn chông gai, Chúng tôi một bàn tay, nhiều bàn tay và cả một vòng tay trong nhân ái, tạ Ơn người, Ơn đời”.

Ca sĩ Quang Thành và Danh ca Khánh Ly cùng những người bạn trong chương trình “Vòng tay nhân ái”

Doanh nhân – Ca sĩ Quang Thành mong muốn hỗ trợ, chắp cánh những ước mơ cho thế hệ trẻ với tâm niệm: “Hãy  học, hãy làm, hãy cho đi những gì có thể và hơn thế nữa vì một thế giới yêu thương, vì một tương lai Việt Nam vững mạnh, Văn Hóa, Nhân ái”.

Xí Đặng