Trang chủ Tin tức Điểm tin trong nước tối 18/6: Hà Nội nguy cơ cao bùng...

Điểm tin trong nước tối 18/6: Hà Nội nguy cơ cao bùng phát dịch; Việt Nam trao đổi nối lại đi lại với Trung Quốc

0
988
Mục điểm tin trong nước tối 18/6 gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (ảnh chụp màn hình báo Zing).

Hà Nội nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết

Trong ngày hôm qua, 17/6, Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh SXH tại xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội).

Tính đến 17h ngày 16/6, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) ghi nhận 8/21 xã có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết với tổng số 89 trường hợp, trong đó số bệnh nhân đang được điều trị là 52 ca, số người được điều trị khỏi là 37, theo Anninhthudo.

Đặc biệt, tại xã Tam Hiệp, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trong những ngày gần đây. Toàn xã đã ghi nhận 81 ca mắc, trở thành xã có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của Hà Nội.

Qua kiểm tra trực tiếp tại một số hộ gia đình trên địa bàn xã Tam Hiệp, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội phát hiện nhiều dụng cụ chứa nước vẫn còn các ổ bọ gậy, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết.

Việt Nam trao đổi nối lại đi lại với Hàn Quốc, Nhật Bản Trung Quốc

Trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết khả năng Việt Nam nối lại đi lại với các nước trong bối cảnh Việt Nam đã bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 18/6 cho biết: “Căn cứ tình hình và nhu cầu của hai bên, Việt Nam đang trao đổi với một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản về việc từng bước nối lại đi lại”.

Việc nối lại giao thông sẽ dựa trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các biện pháp phòng dịch với các điều kiện cụ thể, không được để lây lan dịch bệnh, trước mắt là tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, nhà quản lý các nước trên quay trở lại Việt Nam làm việc và thực tập sinh, lao động Việt Nam đi các nước nói trên làm việc, người phát ngôn cho biết, theo Zing.

Cùng ngày Ngành đường sắt cho biết sẽ tổ chức nhiều đoàn tàu riêng để đưa các tổng 1.000 chuyên gia, lao động Trung Quốc nhập cảnh từ Lạng Sơn đến Quảng Ngãi trong tháng 6 này. Trước đó chuyến tàu đầu tiên đã khởi hành ngày 12/6, đưa 137 lao động từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến ga Quảng Ngãi.

Phạt hơn 100 triệu đồng, buộc dừng hoạt động cơ sở sản xuất nước lọc từ nước mương

Ngày 18/6, bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, cho biết Thanh tra Sở vừa kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước lọc đóng chai Liêm Sơn, nhãn hiệu Vinalis của ông Nguyễn Văn Hệ, xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên.

Cơ sở này vi phạm nhiều lỗi, như: hoạt động sản xuất nước nước lọc không có giấy phép, dùng nước mương bẩn để lọc, đóng chai. “Dự kiến mức phạt đối với cơ sở hơn 100 triệu đồng, đồng thời phải dừng hoạt động”, bà Xanh nói trên VnExpress.

Trước đó người dân phản ánh nước đóng chai nhãn hiệu Vinalis được chủ cơ sở Liêm Sơn quảng cáo “nguồn nước được lấy ở chân núi chợ Giời ngàn năm mây phủ, vừa ngọt vừa ngon”, nhưng thực tế được lấy từ mương nước ô nhiễm chảy qua khu dân cư, sau đó xử lý, đóng chai và bán.

Nữ khách Vietnam Airlines tử vong sau khi ngã trên xe thang máy bay

Ngày 17/6, Tổng công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines cho hay, hai hôm trước, chuyến bay VN1379 từ Huế đi TP.HCM hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h. Sau đó, hành khách H.T.A.T. (50 tuổi) xuống máy bay bằng xe thang, theo Zing.

Trong lúc di chuyển xuống thang, nữ khách bị ngã và chảy máu vùng đầu. Lực lượng chức năng sau đó đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175. Tuy nhiên, bà T. tử vong vào ngày 16/6.

Thời điểm bà T. bị ngã, thời tiết tại khu vực sân bay khô ráo, trời không mưa. Xe thang được trang bị mái che và các bậc thang khô ráo.

Hiện, Vietnam Airlines phối hợp các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân sự cố.

Không ủng hộ đề xuất ngừng cung cấp điện, nước để cưỡng chế vi phạm

Trên báo Lao động sáng 18/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, về đề xuất “ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước” để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vừa được trình Quốc hội, vẫn còn nhận được những ý kiến khác nhau.

Thành viên Quốc hội đoàn Hà Nam cho rằng, điện, nước không phải là tang vật, phương tiện được sử dụng cho hành vi vi phạm hành chính nên không thể là công vụ, phương tiện cưỡng chế…

“Điện nước là dịch vụ thiết yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Nếu thiếu các dịch vụ này các hoạt động trên phải dừng. Như vậy, đây là biện pháp buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt, tôi cho rằng lập luận như vậy là không mang tính thuyết phục”.

Thảo luận về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) cho rằng, về các phương pháp cưỡng chế hành chính, đến nay có đến 23 biện pháp để nhà nước áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

“Bây giờ lại bổ sung thêm một biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện nước tôi nhận thấy cơ quan công quyền của chúng ta rất yếu kém, rất bất lực, pháp luật không nghiêm” – ông Cầu nói.

“Ví dụ, chủ một trang trại lợn hơn 3.000 con vi phạm môi trường mà cắt điện nước của họ thì đàn lợn của họ sẽ như thế nào, hay như một nhà máy bia cũng vi phạm môi trường nếu ta cắt điện, nước thì sẽ xảy ra hậu quả như thế nào?”- ông Cầu đặt câu hỏi.

Còn Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội (ĐBQH đoàn An Giang) nêu quan điểm không ủng hộ việc cắt điện, cắt nước. Đề nghị bỏ biện pháp này.

Tổng hợp