Bản thân cha mẹ không có thói quen tốt, con rất khó nên người

0
533

Thói quen tốt của cha mẹ khiến trẻ có lợi cả đời, còn thói quen xấu khiến trẻ ân hận suốt đời.

Bản thân cha mẹ không có thói quen tốt, con rất khó nên người

Cha mẹ nào cũng muốn nuôi dạy nên những đứa con ưu tú. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng làm được điều này. Có người mất cả đời dạy dỗ nhưng lại nhận về con số 0.  Vậy do đâu mà con mình lại không ưu tú như con nhà người ta? Và làm sao để dạy con trở nên ưu tú?

Tôi có đọc một mẩu tin như sau:

Một người mẹ tên T. 36 tuổi, công việc của cô ấy là công nhân tại một công trường xây dựng, cô ấy đi làm vào lúc 7 giờ sáng và kết thúc công việc lúc 8 giờ tối. Mặc dù công việc rất vất vả nhưng cô ấy không hề nao núng, vẫn bình tĩnh đọc một cuốn sách trong 2 giờ đồng hồ để làm giàu tri thức cho bản thân. Cô chia sẻ rằng khi còn nhỏ, cô đã bỏ lỡ cơ hội học tập vì điều kiện không cho phép. Giờ đây, khi có thể tự chủ tài chính, cô có thể dành một ít thời gian của mình để đọc sách, bởi cô muốn cải thiện bản thân mình và muốn làm gương cho đứa con 13 tuổi của mình.

Nhiều bậc cha mẹ cứ nói rằng phải cho con mình những thứ tớ nhất và để làm được điều đó, họ cắm đầu vào việc kiếm tiền thật nhiều. Nhưng có một số vấn đề không phải giải quyết bằng tiền mà phụ thuộc vào chính thái độ và hành động của cha mẹ.

Cha mẹ nào cũng muốn nuôi dạy nên những đứa con ưu tú. Như ai cũng biết, giáo dục chân chính là điều không thể thiếu, thế nhưng, nhiều cha mẹ bỏ cả đời dạy con nhưng vẫn không thành công. Nếu con cái không nghe lời cha mẹ, thử xem cha mẹ sẽ làm gì.

Có câu nói: Nếu bạn cứ lặp đi lặp lại những hành vi đúng đắn, thì thành công không còn chỉ là một trạng thái, mà là một thói quen bạn đã tạo ra. Những thói quen của cha mẹ ảnh hưởng đến con cái và ẩn chứa tương lai của trẻ. Còn những thói quen xấu của cha mẹ sẽ hủy hoại cuộc sống của chúng.

Cách đây vài ngày, dì tôi có đưa đứa em họ 9 tuổi của tôi đi dự tiệc cưới, trong tiệc cưới, vì em họ ngồi gần bình nước trái cây nên tôi đã kêu cô em họ rót một ít nước trái cây cho những đứa trẻ khác trong gia đình.

Nào ngờ, dì lại quát con mình rằng: “Sao mày ngốc thế con, để đó cho nhân viên phục vụ làm”. Đứa trẻ nghe xong đỏ mặt, tránh sang bên cạnh và im lặng. Có vẻ như dì tôi cũng đang tự xúc phạm chính mình, dì tôi thường ăn nói thô tục khi mở miệng. Thói quen này đã hình thành trong dì từ rất lâu và rất khó sửa, mãi đến khi trưởng thành, dì tự kiềm chế trong những dịp đông người. Nhưng trẻ con thì khác, có thể dì cư xử như thế ở nhà nên con bé quen nên nó chỉ còn cách im lặng và nghĩ hành động vốn thể hiện sự chu dáo này lại bị cho là ngu ngốc.

Suhomlinsky, một nhà giáo dục ở Liên Xô cũ từng nói: “Mỗi khi bạn nhìn con mình, bạn cũng nhìn thấy chính mình trong đó”. Nhà giáo dục Khổng Tử cũng đã từng nói: “Người đứng đắn thì không cần ra lệnh vẫn sẽ làm, người không  đứng đắn thì có ra lệnh cũng chẳng phục tùng”. Nếu cha mẹ làm đúng, con cái sẽ không ngoan cố cãi mà ngoan ngoãn nghe lời.

Những thói quen tốt của cha mẹ khiến con cái trở nên hoàn thiện 

Khi còn ở quê, nhà tôi nằm giữa hai nhà hàng xóm có tính cách trái ngược nhau. Lúc đầu cả hai gia đình nghèo như nhau nhưng sau hơn chục năm, mức sống của hai gia đình rất khác biệt. Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt của hai gia đình khác nhau.

Bác Trường tuy nhà nghèo nhưng đều rất chăm chỉ và sạch sẽ, đồ đạc dọn đã lâu nhưng rất sạch sẽ, dù có hỏng hóc cũng sửa chữa kịp thời. Sân nhà của họ được quét dọn vào mỗi buổi sáng, họ còn trồng nhiều hoa ở góc sân làm cho sân trông sinh động. Quần áo của trẻ em dù cũ đến đâu cũng phải giặt sạch sẽ và tất cả trẻ em trong gia đình đều phải sạch sẽ, ngăn nắp. Con cái họ được nhận vào trường đại học lý tưởng và gia đình của họ cũng sống một cuộc sống tốt đẹp mà ai cũng phải ghen tị.

Lại nhìn dì Hương hàng xóm, hoàn cảnh sống của gia đình họ khiến hàng xóm phải lắc đầu ngán ngẩm. Dì và chồng mình đều có tính xấu, đã nghèo rồi nhưng mỗi lần cãi nhau thì hôm sau tốn tiền mua bát đĩa. Đồ đạc trong nhà của họ bị đập phá cái thì sứt mẻ, cái thì gãy quai… thậm chí có hỏng hóc cũng không thèm sửa chữa khiến chúng ngày càng kém bền. Quần áo của gia đình họ mặc ban đầu đã cũ nát, lại còn bẩn, rất nhanh bị ố màu. Con cái đứa nào cũng lấm lem, đầu tóc bù xù như tổ quạ khiến người đối diện rất khó chịu, vì lẽ đó mà nhiều người tránh mặt và không thèm tiếp chuyện với gia đình. Thấy mọi người đều không thích mình, chú và dì Hương tỏ vẻ khó chịu, nói rằng bị người khác ức hiếp. Khi con cái lớn lên, chúng cũng nghèo và lười biếng như cha mẹ chúng, ngoại trừ con gái đã đi lấy chồng còn cả hai con trai đều đỗ cử nhân.

Trên thực tế, nhiều vấn đề của trẻ em thường phản ánh vấn đề của cha mẹ chúng.

Có một đoạn văn trên Internet như sau: Một bà mẹ hỏi một vị giáo sư đáng kính rằng: “Con tôi không thích học, tôi phải làm sao?” Vị giáo sư hỏi: “Cô đã bao giờ photo tài liệu chưa? Nếu có lỗi chính tả trên bản sao, cô thay đổi bản sao hay bản chính?” Cha mẹ là cái gốc của con cái, cha mẹ không có thói quen tốt thì khó có thể giáo dục con cái có thói quen tốt. Thói quen tốt khiến trẻ có lợi cả đời, còn thói quen xấu khiến trẻ ân hận suốt đời.

Những thói quen tốt của trẻ em là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ dành cho con cái

Có một cô giáo đang dạy ở một trường đại học và đã là mẹ của hai đứa con, đứa lớn học lớp năm, đứa nhỏ hơn mới 5 tuổi. Tuy áp lực công việc bận rộn và cuộc sống nặng nề nhưng cô vẫn không quên làm đẹp, cô trang điểm thật tinh tế, dưỡng da đến nỗi trắng mịn như kem, đôi mắt sáng và tràn đầy sức sống và cả gương mặt rạng rỡ. Điều đáng ghen tị hơn là trình độ học vấn của cô, trước đây cô chỉ có bằng tốt nghiệp đại học ngành sư phạm nhạc. Sau đó, cô theo học đàn piano và lấy bằng giáo sư và do thành tích tốt nên cô được giữ lại làm giảng viên trường đại học.

Để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho các con, vợ chồng cô còn mở cửa hàng bán đàn piano, hàng ngày anh chị tất bật lo việc dạy học, sắp xếp lớp học, lo việc buôn bán… Đồng thời, cô nhất quyết đi tập gym để rèn luyện sức khỏe, và ngăn lão hóa. Đứng trước muôn vàn học sinh, nếu không nói ra thì không ai biết cô là giáo viên mà cứ tưởng cô là học sinh.

Con lớn của cô, năm nào cũng được vinh danh là học sinh xuất sắc nhất ba năm liền, từng đạt nhiều giải thưởng quốc tế khi còn nhỏ, thành tích học tập luôn nằm trong tốp 5 của lớp, tính tình hoạt bát, vui vẻ. Là cha mẹ, chúng ta đều mong con cái sẽ hình thành thói quen sống và học tập tốt, điều này đòi hỏi cha mẹ phải không ngừng làm gương tốt cho con, khi đã có thói quen tốt thì trẻ sẽ có thể làm chủ cuộc sống của mình tốt hơn. Những thói quen tốt của một đứa trẻ là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể dành cho đứa trẻ.

Có câu nói: “Sự có mặt của cha mẹ trong cuộc đời đứa trẻ không phải là để cho chúng có cuộc sống sung túc, đầy đủ, mà là khi nghĩ đến cha mẹ, trái tim của trẻ sẽ tràn đầy sức mạnh, trẻ sẽ cảm thấy ấm áp, sẽ có dũng khí và năng lực để vượt qua khó khăn và có được cuộc sống vui vẻ và tự do thực sự.” Những thói quen của đứa trẻ quyết định nền tảng cuộc sống của chính mình.

Đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống, những đứa trẻ tích cực, lạc quan sẽ bình tĩnh đối mặt và tìm cách khắc phục, còn những đứa trẻ bi quan, tiêu cực sẽ cảm thấy tủi thân nhưng không muốn vượt qua.

Bạn muốn con mình có thói quen tốt nào? Ngay từ bây giờ, hãy là bậc cha mẹ tích cực, con cái là trời sinh, nhưng thói quen tốt là do cha mẹ dưỡng dục và làm gương.

Tổng hợp