Cốc thủy tinh, cốc nhựa, cốc giấy… loại cốc nào an toàn nhất cho sức khoẻ?

0
379

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại cốc, ly đựng nước cho bạn tự do lựa chọn. Từ những chiếc cốc sứ, cốc nhựa, cốc giấy, cốc inox… đều rất bắt mắt. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn bạn sẽ thấy mỗi loại cốc có một đặc điểm vật lý và hóa học khác nhau trong thành phần cấu thành nên nó. Nếu chọn nhầm, chọn sai loại cốc không tốt cho sức khỏe, việc uống nước từ ý nghĩa tốt trở thành tương đương với việc uống thuốc độc.

Bí mật của từng loại cốc và loại cốc an toàn cho sức khỏe

1. Cốc inox: Chỉ số an toàn sức khỏe 3/5

Cốc Inox

Cốc inox là sản phẩm hợp kim, nếu sử dụng không đúng cách sẽ giải phóng các chất kim loại nặng có trong thành phần cấu tạo nên cốc và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong sử dụng hàng ngày, không có vấn đề gì khi sử dụng cốc inox để giữ nước thông thường.

Tuy nhiên, nếu sử dụng loại cốc này để đựng các đồ uống có tính axit như nước trái cây, cà phê, đồ uống có ga… rất dễ làm kết tủa các chất kim loại nặng.

Ngoài ra, khi làm sạch cốc inox, bạn không nên sử dụng soda oxy hóa mạnh, bột tẩy trắng… bởi những chất này cũng dễ dàng phản ứng với thép không gỉ về mặt hóa học.

Do đó, sử dụng cốc inox cho nước thông thường thì không có vấn đề gì, nhưng không nên đồ uống có tính axit.

2. Cốc sứ: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5 và 1/5

Có 2 loại cốc sứ phổ biến trên thị trường hiện nay là cốc sứ men không màu và cốc sứ men đa dạng màu sắc.

Cốc sứ

Cốc sứ men không màu: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5

Cốc sứ được sơn không có men màu là lựa chọn hàng đầu cho bạn sử dụng. Nó không chỉ được làm từ vật liệu an toàn, có thể chịu được nhiệt độ cao, mà nó còn có tác dụng cách nhiệt tương đối tốt.

Cốc sứ men đa dạng màu sắc: Chỉ số an toàn sức khỏe 1/5

Những chiếc cốc sứ đa dạng màu sắc đẹp và hoa văn dễ thương luôn khiến chúng ta bị thu hút. Tuy nhiên, tốt nhất đừng nên sử dụng nó. Các hoa văn đầy màu sắc trên cốc sức và men màu sắc là một loại sơn, có thể ẩn chứa những nguy hiểm tiềm ẩn.

Đặc biệt là khi những men hoặc hoa văn màu mè được tráng ở miệng cốc. Khi cốc chứa đầy nước sôi hoặc đồ uống có tính axit và kiềm cao, các nguyên tố kim loại nặng độc hại như chì trong các sắc tố này dễ dàng hòa tan vào trong chất lỏng. Mọi người uống chất lỏng này vào sẽ gây hại cho cơ thể.

Do đó, sử dụng cốc sứ tốt nhất nên chọn cốc sứ men không màu.

3. Cốc thủy tinh: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5

Cốc thủy tinh

Trong số tất cả các loại vật liệu, cốc thủy tinh là lành mạnh nhất.

4. Cốc nhựa: Chỉ số an toàn sức khỏe 3/5

Cốc nhựa

Cốc nhựa cũng khá phổ biến hiện nay. Khi chọn cốc nhựa, hãy nhớ chọn cốc nước làm bằng nhựa đạt tiêu chuẩn. Hãy để ý con số bên trong hình tam giác được tạo thành từ các mũi tên bên dưới đáy cốc. Không phải tất cả cốc nhựa đều phù hợp để sử dụng cho việc uống nước.

  • Số 1: Nhựa PET – Chịu nhiệt đến 65 độ C, chịu lạnh đến âm 20 độ C.
  • Số 2: Nhựa HDPE – Không nên tái sử dụng.
  • Số 3: Nhựa PVC – Tốt nhất không nên mua.
  • Số 4: Nhựa LDPE – Khả năng chịu nhiệt không tốt.
  • Số 5: Nhựa PP – Hộp đựng lò vi sóng và hộp giữ tươi, chịu được nhiệt độ cao 120 độ C.
  • Số 6: Nhựa PS – Chịu nhiệt và lạnh, nhưng không thể đặt trong lò vi sóng.
  • Số 7: Nhựa PC – Các loại khác: ấm đun nước, cốc nước, bình ăn…

5. Cốc men: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5

Cốc men

Cốc men được tạo ra bằng cách tráng men ở nhiệt độ cao hàng ngàn độ C. Nó không chứa các chất có hại như chì, nhưng nó có thể hòa tan trong môi trường axit.

Do đó, sử dụng cốc men an toàn hơn so với phần lớn các loại cốc khác, nhưng nó không thể đựng đồ uống có tính axit trong một thời gian dài!

6. Cốc giấy dùng một lần: Chỉ số an toàn sức khỏe 1/5

Cốc giấy dùng một lần

Cốc giấy dùng một lần nhìn qua có vẻ hợp vệ sinh và tiện lợi. Dù chúng có sạch và vệ sinh không thể nhận ra bằng mắt thường. Một số nhà sản xuất cốc giấy thêm rất nhiều chất làm sáng quang học để làm cho chiếc cốc trông trắng hơn. Chính chất huỳnh quang này có thể làm biến đổi các tế bào và trở thành một chất gây ung thư tiềm năng một khi nó xâm nhập vào cơ thể.

Do đó, việc sử dụng cốc giấy dùng một lần có nhiều rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và không thân thiện với môi trường!

Gợi ý các loại cốc an toàn nhất để sử dụng

  • An toàn nhất: Cốc thủy tinh, cốc sứ men không màu.
  • Không an toàn nhất: Cốc giấy dùng một lần, cốc nhựa, cốc sứ nhiều màu sắc!
  • Cần lưu ý: Không sử dụng cốc inox, cốc men để uống cà phê, nước cam và đồ uống có tính axit khác!

Theo Tổ Quốc