Trang chủ Tin tức Sáng 8/8: Thêm 4.941 ca COVID-19; Người khó khăn ở TP.HCM không...

Sáng 8/8: Thêm 4.941 ca COVID-19; Người khó khăn ở TP.HCM không nhận được 1,5 triệu đồng, phải làm gì?

0
331
Ảnh minh hoạ: Dân Việt/Lao Động.

Thêm 4.941 ca COVID-19

VnExpress – Bộ Y tế sáng 8/8 công bố Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4 ca nhập cảnh và 4.937 ca ở 23 tỉnh thành, trong đó có 1.274 ca cộng đồng.

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 119.802, Bình Dương 25.906, Long An 10.115, Đồng Nai 7.695, Đồng Tháp 3.924, Hà Nội 1.950, Phú Yên 1.689, Đà Nẵng 1.465, Vĩnh Long 1.274, Ninh Thuận 390, Sóc Trăng 370, Quảng Ngãi 351, Kiên Giang 337, Bình Định 328, Hậu Giang 281, Hà Tĩnh 208, Lạng Sơn 138, Thừa Thiên Huế 120, Thanh Hóa 89, Bạc Liêu 58, Sơn La 46, Lào Cai 43, Cà Mau 40.

Tối 7/8, Hà Nội ghi nhận 28 ca dương tính COVID-19 mới, như vậy, trong ngày hôm nay, Hà Nội ghi nhận 82 ca dương tính mới. Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 1.727 ca.

Người khó khăn ở TP.HCM không nhận được 1,5 triệu đồng, phải làm gì?

Báo Người Lao Động ngày 7/8 dẫn lời Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM Lê Minh Tấn cho biết từ ngày 6/8, các cơ quan hữu trách TP.HCM đến từng hộ, từng nhà trọ trao tiền trực tiếp cho người nghèo là đối tượng thụ hưởng gói cứu trợ đột xuất 1.000 tỉ đồng, không phân biệt có hộ khẩu hay không có hộ khẩu TP.

Nhiều người phản ánh, mặc dù họ gặp khó khăn, ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 nhưng không được hỗ trợ theo chính sách. Vậy trong trường hợp người lao động, công nhân, người dân gặp khó khăn không được hỗ trợ kịp thời phải làm gì?

Bà Lê Thị Thu, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em Việt Nam nóit rong thời gian TP.HCM chống chọi với dịch bệnh COVID-19, các lực lượng công vụ từ tổ dân phố đến phường, xã, cảnh sát khu vực và lực lượng tuyến đầu đã làm rất nhiều công việc khác nhau. Do đó, để bảo đảm quyền lợi của mình, bà con khi thuê phòng trọ thì phải đăng ký tạm trú đầy đủ với cảnh sát khu vực, với địa phương nơi cư trú để khi có hữu sự thì việc thực thi sẽ được nhịp nhàng hơn và quyền lợi được bảo đảm.

Theo bà Lê Thị Thu, việc không đăng ký tạm trú cũng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác, trong đó có vấn đề an ninh trật tự ở địa phương. Không đăng ký tạm trú cũng có thể dẫn đến tổ trưởng tổ dân phố, khu phố sẽ không thể nắm danh sách của các hộ đang lưu trú ở các khu nhà trọ.

Do đó, trường hợp người dân chưa được hỗ trợ kịp thời theo chính sách của TP.HCM thì cần liên hệ ngay với tổ trưởng, cảnh sát khu vực để được bổ sung danh sách. Trường hợp nếu đã đăng ký đầy đủ nhưng vẫn không được hỗ trợ theo quy định thì người dân gọi đến tổng đài 1022 tiếp nhận và giải đáp thông tin.

5 người trong gia đình nữ nhân viên sân golf mắc COVID-19

Zing – Liên quan đến vụ ‘Giám đốc Sở Du lịch và Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định phải cách ly cho chơi golf trong thời gian giãn cách’. ngày 7/8, ông M.C.L. (cha của chị T.T.Q., nữ nhân viên của FLC Quy Nhơn), cho hay gia đình ông có 5 người mắc COVID-19. Trong đó, vợ chồng Q. cùng hai con đều dương tính với SARS-CoV-2. Người còn lại là em chồng Q.

Trước đó, kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, 11 người tiếp xúc đã gần với chị T.T.Q. (em chồng Q), trong đó, có 7 người là đồng nghiệp của chị Q. và 4 người khác là ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch; ông Nguyễn Công Thành, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định; ông Lê Văn Thảo, Tổng giám đốc Công ty CP Phú Tài và ông Nguyễn Hữu Lộc, doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản titan.

Vì sao không hỏa táng bệnh nhân COVID-19 tử vong đầu tiên ở Đắk Lắk?

Tienphong – Liên quan đến việc bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên ở Đắk Lắk tử vong nhưng không được hỏa thiêu, bác sĩ Châu Đương, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk, ngày 7/8 cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong phải hỏa thiêu hoặc đưa về địa phương chôn cất.

Bác sĩ Châu Đương nói: “Bệnh nhân ở Đắk Lắk được đưa về địa phương bàn giao cho chính quyền và gia đình mai táng do địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có cơ sở hỏa táng. Tuy nhiên, trước khi đưa bệnh nhân về, đơn vị đã liên hệ với địa phương để phun khử khuẩn, làm sạch môi trường nơi chuẩn bị chôn cất”.

Mở lại 14 chợ truyền thống, TP.HCM giám sát phòng dịch theo kiểu mới

Sáng 7/8, trao đổi với PV Nguoiduatin, Phó Giám đốc sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết, để đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân nhưng vẫn an toàn phòng chống dịch, ngành công thương TP.HCM đã phối hợp chính quyền quận, huyện để hướng dẫn các chợ hoạt động theo kiểu mới.

Báo cáo mới nhất của sở Công thương TP.HCM cho hay, tính từ 19/7 đến 4/8, trên địa bàn thành phố này có thêm 14 chợ truyền thống được khôi phục hoạt động.

Tính đến nay, TP.HCM có 33/237 chợ đang hoạt động. Số lượng 33 chợ được mở lại hiện nay hoạt động theo mô hình mới có tên là “điểm bán thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn”.

Tổng ợp