Trang chủ Tin tức Tối 2/3: Thêm hơn 150.000 ca nhiễm COVID-19; Nhà mạng đề xuất...

Tối 2/3: Thêm hơn 150.000 ca nhiễm COVID-19; Nhà mạng đề xuất thu phí SMS Banking đồng giá 11.000 đồng

0
308
Ảnh tổng hợp.

Thêm hơn 150.301 ca nhiễm COVID-19

VnExpress – Bộ Y tế tối 2/3 công bố 151.831 ca nhiễm, gồm 110.280 ca tại 63 tỉnh thành và Nam Định, Bắc Giang, Thái Nguyên bổ sung hơn 40.000 ca, là ngày ghi nhận số ca nhiều nhất từ trước đến nay; 114 ca tử vong. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 40.452 ca.

24 giờ qua, 77.665 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 74.166 ca cộng đồng. Địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao so với hôm trước là Hà Nội tăng 1.791, Thanh Hóa tăng 896, Bắc Ninh tăng 765 ca. Tổng số ca nhiễm tại Hà Nội vượt 300.000, đứng thứ hai cả nước sau TP.HCM, đẩy Bình Dương xuống vị trí thứ ba.

Nam Định bổ sung 20.866 ca đã xét nghiệm từ trước, Bắc Giang bổ sung 12.691 và Thái Nguyên bổ sung 7.994 ca. Như vậy, tổng cộng hôm nay công bố 151.831 ca. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 3.709.481 ca nhiễm.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM 538.861 ca, Hà Nội 300.387, Bình Dương 299.327, Đồng Nai 101.588, Tây Ninh 91.384 ca.

Nhà mạng đề xuất thu phí SMS Banking đồng giá 11.000 đồng

TTXVN – Tại cuộc trao đổi giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông cùng với đại diện các ngân hàng hội viên và đại diện của ba nhà mạng lớn tại Việt Nam (gồm: Viettel, VNPT, Mobifone) về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS, các đơn vị đã thống nhất được phương án thu phí chung là 11.000 đồng/tháng.

Theo thống kê từ các ngân hàng, 70% lượng tin nhắn là thông báo biến động số dư, số còn lại là tin nhắn mã OTP.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã thay đổi cách thu phí SMS khiến người dùng phải bỏ ra số tiền gấp 2, 3 thậm chí 7 lần mức thu trước đây. Điều này gây bức xúc cho khách hàng, đòi hỏi ngân hàng và nhà mạng phải tìm ra hướng thu phí phù hợp hơn.

Ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Các doanh nghiệp viễn thông và các ngân hàng thương mại thống nhất phương án 11.000 đồng đã bao gồm thuế VAT, không giới hạn số tin nhắn. Mức phí này sẽ giúp người dân đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi không bị giới hạn và không phải trả thêm chi phí.”

Hà Nội: Người dân kêu trời vì nhiều lần xin giấy xác nhận khỏi bệnh COVID ‘bất thành’

K14 – Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mỗi ngày. Mặc dù số ca mắc đang có chiều hướng gia tăng nhưng rất nhiều người dân đã khỏi bệnh.

Theo quy định, người dân khỏi bệnh COVID-19 cần phải đến trạm y tế của phường xin giấy xác nhận có dấu của lực lượng chức năng để đi làm lại hoặc hưởng những chính sách của bảo hiểm xã hội.

Chính vì vậy, những ngày gần đây, rất đông người dân đến Trạm Y tế phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội xin giấy xác nhận. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi vào sáng nay (2/3), nhiều người dân ra đây nhưng đều được yêu cầu về nơi cư trú liên hệ với tổ dân phố khiến họ rất ngạc nhiên.

Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Minh T. (41 tuổi, trú tại phường Hoàng Liệt) cho biết, anh bị nhiễm Covid-19 từ ngày 24/4. Tuy nhiên, cho đến nay anh chưa nhận được bất kỳ giấy tờ gì về quyết định cách ly từ UBND phường.

“Tôi đến phường lấy giấy tờ cách ly nhưng gặp rất nhiều khó khăn bởi từ ngày mắc bệnh đến nay đã một tuần trôi qua nhưng giấy tờ cách ly tôi chưa lấy được. Công ty yêu cầu cần giấy cách ly và khỏi bệnh để có thể đi làm và thanh toán bảo hiểm xã hội nhưng tôi đến đây y tế phường bảo sẽ chuyển về tổ trưởng tổ dân phố”, anh T. nói.

Khi anh T. về hỏi tổ trưởng tổ dân phố thì nhận được thông tin bác tổ trưởng chưa nhận được quyết định cách ly của anh. Tiếp đó, bác tổ trưởng tổ dân phố lại bảo chuyển về ban quản lý toà nhà. Anh T. tiếp tục liên hệ với ban quản lý nhưng cũng không có kết quả.

“Đến nay, tôi đã 3 lần đi đi lại lại từ nhà ra Trạm Y tế, từ Trạm Y tế đi gặp tổ dân phố, quản lý toà nhà nhưng không có kết quả. Giờ tôi không biết phải làm thế nào”, anh T. thắc mắc.

Thông tin đón, hỗ trợ người Việt sơ tán khỏi Ukraine sang các nước lân cận

Thanh Niên – Ngày 2/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban), Bộ Ngoại giao vừa có thư ngỏ gửi cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine, cung cấp thông tin cùng các đầu mối liên lạc kèm theo để người Việt Nam tại Ukraine liên hệ khi cần sự hỗ trợ trong quá trình sơ tán.

Theo đó, Ủy ban cho biết, trước bối cảnh tình hình diễn biến rất phức tạp tại Ukraine, để giúp cộng đồng người Việt tại Ukraine trong quá trình sơ tán, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện phối hợp với các hội đoàn người Việt tại các nước Ba Lan, Nga, Hungari, Rumani, Slovakia và Belarus tìm hiểu thông tin cho quá trình sơ tán, tổ chức đón và hỗ trợ bà con từ Ukraine trong trường hợp bà con sơ tán sang các nước lân cận.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, hiện có khoảng 7.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine. Trưa 1.3, đã có khoảng 200 người được Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine và các hội đoàn tại Ukraine hướng dẫn và hỗ trợ sơ tán ra khỏi vùng chiến sự. Hiện chưa có thiệt hại nào về người Việt Nam tại Ukraine được ghi nhận.

Để việc hỗ trợ và bảo hộ công dân được thuận lợi, công dân điền form đăng ký yêu cầu hỗ trợ theo đường link: https://forms.gle/SD7fQq6pqezrXJ9w8.

Thông tin liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan: +48782257359. Hội người Việt Nam tại Ba Lan: Ông Trần Anh Tuấn (Chủ tịch), +48 888 070 888; ông Trần Trọng Hùng (Phó Chủ tịch): +48 600 280 979; ông Nguyễn Lê Hùng (Phó Chủ tịch): +48 888 264 198; ông Lê Văn Mừng (Phó Chủ tịch): +48 605 886 809; ông Nguyễn Hoàng Tuyển (Ủy viên): +48 668 699 398; ông Đặng Ngọc Hân: +48 880 939 999; ông Lê Xuân Lâm: +48 795 645 955; ông Võ Văn Long: +48 500 202 329.

Thông tin liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary: Đường dây nóng bảo hộ công dân: Ông Nguyễn Lương Bằng, Bí thư thứ Nhất: +36 308 385 699 (viber); email: consularhu@gmail.com; bà Tống Thị Thanh Thủy, Bí thư thứ nhất, Chánh Văn phòng: + 36 304 219 525 (viber).

Hội đoàn người Việt tại Hungary: Ông Phùng Kim San, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary: +36 308 284 793; ông Lê Ngọc Sơn: +36 307 254 668 (cộng đồng ở Nyiregyhaza, gần biên giới Ukraine).

Thông tin liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Romania:+40 744 645 037, email: vietromlanhsu@gmail.com.

Hội người Việt Nam tại Romania: Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Người Việt Nam tại Romania: +40 722 788 126; ông Bùi Doãn Hải: +40 728 403 455; bà Phạm Thị Mai: +40 733 824 556; ông Nguyễn Đăng Hoàn: +40 754 043 689; ông Nguyễn Văn Tới: +40 722 684 547; bà Dương Quỳnh Chi: +40 770 162 871; ông Lại Văn Dương: +40 737 328 368; bà Phạm Hồng Duyên: +40 730 003 150; ông Nguyễn Văn Hà: +40 744 118 888; ông Trần Ngọc Tùng: +40 727 728 888; ông Cao Minh Anh: +40 732 989 899; bà Bùi Thị Hồng Nhung: +40 720 084 109.

Thông tin liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia: +421 2 5245 1263; +421 915 419 568- email: hcdcovid19.sk@yahoo.com; bà Nguyễn Thị Thu, Tham tán: +84914742368 (viber, Zalo); ông Nguyễn Ngọc Anh, Tham tán: +421 905 251 816 (viber, Zalo).

Hội đoàn người Việt tại Slovakia: Ông Nguyễn Kim Đăng, Quyền Hội trưởng Hội Người Việt Nam tại Slovakia: +421 905 604 931 (viber); ông Nguyễn Thanh Cương, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp VN tại Slovakia: +421 905 716 545.

Hỗ trợ phiên dịch làm thủ tục tại biên giới, có thể liên hệ ông Nguyễn Duy Vũ, Quyền Hội trưởng Hội người Việt Nam tại Kosice: + 421 907 999 208; bà Nguyễn Thúy Loan: +421 915 725 003.

Thông tin liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus: +375 17 2374897; ông Lưu Hải Đăng, Bí thư thứ Nhất: +375 (25) 999-38-99.

Thông tin liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Moldova): +380 63 863 8999; email: vnemb.ua@mofa.gov.vn. Hội đoàn người Việt tại Moldova: Ông Bùi Quốc Huy: +373 69 153 290.

Thông tin liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Nga: Số điện thoại: +79036821617- Email: phonglanhsumoscow@gmail.com./, chi tiết.

Tổng hợp