Trang chủ Giáo dục Làm gì khi con cái tuổi teen cãi lời cha mẹ?

Làm gì khi con cái tuổi teen cãi lời cha mẹ?

0
556
Ảnh: Pixabay.

Nhiều phụ huynh trở nên bất lực khi con cái đến tuổi teen bởi chúng thường không nghe lời và có xu hướng biến cuộc trò chuyện với cha mẹ thành cuộc tranh luận gay gắt.

Theo các chuyên gia, quan trọng nhất là cha mẹ cần quan sát các tình huống khẩu chiến giữa cha mẹ – con cái và chú ý đến thời điểm điều đó xảy ra, nó xảy ra như thế nào, điều gì đã bắt đầu châm ngòi và sự việc “leo thang” ra sao, cha mẹ đã sai điều gì?

Đừng quên rằng con bạn hoàn toàn có thể học cách tốt hơn để giao tiếp mà không cần tranh cãi, tuy nhiên chúng cần thời gian và cần sự chỉ dạy hợp lý, thay vì những mệnh lệnh lạnh lùng. Vai trò của bạn là lắng nghe, chỉ dẫn và góp ý, chứ không phải ra mệnh lệnh và bắt con im lặng nghe theo.

Để giúp con thay đổi, bản thân bạn cũng cần thay đổi. Nên cởi mở để thay đổi lập luận và tìm cách giao tiếp tốt hơn.

Bạn cũng có thể cần sự trợ giúp từ bạn đời, từ giáo viên của con hoặc người bạn đáng tin cậy. Nên lắng nghe lời chia sẻ của họ để biết bạn sai ở đâu, cần phải thay đổi những gì, đây là bước đầu tiên để thực hiện những thay đổi quan trọng này.

Đừng để những bất đồng tích tụ và bùng phát

Không quan trọng cha mẹ có chức vụ lớn thế nào, thông minh, giỏi giang ra sao, tất cả đều có thể mắc sai lầm trong ứng xử với con cái và để nảy sinh những bất đồng. Do đó, điều quan trọng là đối diện với những bất đồng, xử lý chúng và không để chúng tồn tại âm ỉ rồi bùng phát. Cần trò chuyện với trẻ, cùng nhau thiết lập các quy tắc và cùng tuân thủ quy tắc đó.

Trong trường hợp, đứa trẻ cố gắng chọc tức để kéo bạn trở lại hành vi la hét và tranh cãi, hãy cố gắng giữ vững quy tắc không tranh cãi.

Đừng nản lòng

Tranh cãi liên miên có thể khiến bạn thất vọng, bất lực. Tuy nhiên, ngay cả khi tranh cãi đã ăn sâu vào mối quan hệ của bạn và con, bạn vẫn có hy vọng tháo gỡ tình hình. Điều kỳ diệu sẽ xảy ra, khi những bậc cha mẹ khó ưa nhất và những đứa trẻ bướng bỉnh nhất cùng nỗ lực để tạo ra một mối quan hệ yêu thương, quan tâm và tôn trọng.

Điều quan trọng là đừng nản lòng. Bạn không đơn độc, bởi có rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu vì điều này và đang tìm cách thay đổi theo hướng tốt hơn.

Tổng hợp