Điểm tin thế giới sáng 24/4: Mỹ viện trợ lớn cho Greenland; Châu Phi lo sợ Covid-19 bùng phát

0
485

Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Sáu (24/4) xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh: chụp màn hình video của Fox News).

Mỹ viện trợ lớn cho Greenland

Hoa Kỳ đã công bố gói viện trợ kinh tế trị giá 12,1 triệu đô la cho Greenland vào thứ Năm nhằm tăng cường mối quan hệ với hòn đảo này và thúc đẩy sự hiện diện quân sự lớn hơn của Hoa Kỳ ở Bắc Cực, theo Reuters.

Cùng ngày, chính quyền Greenland đã bày tỏ sự vui mừng đối với quyết định trên của Hoa Kỳ. Hòn đảo của Đan Mạch sẽ tiếp nhận gói viện trợ của Mỹ để đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Reuters cho hay, Greenland mặc dù chỉ có 56.000 dân nhưng rất giàu tài nguyên, và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với quân đội và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Hoa Kỳ, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang không ngừng tìm cách gây ảnh hưởng thương mại và quân sự thông qua hòn đảo này tới Bắc Cực.

Châu Phi lo sợ Covid-19 bùng phát

Đặc phái viên của Liên minh châu Phi (AU) Tidjane Thiam hôm thứ Năm đánh giá rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán nếu bùng phát ở châu Phi thì sẽ là một thảm họa cho châu lục này, Reuters đưa tin.

Trong một cuộc hội thảo trực tuyến, ông Thiam cho biết, tính bình quân, châu Phi chỉ có 1,8 giường bệnh/1000 dân, vì thế trong trường hợp bị Covid-19 tấn công mạnh sẽ “không có khả năng” chống đỡ.

Theo cập nhật của Worldometers, tính tới sáng ngày 24/4 (giờ Việt Nam), châu Phi có 2.948 người nhiễm virus Vũ Hán (tăng 1,292), trong đó có 1.290 người tử vong (tăng 46 người), 8.450 người hồi phục, và 173 người ở tình trạng nguy kịch.

Mỹ có thể sẽ không khôi phục tài trợ cho WHO

Trên chương trình của Fox News hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo nói rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cần phải được cải tổ mạnh mẽ sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, và cho biết Mỹ có thể sẽ không bao giờ khôi phục tài trợ cho tổ chức này.

Theo ông Pompeo, WHO phải “thay đổi cấu trúc” để khắc phục “các yếu kém” của tổ chức này. Khi được hỏi rằng việc cải tổ này có bao gồm sự thay đổi người lãnh đạo WHO hay không, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng “thậm chí còn cần phải thực hiện hơn thế nữa”.

Tổng thống Trump và nhiều quan chức trong nội các của ông đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích WHO về sự yếu kém trong cách phản ứng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ám chỉ rằng tổ chức này nhận tài trợ lớn của Mỹ nhưng lại thiên vị Trung Quốc.

Tháng ăn chay Ramadan vẫn diễn ra giữa đại dịch

Ả Rập Xê Út thông báo tháng ăn chay Ramadan sẽ được bắt đầu vào thứ Sáu (26/4) nhưng việc cầu nguyện sẽ không được tiến hành tại các nhà thờ như mọi khi để tránh lây lan virus Vũ Hán, theo AFP.

Theo truyền thống, trong tháng ăn chay, người Hồi giáo sẽ không ăn không uống vào ban ngày, và sẽ tụ họp các thành viên gia đình vào ban đêm. Vào thời gian này họ cũng thường tập trung số lượng lớn tại các nhà thờ, đặc biệt là vào buổi tối.

Nhưng do đại dịch, tại thời điểm này, hầu hết các quốc gia Hồi giáo đã đóng cửa nhà thờ và yêu cầu người dân cầu nguyện tại nhà, bên cạnh việc áp đặt lệnh giới nghiêm để hạn chế sự lây lan của loại virus chết người tới từ Trung Quốc.

Ả Rập Xê Út hiện là một trong những điểm nóng của đại dịch Covid-19 ở châu Á, với 13.930 người nhiễm bệnh, là ổ dịch lớn thứ 6 của châu lục này.

Nhà báo Nga chỉ trích tổng biên tập ủng hộ Putin

Các nhà báo tại tờ Vedomosti, một trong những hãng tin lớn nhất ở Nga, hôm thứ Năm, đã cáo buộc tổng biên tập của họ tuân theo sự kiểm duyệt ủng hộ quan điểm truyền thông của chính phủ Putin, và đề nghị ban giám đốc tòa soạn phải thay đổi người này, theo Reuters.

Trong một bài viết đăng trên trang web của tờ báo, các nhà báo phàn nàn rằng Tổng biên tập Andrei Shmarov đã không cho đăng tải kết quả cuộc thăm dò ý kiến người dân của một tổ chức nghiên cứu vì nó có thể gây khó chịu cho Kremlin.

Một ngày trước đó, nhà báo Kseniya Boletskaya của Vedomosti đã công khai chỉ trích ông Shmarov vì cấm đưa tin về kế hoạch thay đổi hiến pháp của Tổng thống Putin, kế hoạch mà nhiều người tin rằng nó có thể giúp ông Putin tiếp tục nắm quyền lực tới năm 2036.

Tổng hợp