10 phương pháp dạy con sáng tạo

0
1087
Friends playing with painting on the background painted

Nếu bạn coi trọng tính sáng tạo, thì làm thế nào để con bạn có trí sáng tạo sẽ là mối quan tâm thường trực của bạn. Là bố mẹ ( hoặc giáo viên hoặc người nuôi dưỡng), bạn có thể làm nhiều cách để đảm bảo con bạn nuôi dưỡng và phát triển những suy nghĩ sáng tạo của bé.

Nghiên cứu chứng minh rằng càng lớn lên, trẻ em sẽ giảm nhanh kĩ năng suy nghĩ sáng tạo. Hơn nữa, càng gần tuổi trưởng thành, cách suy nghĩ của chúng ngày càng định hình. Vì vậy việc bây giờ bạn khuyến khích con mình sử dụng bộ não sáng tạo hơn, thì nhiều khả năng con bạn sẽ có khả năng sáng tạo đáng mơ ước trong tương lai.Dưới đây là những hướng dẫn để bạn giúp con mình nuôi dưỡng và phát triển sự sáng tạo của bản thân.

1. Hỏi để trả lời

Trẻ em hỏi rất nhiều. Là bố mẹ, bạn thường đưa ra các câu trả lời trực tiếp. “ Động vật lưỡng cư là gì hả mẹ?” một đứa trẻ có thể hỏi vậy khi đang xem tivi. Bố mẹ thông thường sẽ trả lời : “Nó có nghĩa là động vật có thể sống ở cả dưới nước và trên cạn”. Không có gì sai với câu trả lời này . Nó giúp bé có được thông tin nó muốn. Nhưng, tại sao bạn không hỏi “ Con nghĩ động vật lưỡng cư là gì? ”. Con bạn vừa xem xong và có thể có nhiều giả định dựa trên những thông tin thu thập được từ chương trình. Nếu bé trả lời đúng, hãy khen thưởng và hỏi tại sao bé lại nghĩ như vậy . Nếu bé trả lời sai, hãy khích lệ và hỏi lý do bé đưa ra câu trả lời đó. Cuối cùng, bạn hãy khen bé về cách suy nghĩ của nó và giải thích cho bé câu trả lời chính xác. Động viên bé tập hợp thông tin và đưa ra phán đoán dựa vào chúng, đó là một cách để tạo ra cách giải quyết vấn đề. Hãy làm điều này thành thói quen của bạn khi giao tiếp với con.

iStock_000038941902Small-550x384

2. Cùng nhau tìm những câu trả lời

Khi lớn dần, bé sẽ thường xuyên hỏi những câu hỏi mà bạn không thể trả lời. Là bố mẹ, đôi khi bạn nhận thấy sự thiếu hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, bé luôn tìm đến bạn như một kho tàng kiến thức rộng lớn. Với một số câu hỏi bạn biết chắc câu trả lời, một số khác thì không.

Thay vì đoán chừng một câu trả lời hời hợt, bạn hãy nói : “Mẹ không biết” hoặc “Mẹ không chắc, mẹ tin câu trả lời là…” và sau đó nói thêm, “ Mẹ con mình hãy cùng tìm câu trả lời đúng”. Sau đó làm vài tìm hiểu với bé để tìm câu trả lời. Việc đó có thể đơn giản là tìm trên web. Nhưng bạn đừng bỏ qua những khả năng khác. Bạn có thể tìm một cuốn sách về vấn đề đó. Mở và tra trong đó. Điều đó có thể giúp bé yêu thích việc đọc sách. Hãy đến thư viện.Trước khi web và google ra đời, thư viện luôn là nguồn thông tin có sẵn tốt nhất. Giờ đây, đó vẫn là một nơi tuyệt vời để tra cứu, bên cạnh đó bạn có thể biết thêm những kiến thức không ngờ tới.

Mathletics-Parents

3. Khen thưởng cho thất bại

Chúng ta luôn nói về sự quan trọng của việc chấp nhận và tán thưởng khi thất bại trong kinh doanh. Nhưng hầu như tất cả ông bố bà mẹ đều trừng phạt một cách trực tiếp hay gián tiếp con mình khi chúng thất bại. Con trai bạn đi thi bơi và về đích cuối cùng. Bạn sẽ phản ứng thế nào? “Có lẽ bơi lội không hợp với con”, “ Mẹ đã nói con phải tập nhiều hơn mà”, “ Ralph về nhì và nó nhỏ hơn con 2 tuổi đó”. Một số bố mẹ tinh tế hơn có thể thờ ơ nói với con : “ Đó không phải là vấn đề. Bố mẹ thích con như vậy”.

Buồn thay, tất cả những câu trả lời đó gần như làm nản lòng cậu bé, và khiến nó không muốn tham gia cuộc bơi lội nào nữa. Tệ hơn, cách đối xử này có thể ngăn cản cậu bé thử làm những việc khác mà nó không tự tin vào khả năng của bản thân.

Câu trả lời tốt hơn rất nhiều đó là : “Bố mẹ tự hào về con khi tham gia thi đấu và đã cố gắng rất nhiều”. Và nếu con trai bạn còn buồn, đừng bảo ngay với cậu bé rằng đó không phải là vấn đề. Thay vì đó hãy hỏi: “Con nghĩ tại sao mình về cuối”. Điều này giúp cậu bé và cả bạn có dịp để phân tích vấn đề và vì thế giúp cậu bé có thể làm tốt hơn ở lần sau. Có thể do cậu bé căng thẳng và đã không thở đúng. Đúng vậy. Lúc đó bạn có thể nói về cách để giảm căng thẳng và thở tốt hơn trong lần thi tới.

chinese-students-attend-summer-camp-for-overweight-kids

4. Dạy bé nấu ăn

Nấu ăn và đặc biệt nướng bánh, là một quá trình sáng tạo khó tin. Hãy nghĩ về một cái bánh. Bạn bắt đầu với bột mì, trứng, đường và một ít thành phần khác. Trộn lẫn và nướng chúng rồi bạn sẽ có một cái bánh tuyệt vời. Bạn gái cũ của tôi, một nhà hóa học, còn đi xa hơn nữa khi giải thích cho con trai tôi những quá trình hóa học diễn ra khi ta nấu ăn.

Một khi con bạn đã học được những kiến thức căn bản của việc nấu nướng, làm vài cái bánh hoặc chiên trứng, hãy cho bé thực hành.Đừng ngăn cản bé làm bất cứ điều gì trừ khi nó ngay nguy hiểm cho bé, bạn hoặc làm hư chiếc bếp. Nếu bé muốn bỏ gấp đôi socola vào bánh, hãy để bé làm. Nếu bé muốn thấy điều gì xảy ra khi dùng đường nâu thay vì đường trắng, hãy để bé làm. Nhiều khả năng bé sẽ không làm hư bánh. Nhưng sự thực hành và nhận thấy những gì xảy ra, bé sẽ học được một quá trình sáng tạo đầy giá trị. Hơn thế nữa, khi có điều gì đó không đúng, bé thường có thể tự sửa chửa được . Ví dụ bánh quá khô? Hãy bảo bé làm ướt bánh.

2b4614f7bc9853e7_cooking.preview

5. Cho trẻ một chế độ ăn cân bằng, khỏe mạnh

Một tâm trí sáng suốt và một cơ thể khỏe mạnh, mang đến nhiều năng lượng và những suy nghĩ tốt hơn. Hơn nữa, nếu bạn tạo cho trẻ thói quen ăn thức ăn tốt từ sớm, bé sẽ hình thành những thói quen tốt cho cuộc sống về sau. Bé sẽ ít gặp những vấn đề cân nặng hoặc sức khỏe khi lớn lên. Bé sẽ trở nên xinh đẹp là luôn tràn đầy năng lượng. Và quan trọng nhất, trong lĩnh vực tư duy sáng tạo, bé sẽ suy nghĩ tốt hơn.

Điều đáng ngạc nhiên là có một chế độ ăn tốt là điều vô cùng dễ dàng. Thật đơn giản để có một sự cân bằng hợp lý của những nhóm thức ăn chính đồng thời giảm thiểu lượng đường và chất béo hấp thu. Có thể dễ dàng tìm kiếm những biểu đồ hướng dẫn của các trung tâm sức khỏe quốc gia trên internet.

Bên cạnh một chế độ ăn cân bằng, hãy cho phép bé ngừng việc ăn khi chúng no và hạn chế số lượng kẹo ngọt và những snack không tốt chúng hay ăn ( dù vậy giữa những bửa chính, hãy để trẻ ăn những snack tốt cho sức khỏe như trái cây khi trẻ đói). Buộc con ăn hết thức ăn trên đĩa và khen thưởng bằng một phần tráng miệng khổng lồ chỉ làm cho chúng có xu hướng ăn quá nhiều.

A high angle image of a diverse group of children holding baskets with the food groups of fruits, vegetables, dairy, meat, and grains.

6. Bạn hãy tự sửa chửa đồ hư

Theo Clay Christensen, người đã có nhiều nghiên cứu về sáng tạo ở trẻ em, một điểm chung của những đứa trẻ sáng tạo đó chúng có bố mẹ là những người luôn tự sửa chửa đồ vật hư hỏng. Khi đối diện với một đường ống hỏng, họ không lập tức gọi điện cho thợ sửa ống, mà sẽ cố gắng tự sửa. Christensen tin rằng hành động này cổ vũ cho trẻ thấy rằng chúng có thể tự giải quyết những vấn đề, và theo đó tạo nên lối suy nghĩ sáng tạo trong chúng.

Ông cũng khẳng định, khi bạn cố gắng tự lập, đặc biệt trong những lĩnh vực xa lạ, kết quả thường không tốt ngay lần đầu. Vì thế, bạn phải cố gắng làm lại. Ông so sanh điều này với sự đổi mới trong kinh doanh nơi mà những ý tưởng sáng tạo ban đầu thường hay thất bại. Thay vì từ bỏ, bạn cần học hỏi từ sai lầm của bản thân và thử lại lần nữa.

Rõ ràng sau đó, là bố mẹ, bạn cần tiếp tục thói quen này.May thay, ở thời đại này, bạn có thể tìm thấy tất cả các thông tin trên web về cách sửa chữa những vấn đề nhỏ trong gia đình. Nhưng hãy làm cẩn thận. Ví dụ, điện có thể rất nguy hiểm. Hãy chắc chắn rằng bạn biết những gì đang làm và làm theo những hướng dẫn an toàn khi làm bất kì việc gì liên quan đến điện.

FNXKIPKFD2IBRXG.LARGE

7. Đừng lên lớp – Hãy hỏi tại sao

Khi trẻ mắc sai lầm, như phát âm một từ không chính xác hay cư xử tệ tại bàn ăn. Thay vì bàn luận về điều chúng đã làm hãy hỏi “ tại sao con làm vậy?” hoặc là “ tại sao con nghĩ vậy?”.

Ví dụ, nếu con gái bạn cầm chén canh và bắt đầu húp một cách ồn ào ( và bạn cho rằng điều đó không lịch sự), đừng trách mắng và lên lớp bé về cách ăn uống. Hãy hỏi bé đó có phải là cách ăn canh thích hợp không. Nếu bé trả lời có, hãy hỏi tại sao. Nếu bé trả lời không, hãy hỏi tại sao bé ăn như vậy.

Hầu như bé sẽ nói rằng bé đang vội hoặc rất đói hoặc bạn bé ăn súp giống vậy ở trường. Bây giờ bạn phải có một cuộc nói chuyện để dạy trẻ về cách cư xử trên bàn ăn, cách thưởng thức thức ăn, tôn trọng mọi người và nhiều thứ khác.

Hơn nữa, trong trường hợp bé nói với bạn đây là những gì bé làm ở trường, bạn cần hướng dẫn để bé chỉ lại cho các bạn trong trường.

Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải dạy bé cách đặt câu hỏi cho mọi thứ. Và đây là điều quan trọng nhất cho việc hình thành một tư tưởng sáng tạo.

HateGreenVeggies-500x250

8. Tưởng thưởng những nổ lực thay vì kết quả

Khi con bạn đi học về với một bài kiểm tra sinh học điểm số cao, bạn sẽ khích lệ bằng việc khen thưởng cho điểm số đó. Một cách tốt hơn là đừng nên nói “ con nhận 10 cho bài kiểm tra sinh học, thật tuyệt với, con thông minh quá”. Hãy nói rằng “ ồ, con đã học chăm chỉ tối qua và nhận một kết quả tốt. Bố mẹ thật sự tự hào về những nỗ lực của con. Và xem, con đã được đền đáp cho những cố gắng của mình”.

Ngày tiếp theo, khi bé đi học về với bài kiểm tra tiếng pháp thấp điểm, bạn nói “ Bố mẹ không quá quan trọng về điểm số. Bố mẹ biết rằng hôm qua con đã học nhiều và chăm chỉ vì bài kiểm tra. Điều này quan trong hơn nhiều so với điểm số. Nhưng hãy cho bố biết, tại sao lần bài kiểm tra lại thấp điểm? Con nghĩ mình có thể đạt điểm cao trong lần tiếp theo không?”.

Sáng tạo và kiến thức đến từ việc học, nổ lực để hiểu mọi thứ và cố gắng giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Bằng cách khích lệ bé tích cực học hỏi và giải quyết những vấn đề, bạn sẽ giúp bé trang bị những kĩ năng giá trị và khuyến khích bé sử dụng đầu óc của mình.

Trớ trêu là khi bạn khen thưởng kết quả, vài đứa trẻ thông minh bị tổn thương. Khi còn nhỏ, chúng được khen khi làm vài điều nhỏ. Nhưng khi lớn dần, trường học có nhiều thử thách hơn, chúng sẽ không tích cực nổ lực học và tìm hiểu kiến thức.

9. Những đồ chơi mở

Nhiều trò chơi phổ biến trong vài năm gần mang đưa đến một kinh nghiệm bị kiểm soát cho trẻ. Ví dụ, một bộ dụng cụ làm tàu Lego chỉ cho phép trẻ làm 1 con tàu từ đó. Hầu hết các trò chơi điện tử yêu cầu trẻ một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Những trò chơi này không tệ, nhưng chúng có những hạn chế.

Hãy mua cho trẻ những bộ đồ chơi mở, như bộ dụng cụ Lego với nhiều mảnh ghép để trẻ có thể sử dụng trí tưởng tượng nhiều hơn. Bộ đồ chơi vào nhiều khối, búp bế và xe tải đòi hỏi trí tưởng tượng để xây tòa nhà, tạo ra những thứ như búp bê, những đường cao tốc tưởng tượng và nhà kho xe tải. Những bài tập đều đặn này sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng mạnh mẽ hơn.

Tốt hơn nữa, bạn không cần giới hạn rằng đồ chơi chỉ là những gì bạn mua ngoài tiệm. Một chiếc hộp lớn có thể khiến những đứa trẻ vui đùa hàng giờ. Những thanh gỗ cũng thật tuyệt vời. Khi con trai tôi còn nhỏ, tôi khuyến khích bé cùng tôi đi bộ trong rừng vả chỉ cho bé nhiều thanh gỗ. Giấy, bút mực, bút chì và nhiều thứ khác quanh nhà có thể trở thành đồ chơi để tạo cảm hứng cho trí tưởng tượng của bé.

Một cách công bằng, vài nghiên cứu gần đây dường như chỉ ra rằng những trò chơi điện tử tốt cho sự sáng tạo. Hầu hết những trò chơi liên quan đến hàng loạt các thử thách thay vì phần thưởng. Giải quyết những thử thách đó đó đòi hỏi sự cố gắng và nổ lực và một ít sáng tạo. Vì thế, nếu con bạn đang dùng nhiều thời gian vào trò chơi điện tử, đừng lo lắng là chúng làm cản trở sự sáng tạo của trẻ. Nhưng hãy lo lắng rằng bé không có nhiều thời gian hít thở không khí trong lành và tập thể dục.

45003_713x380_MainProduct

10. Giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ vợ chồng

Mỗi cuộc hôn nhân gồm nhiều mảnh vỡ thô ráp. Hầu hết các cặp đôi tranh cãi lần này đến lần khác và có nhiều bất hòa. Khi bạn và bạn đời có mâu thuần cạnh con cái, phản ứng tự nhiên là tránh khỏi bé hoặc gửi bé đi chỗ khác. Bạn đã đúng khi lo lắng rằng những mâu thuẫn đó sẽ làm con buồn.

Tuy nhiên, khi bạn làm vậy, con cái thấy sự bắt đầu của mâu thuẫn nhưng không thấy được cách bạn giải quyết vấn đề. Sự sáng tạo, tất nhiên, nó là cách giải quyết vấn đề.

Nếu bạn bắt đầu một tranh cãi trước mặt con cái, thực sự cách tốt nhất là hai bạn tránh xa bé ra. Nhưng một khi bạn đã giải quyết vấn đề, việc nói chuyện với bé là vô cùng quan trọng. ” Mẹ nghĩ con đã nghe bố mẹ có một tranh cãi về những chuyện nhỏ trong gia đình. Bố mẹ đã lên lầu và nói chuyện về nó. Bố mẹ cố gắng để hiểu về cảm giác lẫn nhau và sẽ cố gắng chia sẽ việc nhà một cách công bằng về sau. Quan trọng nhất, bố mẹ đã hôn nhau và hứa cố gắng để gia đình mình tốt hơn. Bởi vì dù bố mẹ cãi nhau, bố mẹ chỉ giận vì điều người kia nói hay làm chứ không phải căm ghét nhau”.

Tất nhiên bạn không cần đi vào chi tiết. Quan trọng là bạn cần nói chuyện với trẻ khi bạn và chồng hay vợ có vấn đề, phải cộng tác để giải quyết vấn đề đó.

Dịch theo internet