Startup Việt: Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

0
1954

 Chưa khi nào cụm từ Cách mạng công nghiệp 4.0 lại được nhắc đến nhiều như thời gian gần đây.

Sau các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai vào cuối thể kỷ 19, lần gần đây nhất cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào những năm 1970. Cũng giống như các cuộc cách mạng trước đó là sự thay đổi chóng mặt về năng suất lao động nhờ việc sử dụng máy móc thay thế con người. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tính chất của nó cũng không thay đổi, đó là sự ra đời của các loại công cụ giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí và giải phóng sức lao động của con người. Viễn cảnh một ngày nào đó các doanh nghiệp lớn chỉ cần vài chục con robot có thể thực hiện

một khối lượng công việc tương đương mấy chục ngàn công nhân, thậm chí thực hiện những công việc đòi hỏi có độ chính xác đến gần như tuyệt đối. Cuộc cách mạng đang diễn ra đã và đang tác động lớn đến đa số các quốc gia trên toàn cầu và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi tác động đó. Dù được dự báo là sẽ tạo nên nhiều nguy cơ tiêu cực như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhưng Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ mang lại cơ hội chưa từng có cho các bạn trẻ khởi nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung..

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không dành riêng cho ai, mà nó tác động cũng như dành cho toàn bộ mọi người từ cá nhân nhỏ lẻ, gia đình, đội nhóm, tập thể, công ty, tập đoàn…

Chính phủ không đứng ngoài cuộc khi liên tục truyền thông và tổ chức các sự kiện nói về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 ngày 3/4/2017:

“Phải tận dụng cơ hội, có giải pháp hạn chế thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0. Các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, bản thân các tập đoàn, tổng công ty phải làm tốt công tác truyền thông, tăng cường nhận thức về cách mạng công nghiệp 4.0, “để toàn xã hội, từng người dân, mọi doanh nghiệp, mọi cơ quan, các tổ chức đều hiểu về thời cơ, thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0”,

Sự phát triển về công nghệ thông tin ở Việt Nam không thua kém so với thế giới, chưa kể đến sự nắm bắt và sáng tạo của giới trẻ trong công nghệ thông tin rất có tiềm lực.

Là một nước thu nhập thấp và xã hội còn quá nhiều vấn đề cần giải quyết thì đó là một môi trường đầy cơ hội cho các bạn trẻ tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp để khởi nghiệp.

Quan trọng nhất của khởi nghiệp là đam mê và khát vọng. Học cách sống có đam mê và khả năng duy trì khát vọng trước khi có ý định tham gia khởi nghiệp.

Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ và xã hội bản thân các bạn trẻ cần tự thân trang bị cho mình sức mạnh từ bên trong, từ kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh… nhìn nhận khách quan để bổ sung hoàn thiện sự yếu kém của mình.

Tập trung vào những giá trị khác biệt và khả năng tạo ra giá trị có ích cho xã hội, cho cộng đồng trước khi nghĩ đến tiền. Bởi vì giá trị cốt lõi là yếu tố tạo nên sự bền vững cho khởi nghiệp.

Gerrard Nguyễn