
Chị tưởng con xấu hổ nên bảo về nhà sẽ hỏi lại con nhưng không ngờ câu trả lời vẫn giống như vậy. Chị nói với bạn mình rằng có lẽ con chị có chỉ số EQ cao, không cần quà sinh nhật nên không cần phải mua.
Đúng lúc này bạn chị nhắc, không có đứa trẻ nào là không thích quà sinh nhật, có lẽ chị nên quan tâm đến con hơn và xem liệu con có điều gì bất thường không.
Khi nghe bạn mình nói điều này, chị ngạc nhiên vì con chị hiếm khi có bất kỳ nhu cầu nào cho bản thân. Cuối cùng, khi tổ chức sinh nhật cho con, bạn bè vẫn chuẩn bị quà, thấy con nhận và cảm ơn lễ phép nhưng trong quá trình đó con cứ nhìn thái độ của chị. Chính lúc này, chị mới phát hiện ra phương pháp giáo dục của mình có vấn đề.
Tất cả chúng ta đều luôn nghĩ rằng trẻ nhạy cảm, đó là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao, và chúng ta sẽ tự hào về điều đó. Nhưng những gì chúng ta không biết là khi một đứa trẻ quá nhạy cảm, nó có thể thể hiện sự thiếu tình thương của cha mẹ, cảm giác thiếu an toàn và chỉ có thể tiếp tục làm hài lòng cha mẹ.
Khi trẻ có những hành vi dưới đây, cha mẹ nên chú ý, đó rất có thể là biểu hiện của việc trẻ thiếu “tình yêu thương”.
Trong tiềm thức làm vui lòng cha mẹ
Những đứa trẻ thiếu tình yêu thương và sự an toàn thường rất phụ thuộc vào những lời khen ngợi của cha mẹ, trong tiềm thức chúng sẽ từ bỏ những ý kiến và nhu cầu của bản thân, cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của cha mẹ và quen nhìn thái độ của cha mẹ khi chúng làm mọi việc. Một khi nhận thấy khuôn mặt của cha mẹ không vui, trẻ sẽ ngừng hành vi của mình cho đến khi khuôn mặt của cha mẹ trở nên tốt hơn.
Không kiềm chế được cảm xúc
Khi trẻ lớn lên sẽ không tránh khỏi việc thu mình, không kiềm chế được cảm xúc. Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ thường mất bình tĩnh, rất có thể trẻ thiếu tình yêu thương và muốn được cha mẹ quan tâm, công nhận. Lúc này, các bậc cha mẹ hãy tự ngẫm lại xem mình có quá bận rộn với công việc và không có thời gian dành cho con cái hay không?
Không yêu cầu
Trẻ em rất ngây thơ và đơn giản, chúng tò mò về mọi thứ trên thế giới và muốn có hầu hết những gì chúng nhìn thấy. Nếu một đứa trẻ không bao giờ chủ động đòi hỏi, dù người khác cho cái gì mà lại nhìn cha mẹ, điều đó chứng tỏ trẻ đã thiếu thốn tình cảm rồi.
Nếu nhận thấy con mình có xu hướng như vậy, ngoài việc thay đổi và quan tâm đến trẻ, cha mẹ đừng ngần ngại bày tỏ tình yêu thương với con cái. Ngay cả khi trẻ làm điều gì sai, cha mẹ nên đưa ra lời phê bình nhẹ nhàng, và cho trẻ biết rằng lời phê bình của cha mẹ là vì lợi ích của trẻ. Đừng xúc động và so sánh với con cái của người khác, điều này sẽ chỉ làm cho sự thất vọng của trẻ thêm trầm trọng.
Và trước khi bày tỏ suy nghĩ của mình, cha mẹ cũng nên lắng nghe những suy nghĩ của con cái, cũng như đưa ra những suy nghĩ của riêng mình để con tham khảo mà không phủ nhận ý kiến của con một cách mù quáng. Bằng cách này, ngoài việc hiểu nhau hơn, cả hai bên cũng sẽ tránh được khoảng cách thế hệ ngày càng sâu hơn.
Theo Visiontimes/An Liên biên dịch