Blockchain, Crypto và các công nghệ thanh toán tương lai

0
4004

Trong nhiều năm qua, những khái niệm: chuỗi khối (blockchain), tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa (crypto currency), Bitcoin, OneCoin… xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống mang lại nhiều sự quan tâm của công chúng. Sự xuất hiện ấy mang đến nhiều thay đổi theo cả chiều hướng tích cực lẫn chiều hướng tiêu cực.

Những năm 2017, 2018 chúng ta chứng kiến nhiều quốc gia đã chấp nhận crypto currency như một phương tiện thanh toán bên cạnh tiền pháp định (Fiat) của những quốc gia đó. Tuy nhiên, crypto currency để lại nhiều hệ lụy trong đó nổi bật lên các tên tuổi như BCC (BitConnect), ifan, Skymining,… với danh nghĩa là lừa đảo tiền ảo. Nhiều nhà đầu tư giàu lên nhanh chóng những không ít người trở thành tán gia bại sản vì trào lưu này.

Để đọc giả có thể hiểu rõ hơn về loại hình mới này, Thế giới khởi nghiệp có buổi trao đổi với Tiến sĩ Trần Quý (Phó chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Tp. Hồ Chí Minh, Chủ tịch CLB Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế Số, Giám đốc Công ty Tư vấn Sao Khuê) về chủ đề này.

Chào ông Trần Quý, nhiều năm trước, gặp ông khi nhà nghiên cứu, tư vấn và đào tạo về lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin, Tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn, có lúc là giảng viên, …. Hiện nay gặp ông trong vai trò là một chuyên gia về lĩnh vực khoa học về quản trị doanh nghiệp, Công nghệ tài chính (Fintech) và tiền mã hóa (crypto currency). Xin ông cho biết cơ duyên nào để ông chuyển hướng sang lĩnh vực này?

Tôi vốn xuất thân là một kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông, rồi thêm bằng thứ 2 về ngành Công nghệ thông tin. Từ những năm đầu bước vào môi trường đại học, tôi tranh thủ học thêm ngành quản trị kinh doanh, cũng phần nào giảm đi được chất “cứng” vốn có của dân kỹ thuật thuần túy! Trải qua nhiều năm làm việc trong môi trường Nghiên cứu phát triển và tư vấn công nghệ, được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu và kiến thức mới, giúp tôi phá bỏ được nhiều rào cản kỹ thuật và nhìn xa hơn các vấn đề thuộc về “xu thế”.  Năm 2016, tôi chọn hướng phát triển  Công nghệ tài chính (Fintech) và Tiền tệ mã hóa (Crypto Currency) làm hướng chính cho đề tài nghiên cứu sinh của tôi và muốn phát triển sâu vào lĩnh vực này.

Nhiều năm trở lại đây, Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc xuất hiện của blockchain, tiền ảo, tiền mã hóa… đã trở nên phổ biến, nhiều người cho rằng tiền ảo lừa đảo, cũng có người cho rằng đó là xu thế tất yếu, ông nhận xét thế nào về vấn đề này?

Blockchain là một vấn đề lớn, tôi sẽ nói về blockchain ở chủ đề lớn khác. Tuy nhiên, Blockchain được hiểu như là một dạng khác của Internet – một nền tảng công nghệ hoàn hảo và minh bạch dựa trên phân tầng kỹ thuật và nhiều lớp ứng dụng cho cuộc sống bao gồm nhiều lĩnh vực tài chính, kinh tế và tiền tệ; tài sản hữu hình (tài sản vật chất, nhà cửa, ô tô); và các tài sản vô hình (phiếu bầu, ý tưởng, dữ liệu sức khỏe, thông tin,…). Crypto currency cũng là một dạng ứng dụng từ công nghệ blockchain trong thị trường tài chính

Tiền tệ số (crypto currency: được gọi với các tên khác như tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số…) là một dạng tiền mới hướng đến làm phương tiện thanh toán trong cuộc sống do tính minh bạch trong việc kiểm soát các giao dịch. Tuy nhiên, những năm qua, khái niệm crypto currency bị nhìn nhận méo mó khi “tiền ảo” nổi lên như một hiện tượng mang tính tiêu cực và gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Nhiều đối tượng thổi phồng và làm biến tướng bản chất của crypto currency với sự hỗ trợ đắc lực của các phương thức truyền thông bằng cách lôi kéo người chơi thông qua các trò chơi tài chính (money game), Thông qua các đối tượng và các trò chơi này, tiền tệ số biến thành tiền ảo.

Vậy thì làm thế nào để phân biệt được tiền tệ số thật và tiền ảo, thưa ông?

Trước hết, chúng ta bàn nhanh với nhau về chức năng của tiền và hàng hóa trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Về mặt giá trị sử dụng, ta có thể nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan, nhưng về mặt giá trị, chúng ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan hệ giữa các hàng hóa với nhau. Tiền tệ (currency) có nhiều chức năng, trong đó 2 chức năng cơ bản nhất là:

Tiền là thước đo giá trị: tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ phải có giá trị, hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Tiền là phương tiện lưu thông: với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa.

Tồn tại song song với tiền tệ luôn có 2 yếu tố quan trọng là hệ sinh thái (ecosystem) và cộng đồng (community). Hiện nay, chúng ta đang sử dụng gọi là tiền pháp định (Fiat currency): mỗi quốc gia phát hành tiền pháp định riêng và lưu thông trong hệ sinh thái kinh tế và cộng đồng (có thể hiểu là người dân) của quốc gia đó. Trong tương lai, tồn tại song song với tiền pháp định là tiền tệ số (crypto currency) lưu thông trong hệ sinh thái và cộng đồng mới.

Những năm qua, ăn theo trào lưu tăng trưởng của Bitcoin, thông qua sự hỗ trợ của các phương thức truyền thông, hàng ngàn loại “tiền ảo” xuất hiện, được thổi phồng là tiền tệ số và được đưa lên các chợ giao dịch tiền ảo (gọi là sàn) để mua bán. Tại sao tôi lại gọi đây là tiền ảo? Vì như phân tích ở trên, những tiền tệ ảo này không hề có hệ sinh thái hoặc họ tạo ra “hệ sinh thái giả – hệ sinh thái truyền thông”, mục tiêu chính là đưa lên các chợ mua bán chứ không nhằm vào vai trò trao đổi giá trị và lưu thông hoàng hóa. Do những yếu tố này, nhà đầu tư trở thành “cộng đồng ảo” và chủ yếu là nhà đầu cơ hoặc lướt sóng, được dẫn dắt bởi các chiến dịch truyền thông nhằm tạo “giá trị ảo”. Và khi không có hệ sinh thái nào níu giữ, những “tiền ảo” này trở về giá trị bằng 0. Đây gọi là money game hay còn được gọi là Scam.

Như vậy, để xem xét một tiền tệ số là “tiền thật” hay “tiền ảo”, chúng ta sử dụng 2 yếu tố chính là hệ sinh thái và cộng đồng để xem xét, và lưu ý là tiền tệ số thật phải có hệ sinh thái thật và cộng đồng hoạt động, trái chiều với tiền ảo sẽ có cộng đồng đầu cơ và hệ sinh thái truyền thông.

Theo ông tình hình pháp lý về tiền tệ số thế nào? Hiện nay có nên đầu tư vào tiền tệ số không khi mà thị trường này còn nhiều tranh cãi?

Việc đầu tư vào một thị trường mang tính xu thế, đầy tiềm năng và đột phá là một điều tất yếu, cá nhân tôi khuyến khích mọi người nên tìm hiểu kỹ và tham gia đầu tư nếu phù hợp. Việc thị trường tiền tệ số còn nhiều tranh cãi phần lớn đến từ yếu tố quá khứ. Như tôi đã trình bày ở trên, nhà đầu tư (đặc biệt là ở Việt Nam ta) hay vướng những sai lầm lớn khi tham gia đầu tư: lười tìm hiểu kiến thức, thích hiệu ứng đám đông, tâm lý muốn đầu tư thu lợi nhanh và lợi nhuận lớn. Với những tố chất ấy, nhà đầu tư thường rơi vào cạm bẫy lãi suất cao, cụ thể giai đoạn năm 2015-2018 là những năm có thể nói là đau thương nhất cho những nhà đầu tư Việt Nam. Từ đó, tiền ảo trở thành nỗi sợ của đại đa số nhà đầu tư.

Về góc nhìn quản lý nhà nước: hiện nay, đứng trước xu thế số hóa nền kinh tế đang được đẩy mạnh, các nền kinh tế trên thế giới đã có những quan điểm chung và có được sự đồng thuận nhất định để tiền tệ số phát triển đúng với xu thế của nó. Nhiều quốc gia ban hành khung pháp lý cho tiền tệ số, và một số nước cũng cho phép sử dụng tiền số làm phương tiện thanh toán. Điểm đột phát trong các khung pháp lý được ban hành là các yếu tố cơ bản của tiền tệ như KYC (Know Your Customer – xác thực danh tính), AML (Anti-Money Laundering – chống rửa tiền), CFT (Combating Financing of Terrorism – chống tài trợ khủng bố),… Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1255/ QĐ-TTG  (21/08/2017) nghiên cứa ban hành khung pháp lý đối với tiền tệ số và Bộ Tư pháp cũng  hoàn thành và đang trong quá trình hoàn thiện để ban hành.

Năm 2019 là năm có tín hiệu tốt và có thể xem là năm bản lề cho việc pháp luật hóa và luật phát triển của tiền tệ số trên toàn thế giới vì vậy đây là thời điểm chín muồi và ít rủi ro hơn cho nhà đầu tư.

Ông có thể bật mí về quá trình đầu tư tiền tệ số của mình?

Tôi có tham gia mua Bitcoin từ năm 2011, tất nhiên lúc đó tôi chưa nghĩ đến vấn đề tầu tư chỉ để phục vụ thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu thời ấy. Năm 2016, khi đang làm nghiên cứa sinh, tôi có tham gia một vài tiền tệ số trên sàn để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy, và tôi mua Bitcoin cho mục đích đầu tư. Thời điểm ấy, tôi đánh giá đa phần các crypto ấy đều ở dạng “tiền ảo”, những dự án ảo: không có hệ sinh thái và cộng đồng chủ yếu là các nhà đầu cơ hoặc những dự án có trả lại suất là phải tránh xa.

Hiện nay, tôi chỉ sở hữu một ít Bitcoin, ETH, còn lại tập trung vào đầu tư lĩnh vực blockchain và những dự án tiền tệ số có sở hữu hệ sinh thái và cũng có kha khá (cười). Trước thời điểm Tết nguyên đán, nhân các chuyến đi công tác và đào tạo, tôi cũng tranh thủ thử nghiệm mua và trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ số thông qua hạ tầng thương mại điện tử DealShaker, đây cũng là dự án về tiền tệ số tôi theo đuổi và khá hài lòng.

Wudiep