Linh dương ngoan cường, khiến báo săn cúi đầu sau pha tranh đấu nghẹt thở

0
413

Bị cuốn vào trận chiến với 3 con báo săn háu đói, song linh dương vẫn chống trả một cách quyết liệt và thậm chí còn đẩy báo vào cảnh “sống dở chết dở”.

Trong thế giới động vật, không thiếu những tình huống con mồi tưởng như đã bị kẻ đi săn hạ gục, nhưng bằng một cách nào đó đã xoay ngược thế trận và giành lại phần thắng. Đây có lẽ là lúc bản năng sinh tồn của chúng thức giấc.

Trong một video được đăng tải trên kênh YouTube National Geographic, có thể thấy con linh dương Gazelle trưởng thành đã lọt vào vòng vây của 1 con báo săn cái và 2 báo con khi chúng đi săn trên thảo nguyên.

Bằng tốc độ, báo săn nhanh chóng bắt kịp và níu chân được linh dương đang ra sức bỏ chạy. Hai báo con cũng lập tức nhập cuộc để giúp báo mẹ hạ gục con mồi.

Trong một phân đoạn, linh dương tưởng như đã nhận “án tử” sau khi bị báo ngoạm chí mạng vào cổ, rồi dùng thân mình đu lên, hòng kéo con mồi ngã quỵ xuống.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng báo săn vẫn thiếu đi sức mạnh và sức bền để làm con mồi quỵ ngã. Trong khi đó, bằng sự dẻo dai và tinh thần phản kháng quyết liệt, linh dương dồn sức, đẩy báo ngã dúi dụi xuống đất, sau đó dùng đôi sừng sắc nhọn để húc kẻ địch.

Pha quay chậm cho thấy cặp sừng nhọn của linh dương dường như đã đâm xuyên qua da và xương ức của báo mẹ, làm tổn thương đến những nội tạng quan trọng bên trong như dạ dày, phổi…

Dính đòn chí mạng, báo bèn buông bỏ con mồi, và nhìn nó bỏ chạy trong tiếc nuối. Tuy nhiên ngay lúc này đây, báo còn một nỗi lo nữa đó là vết thương rất nặng của mình sau pha tranh đấu khiến nó đối mặt với án tử, vì không thể tiếp tục săn mồi, như một quy luật khắc nghiệt của tự nhiên.

Bằng tốc độ, báo săn nhanh chóng bắt kịp và níu chân được linh dương
Bằng tốc độ, báo săn nhanh chóng bắt kịp và níu chân được linh dương.

Báo săn, còn gọi là báo cheetah, sống chủ yếu thảo nguyên châu Phi và một số vùng ở Tây Nam Á như Iran. Theo số lượng thì báo săn sống nhiều nhất ở Namibia, phía nam châu Phi. Namibia là nước có nhiều báo săn nhất, với khoảng 3.000 con, chiếm 1/4 tổng số báo săn trên thế giới.

Hiện nay, các con báo săn còn lại là những sinh vật nhanh nhất còn sống trên mặt đất. Chúng có thể chạy với tốc độ 113 km/h, thậm chí lên tới 120 km/h, cho phép tiếp cận con mồi trong tích tắc

Theo thống kê, báo săn chỉ cần 3-4 bước nhảy là đạt tốc độ tối đa trong điều kiện không có vật cản. Gia tốc của nó thậm chí nhanh hơn một chiếc siêu xe, với trung bình từ 0 – 95 km trong vòng 3 giây.

Thế nhưng tốc độ này chỉ giữ được nhiều nhất là khoảng 25 giây và tối đa thì một đợt chạy nước rút của báo sẽ không quá 30 giây. Ngoài ra, để chạy được với tốc độ này đòi hỏi rất nhiều năng lượng, nên báo sẽ cần “nạp” thêm thực phẩm sau mỗi lần đi săn. Nếu đi săn thất bại, báo sẽ đối mặt thêm gánh nặng cho những lần đi săn kế tiếp, cũng như đàn con nên chúng luôn lựa chọn con mồi rất cẩn thận.

Báo săn châu Phi không chỉ vận dụng tốc độ và sự nhanh nhẹn trong lúc săn mồi, mà còn dùng trí thông minh để phán đoán đường tẩu thoát của từng dạng con mồi khác nhau.

Tuy nhiên do sức mạnh cơ bắp tương đối yếu, cộng với lực cắn không mạnh như sư tử hay báo hoa mai, nên báo săn thường gặp khó khăn trong việc kết liễu con mồi, đặc biệt là những loài thú ăn cỏ cỡ lớn như linh dương, linh dương đầu bò, trâu rừng… Đoạn video bên trên là một điển hình khi báo săn tính toán sai sức mạnh và khả năng chống đỡ của con mồi, dẫn đến thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Tổng hợp