Điểm tin chiều 24/6: IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn; 3 triệu khách hàng Việt Nam bị tăng vọt tiền điện

0
488

Mục Điểm tin kinh tế ngày 24/6 có những thông tin: IMF tiếp tục dự báo viễn cảnh khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu; Vải thiều Việt Nam cháy hàng tại Nhật Bản…

Ảnh: Shutterstock.

IMF tiếp tục dự báo viễn cảnh khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu

Theo Bloomberg đưa tin, sau khi dự đoán khủng hoảng và suy thoái mạnh nhất trong gần một thế kỷ, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF sẽ đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu trong tuần này và dự kiến mọi thứ sẽ tồi tệ hơn.

Cụ thể, theo các quan chức của IMF dự báo kinh tế mới trong tháng này có thể còn bi quan hơn so với tháng 4, trước đó, IMF cho biết việc đóng cửa và giãn cách xã hội toàn cầu vì Covid-19 sẽ gây suy thoái 3% trong năm nay.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng sẽ công bố các dữ liệu phục vụ cho cuộc họp vào tháng 6, và quyết định mở rộng chương trình mua trái phiếu đại dịch.

Một số ngân hàng thương mại trung ương các nước dự báo sẽ giảm lãi suất cơ bản như Thổ Nhĩ Kỳ, Kenya, Philippines, đặc biệt tại Brazil, các nhà hoạch định chính sách đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 2,25%.

 Với Nam Phi, bộ trưởng Tài chính nước này sẽ lập ngân sách điều chỉnh để chuyển 7,5 tỷ USD sang gói kích cầu.

Ngân hàng trung ương New Zealand đã thông báo chính sách sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2010, tương tự, Argentina với tổng sảng phẩm quốc nội quý 1 sụt giảm cũng mở đầu cho những cuộc suy thoái sâu nhất trong khu vực năm 2020.

Hơn 3 triệu khách hàng bị tăng vọt tiền điện, liệu có sai sót?

Ngành điện cho biết do nắng nóng kéo dài phải dùng các thiết bị làm mát, có khoảng khoảng 3,1 triệu khách hàng có lượng điện tiêu thụ trong tháng 6/2020 tăng từ 30-300%.

Theo VnExpress, trong tháng 6, hóa đơn tiền điện tăng vọt khiến nhiều người bức xúc và đặt nghi vấn liệu có sai sót trong khi ghi chỉ số công tơ điện.

Tuy nhiên, theo đại diện của Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do đợt vừa qua Bắc và Trung Bộ vừa chịu đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài dẫn đến tình hình tiêu thụ điện của người dân tăng cao.

Theo số liệu thống kê của ngành điện, so với tháng 4/2020 có hơn 3,1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện sinh hoạt cao hơn 30% trong đó có khoảng 1 triệu khách hàng tiêu thu điện năng tăng 50% và hơn 200.000 khách hàng tiêu thu điện năng tăng 300%.

Cùng với mức tăng của tiêu thụ điện năng cộng với cách tính giá điện lũy tiến thì người dân càng dùng nhiều điện thì số tiền trả càng cao. Điều đó dẫn đến hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình tăng vọt.

Đối với nghi vấn sai sót của ghi chỉ số điện và công tơ điện, theo đại diện của EVN thì hệ thống này được kiểm định đạt tiêu chuẩn. Đối với những khu vực đã thay thế sang công tơ điện tử, ngành điện sẽ thu thập số liệu tiêu thụ điện nặng động, từ xa. Với công tơ điện cơ khí, nhằm hạn chế sai sót  ngành này áp dụng phần mềm có tính năng cảnh báo nếu vượt sản lượng.

Thực tế thì vẫn có những vụ sai sót xảy ra, khiến người dân sốc và bất ngờ vì số tiền điện tăng chóng mặt

Theo báo Người lao động ngày 22/6, một khách hàng tại Đồng Hới – Quảng Bình đã phải trả số tiền điện lên tới 58 triệu đồng do  bị ghi nhầm chỉ số điện. Về phía Điện lực tỉnh Quảng Bình cũng xác nhận với phóng viên, con số này cao gấp 100 lần so với các tháng trước và  thừa nhận có sai sót trong khi ghi chỉ số điện của khách hàng này.

Tổng thống Mỹ bảo vệ việc làm cho người dân trong nước bằng hạn chế thị thực lao động nước ngooài

Theo VTV, Tổng thống Donald Trump cho rằng hành động này sẽ bảo vệ việc làm của người lao động Mỹ vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, đồng thời đảm bảo nguồn lực y tế cho các bệnh nhân người Mỹ.

Quy định mới này ảnh hưởng tới nhiều loại thị thực khác nhau, bao gồm chương trình H1-B dành cho lao động tay nghề cao và L-1 dành cho cấp quản lý được luân chuyển trong công ty. Ngay cả những người lao động đã được cấp thị thực nhưng hiện đang ngoài lãnh thổ nước Mỹ cũng không được phép nhập cảnh cho đến khi quy định nới lỏng.

Chính sách này sẽ tác động tới hàng trăm công ty và hàng nghìn lao động nhập cư, riêng với chương trình H1-B, mỗi năm có khoảng 85.000 lao động được cấp VISA này.

Trước đó, Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh hạn chế nhập cảnh vào Mỹ, có hiệu lực trong vòng 60 ngày, sau khoảng thời gian này, ông sẽ xem xét lại sắc lệnh và có thể thay đổi cách thức thực hiện hoặc gia hạn thêm.

Vải thiều Việt Nam cháy hàng tại Nhật Bản

Ngay trong ngày mở bán đầu tiên 2/6, hơn 2 tấn vải thiều Việt Nam xuât sang Nhật Bản đã được  bán hết chỉ sau vài giờ tại các hệ thống siêu thị ở Osaka và thủ đô Tokyo.

Đại diện Cục Bảo vệ thực vật (BộNNPTNT) trao đổi với phóng viên báo Người lao động ngày 21/6 cho biết, phía Nhật Bản báo thông báo quả vải Việt Nam đang “cháy hàng” tại các siêu thị của Nhật Bản. Toàn bộ lô vải xuất khẩu khoảng 2 tấn đã được bán hết sau vài giờ lên bày bán với giá dao động từ 180-270.000 đồng/kg, các siêu thị chỉ giữ lại một ít để quảng bá sản phẩm. Người tiêu dùng Nhật Bản phản hồi rất muốn tiếp tục mua quả vải của Việt Nam.

Theo Thời báo kinh tế Sài gòn, trước đó ngày 18/6 hai lô vải đầu tiên của Công ty Chánh Thu (trọng lượng 1.000 kg) và Công ty Xuất khẩu Ameii (trọng lượng 1.075kg) và đã được xuất đi Nhật Bản; tiếp sau đó là lô hàng của Aeon (trọng lượng 352 kg).

Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, ông Dương Thanh Tùng cho biết, Bắc Giang đã tiếp tục xuất khẩu bằng đường hàng không thêm 3 tấn quả vải nữa. Đã có thêm 6 tấn vải tươi được xuất đi bằng đường biển trong ngày 20/6. Như vậy, sẽ có thêm khoảng 10 tấn vải tươi bán tại thị trường Nhật Bản vào tuần tới.

Ngày 15/12/2019, sau hơn 5 năm đàm phán Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản đã gửi thư cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam, thông báo chính thức về việc quả vải thiều Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Đồng thời, phía Nhật Bản yêu cầu kiểm dịch thực vật như đất trồng quả vài thiều phải được Cục BVTV của Bộ NN&PTNT kiểm tra và giám sát  nhằm đáp ứng an toàn thực phẩm và các quy định về kiểm dịch thực vật của Nhật Bản.

Tổng hợp