Trang chủ Tin tức Tin Thế giới Điểm tin thế giới 26/3: TT Biden tuyên bố sẽ ‘xử’ Trung...

Điểm tin thế giới 26/3: TT Biden tuyên bố sẽ ‘xử’ Trung Quốc; Thêm người liệt mặt sau tiêm vắc-xin Trung Quốc

0
450
Mục Điểm tin thế giới, thứ Sáu (26/3), gửi tới quý độc giả những tin sau:
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo hôm 25/3 (ảnh: Từ video của CNBC)

Ông Biden đe dọa Triều Tiên. Tổng thống Mỹ hôm thứ Năm (25/3) tuyên bố rằng Bắc Hàn sẽ phải đối mặt các biện pháp đáp trả của Mỹ nếu như cố tình leo thang căng thẳng. Phát biểu của ông Biden đưa ra sau khi có tin chính quyền Triều Tiên cho phóng tên lửa vào tuần qua. Mặc dù đe dọa nhưng ông Biden nói rằng Washington vẫn cởi mở trong quan hệ với Bình Nhưỡng nhưng với điều kiện lực lượng lãnh đạo triều Tiên phải phi hạt nhân hóa trước. Ông Biden cũng xác nhận rằng Triều Tiên là thách thức đối ngoại hàng đầu đối với chính quyền của ông [Nikkei].

TT Biden tuyên bố sẽ ‘xử’ Trung Quốc. Hôm 25/3, trong buổi họp báo đầu tiên kể từ khi đảm nhận vai trò tổng thống Mỹ, ông Biden cam kết rằng sẽ ngăn Trung Quốc trở thành quốc gia “hàng đầu” và “giàu có nhất” thế giới bằng cách sát cánh cùng với các đồng minh đầu tư vào công nghệ. Ông nói rằng đã nhận thấy “sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc”. Vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ cũng nhắc lại việc cần tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về dân chủ để bàn kế đối đầu với Trung Quốc [SCMP].

Ông Biden không xin lỗi khi đi ngược người tiền nhiệm. Hôm 25/3 Tổng thống Biden nói rằng ông “không xin lỗi” vì đã chấm dứt một loạt các chính sách nhập cư của cựu Tổng thống Donald Trump, bao gồm Nghị định thư Bảo vệ Người di cư (MPP), còn được gọi là chính sách “Ở lại Mexico”. Để bảo vệ quyết định của mình, ông lý luận rằng: “Trước hết, tất cả các chính sách đang được thực hiện không giúp ích gì cả, không làm giảm lượng nhập cư”. Ông nói thêm: “Quay trở lại các chính sách tách trẻ em khỏi mẹ của chúng? Không xin lỗi vì điều đó” [Foxnews].

Mỹ, Anh trừng phạt tập đoàn do quân đội Myanmar kiểm soát. Bộ Tài chính Mỹ trong một tuyên bố hôm 25/3 cho biết, Washington áp lệnh trừng phạt đối với hai tập đoàn thuộc sở hữu của quân đội Myanmar là Myanma Economic Holdings Public Company (MEHL) và Tập đoàn Kinh tế Myanmar (MEC). Lệnh trừng phạt này sẽ đóng băng mọi tài sản tại Mỹ của các doanh nghiệp trên, Các công ty và người Mỹ cũng bị cấm giao dịch với công ty bị liệt kê. Anh cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự đối với MEHL, với lý do quân đội Myanmar vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Hồi giáo Rohingya [Reuters].

Mạng xã hội Trung Quốc ‘trừng phạt’ Nike, Adidas. Sau vụ nhà bán lẻ thời trang Thuỵ Điển H&M bị tẩy chay ở Trung Quốc vì năm ngoái tuyên bố rằng “quan ngại” về tình trạng bóc lột lao động ở Tân Cương, và quyết định không mua bông của khu vực này, thì Nike và Adidas hôm 25/3 đã bị tấn công trên mạng xã hội Trung Quốc do trong quá khứ từng nói rằng không sử dụng nguyên liệu tại Tân Cương. Lo sợ bị “trả thù” như các công ty đề cập, Tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới Inditex của Tây Ban Nha, chủ sở hữu của thương hiệu Zara, đã “lặng lẽ xóa” một tuyên bố về Tân Cương khỏi các trang web tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha [Reuters].

Thêm người liệt mặt sau tiếp vắc xin Trung Quốc. Sự việc xảy ra vào ngày 24/3. “Nạn nhân” là một nam thanh niên Hồng Kông họ Lâm 26 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh trước khi tiếp vắc xin ngừa Covid Trung Quốc. Anh lâm mô tả cụ thể triệu trứng sau tiêm vắc xin là: mắt không thể nhắm lại, miệng bị méo về phía trái, khuôn mặt biến dạng, bên cạnh đó còn bị chóng mặt, đỏ tai và tức ngực. Ngoài anh Lâm, ở Hồng Kông cũng đã ghi nhận 9 trường hợp khác, đều giới tính nam, bị liệt mặt sau khi tiếp vắc xin Covid, trong đó có 8 người tiêm vắc xin Trung Quốc và người còn lại tiêm vắc xin Pfizer–BioNTech [Epoch Times].

Hồng Kông muốn thế giới phản đối hộ chiếu BNO. Hôm 25/3 chính quyền của hòn đảo này xác nhận rằng họ đã yêu cầu 14 quốc gia không công nhận hộ chiếu hải ngoại của Anh (BNO) cấp cho người Hồng Kông là giấy thông hành hợp lệ kể từ ngày 31/1. Theo đó, chính quyền Hồng Kông yêu cầu các nước chỉ sử dụng hộ chiếu do họ cấp đối với các trường hợp xin visa vào châu Âu, Bắc Mỹ và một số khu vực châu Á. Một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây nói với Reuters rằng: “Hầu hết các quốc gia sẽ phớt lờ điều này” [Reuters].

Philippines điều thêm tàu ​​tuần tra tới Biển Đông. Manila đã cho thực hiện việc này sau khi phát hiện 220 tàu dân quân Trung Quốc neo tại bãi Julian Felipe (Việt Nam gọi là bãi Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa). Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Harry Roque, trong cuộc họp báo hôm 25/3 cho biết Tổng thống Duterte bày tỏ quan ngại với Đại sứ Trung Quốc tại Manila, khẳng định Philippines là bên thắng cuộc trong vụ kiện năm 2016 với việc Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan, ra phán quyết bác yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông [SCMP].

Nhật phàn nàn Mỹ về cách dùng từ chỉ vùng biển. Đại diện quân đội Mỹ hôm thứ Năm (25/3) đã khiến phía Nhật không vui khi dùng tên gọi “Biển Hoa Đông” để chỉ vùng biển nằm giữa Nga, Nhật và bán đảo Triều Tiên. Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật, Manabu Sakai, nói trong một cuộc họp báo rằng việc sử dụng tên gọi “Biển Hoa Đông” là “không phù hợp”. Ông Sakai nói: “Lập trường của Nhật Bản về vấn đề này là: “Biển Nhật Bản ”là tên quốc tế chính thức và duy nhất cho vùng nước này”. Ông cho biết thêm: “Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của mình về vấn đề này với Hoa Kỳ và hiện đang yêu cầu sửa đổi” [Reuters].

Tổng hợp