Trang chủ Tin tức Tin Thế giới Điểm tin thế giới 4/2: TNS Kennedy – Chính sách của Biden...

Điểm tin thế giới 4/2: TNS Kennedy – Chính sách của Biden làm hại nước Mỹ

0
397
Mục Điểm tin thế giới, thứ Năm (4/2), gửi tới quý độc giả những tin sau:

Ảnh minh họa từ Reuters.

Đảng Dân chủ chính thức kiểm soát Thượng viện. Lãnh đạo lưỡng đảng ở Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực, và Đảng Cộng hòa đồng ý để Đảng Dân chủ kiểm soát các ủy ban. Đảng Dân chủ trở thành phe đa số tại Thượng viện sau khi hai nghị sĩ của họ đắc cử ở tiểu bang Georgia tuyên thệ nhậm chức hồi tháng trước. Tỷ lệ ghế giữa hai đảng là 50-50. Điều đó đồng nghĩa Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện vì Phó Tổng thống Kamala Harris đóng vai trò chủ tịch cơ quan này [Epoch Times].

Bà Suu Kyi bị buộc tội. Ba ngày sau khi quân đội Myanmar đảo chính, họ đã buộc tội cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi tội danh gây bất ngờ: nhập khẩu trái phép ít nhất 10 máy bộ đàm. Với tội danh này cựu lãnh đạo Myanmar có thể phải ngồi tù tới 3 năm. Tổng thống bị lật đổ của Myanmar Win Myint cũng đang phải đối mặt với án tù vì bị cáo buộc vi phạm các hạn chế trong quá trình chống đại dịch Viêm phổi Vũ Hán [NYTimes].

Chính sách của Biden làm hại nước Mỹ. Đây là nhận xét của Thượng nghị sĩ John Kennedy đại diện tiểu bang Louisiana. Ông Kennedy hôm thứ Tư (3/2) cáo buộc các chính sách năng lượng của Tổng thống Joe Biden sẽ tàn phá nền kinh tế tiểu bang quê hương ông và khiến Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều hơn vào các quốc gia khác về nguồn năng lượng. Ông nói rằng các lệnh hành pháp của ông Biden thời gian qua là “rất ngớ ngẩn” [Epoch Times].

Giám đốc tổ chức phá thai: ‘Vô cùng vui sướng’ vì bà Harris làm phó tổng thống. Giám đốc điều hành tổ chức phá thai Planned Parenthood, Alexis McGill Johnson, đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Business Insider. Bà Kamala Harris có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với tổ chức phá thai Planned Parenthood trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Nữ phó tổng thống Mỹ đã có nhiều hành động cụ thể bảo vệ hành vi tước đoạt sự sống thai nhi của tổ chức này [Chi tiết].

Phong trào dân chủ Hồng Kông được đề cử giải Nobel. Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ, đại diện là nghị sĩ Rubio (Cộng hòa) và McGovern (Dân chủ) đã đưa ra đề cử này để tôn vinh cuộc đấu tranh của người dân đảo chống lại đạo luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt để hạn chế các quyền cơ bản của người dân Hồng Kông [SCMP].

Mỹ gia hạn hiệp ước hạt nhân với Nga. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Tư (3/2) tuyên bố rằng Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 5/2. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga đã hoan nghênh động thái này của Mỹ. New START là hiệp ước kiểm soát vũ khí cuối cùng giữa Nga và Mỹ, cho phép mỗi nước khai triển không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua [State].

Tổng thống Mỹ-Hàn điện đàm. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có cuộc điện đàm với người đồng cấp mới của Mỹ, Joe Biden, vào 8h sáng thứ Năm (4/2). Trước đó, ông Moon vào ngày 12/11/2020 đã gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông Biden trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chưa ngã ngũ vì các cáo buộc gian lận. Trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm, hai tổng thống đồng ý hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên [Yonhap].

Anh, Nhật ra tuyên bố chung về Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Nhật Bản và Anh hôm thứ Tư (3/2) ra tuyên bố chung cho biết hai nước đặc biệt quan ngại về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến của 4 Bộ trưởng. Trong cuộc họp, Ngoại trưởng Nhật nói các âm mưu đơn phương thay đổi nguyên trạng đang tiếp diễn ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Các bộ trưởng Anh và Nhật Bản cho biết hai nước cực lực phản đối hành động nói trên [Reuters].

Nhật ủng hộ Đài Loan tham gia WHO. Hôm thứ Tư (3/2) đại diện của Nhật đã nói với phiên họp thường niên lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương (APPU) rằng Đài Loan không nên tiếp tục bị loại khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Đại biểu Nhật Bản cho rằng, khi nói đến vấn đề sức khỏe toàn cầu, thì không thể bỏ qua các khoảng trống địa lý. Bắc Kinh luôn tìm cách cản trở Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế vì cho rằng hòn đảo là một phần lãnh thổ Trung Quốc [Taiwan News].

Tổng hợp