Lối sống tối giản như một liệu pháp chữa trị tâm hồn mỗi chúng ta, giúp cuộc sống thay đổi tốt lên mỗi ngày.
“Chủ nghĩa tối giản” khá phổ biến ở Việt Nam trong vài năm gần đây, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào chuyện dọn dẹp đồ đạc hay cắt giảm nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó, một khía cạnh quan trọng của chủ nghĩa tối giản còn nằm ở việc “đơn giản hoá” nội tâm.
Theo Courtney Carver tác giả cuốn sách Tâm hồn giản dị (Soulful Simplicity) “quá trình đơn giản hoá cuộc sống mời gọi bạn bắt đầu bóc tách các lớp vỏ thừa thãi của đời sống ra, nó bao gồm cả đời sống bên ngoài lẫn đời sống bên trong”.
Cuộc sống thực tế cũng vậy, nhiều hơn không tốt bằng ít hơn và ít nhu cầu, đòi hỏi sẽ khiến cho cuộc sống chất lượng hơn. Ít hơn là cách tốt nhất để sống khoẻ, và đó cũng là chế độ sức khỏe tiên tiến và khôn ngoan nhất.
Dưới đây là 5 “ít” bạn nên thực hiện, không chỉ ít về đồ đạc bên ngoài hay không gian sống, mà còn “đời sống bên trong”, những suy nghĩ, mối bận tâm, lựa chọn của bạn.
1. Ít ham muốn, bớt lo lắng
Nguồn cơn của mọi khổ đau nằm ở ham muốn quá nhiều, điều đó có nghĩa là bạn càng muốn nhiều thì càng gặp nhiều rắc rối, ngược lại giảm bớt ham muốn thì bạn mới thấy được ý nghĩa thực sự của hạnh phúc.
Có một loại bọ rất thích thu nhặt những gì mà chúng thấy trên đường đi của nó, cho dù đã quá nhiều thứ trên lưng, dần dần nó càng lúc càng nặng nhưng vẫn không dừng lại cho đến khi nó kiệt sức và ngã lăn ra.
Cũng giống như nhiều người luôn cảm thấy mình không hạnh phúc bởi vì họ có quá nhiều ham muốn, nhưng họ quên rằng có giới hạn cho những gì họ có thể mang theo.
Người ta thường nói càng lớn tuổi càng nhiều lo lắng, nhưng thực ra không liên quan gì đến tuổi tác mà là do bản thân họ đòi hỏi quá mức. Ham muốn vật lạ là bản năng của chúng ta, nhưng lòng người có hạn và sự đòi hỏi thái quá sẽ chỉ là khởi đầu cho một bi kịch trong đời người.
Bớt ham muốn, bằng lòng với những gì bạn đang có và buông bỏ lòng tham là cách để nuôi dưỡng tâm hồn bạn an yên hơn.
2. Ăn ít hơn, ít ốm hơn
Người xưa thường hay nói: “Ăn được là có phúc”, nhưng ít ai biết câu tiếp theo: “Ăn ngon là khôn”. Nếu bạn không kén ăn là một điều may mắn, nhưng hiểu được cách ăn mới là sự khôn ngoan.
Nếu bạn ăn quá no sẽ gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa, cũng dễ sinh ra nhiều loại bệnh như tim mạch, tiểu đường, béo phì,…
Bí quyết để tránh xa bệnh tật khuyên bạn nên ăn vừa đủ no, nên chia nhỏ các bữa tránh ăn quá nhiều vào một thời điểm.
Song Meiling (Tống Mỹ Linh) – Đệ nhất phu nhân Trung Hoa Dân Quốc và là vợ thứ tư của Tưởng Giới Thạch, bà mắc bệnh ung thư ở tuổi 40 nhưng sống thọ đến 106 tuổi vì bà đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Chỉ vì tính tự giác và tự chủ, không ăn uống xô bồ, Song Meiling có thể khỏi bệnh, không đau, lại sống lâu. Bạn cũng nên chọn cho bản thân một lối ăn lành mạnh, đừng ăn kiêng một cách mù quáng và chiếu lệ hay ăn uống vô độ, cả hai đều không tốt cho sức khỏe.
3. Suy nghĩ ít hơn, lo lắng ít hơn
Chúng ta thường có tâm lý lo lắng về những điều chưa xảy ra, bởi vậy cái gọi là phiền muộn đôi khi chỉ là một cái ách tù bạn tự sắp đặt cho mình do suy nghĩ quá nhiều.
Suy nghĩ quá nhiều về những điều tầm thường khiến cơ thể mệt mỏi, suy nghĩ quá nhiều về những điều lớn lao khiến trái tim mệt mỏi và suy nghĩ quá nhiều về những điều không tốt thật khó chịu.
Tốt hơn hết là bạn nên suy nghĩ ít hơn, buông bỏ điều khiến bản thân lo lắng và trở nên thoải mái. Chăm sóc tốt cho tâm trạng quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trong suốt cuộc đời của bạn.
4. Nói ít, sẽ ít rắc rối hơn
Nếu một người nói năng thiếu kiềm chế và nói theo ý của mình, người đó sẽ tự gây ra rắc rối cho bản thân, hãy ‘uốn lưỡi bảy lần trước khi nói’ đừng để cái miệng làm hại cái thân nhằm tránh những bất hoà không mong muốn.
Đừng để bản thân bạn vướng phải những phát ngôn vô ý vô tứ trong lúc “vui miệng”, thiếu kiểm soát điều này có thể khiến chúng ta phải trả giá đắt, rắc rối và tai ương đổ lên đầu vì những chuyện không đâu.
5. Bớt oán hận, bớt muộn phiền
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng đều sẽ gặp phải một điều gì đó không ổn, có người sẽ phàn nàn, nhưng cũng có người sẽ bỏ qua không lấy đó là điều khiến bản thân phải bận tâm suy nghĩ.
Khi bạn ít phàn nàn, thay đổi suy nghĩ để trở nên tích cực, cởi mở và lạc quan là những con đường tắt để giải quyết vấn đề.
Bai Juyi – một nhà thơ nổi tiếng thời Đường (Trung Quốc), sự nghiệp ở tuổi trung niên của ông rất gập ghềnh, và ông nhiều lần phải sống lưu vong nhưng ông vẫn sống thọ 75 tuổi. Bí quyết trường thọ của ông nằm ở chỗ: ít phàn nàn và cởi mở hơn.
Ngay cả khi nằm trên giường bệnh ông vẫn lạc quan cười nói, nghĩ đến chuyện làm thơ: “Có thấy bài thơ trong đầu, gãy răng vẫn cười nói được”.
Bởi vậy, thay vì phàn nàn người khác, tốt hơn là sử dụng sự bất bình đó làm động lực và thay đổi bản thân. Phàn nàn là điều vô bổ nhất, bạn càng phàn nàn thì nỗi buồn càng gần và hạnh phúc càng xa.
Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu cũng đừng quên mỉm cười và dù có cay đắng đến đâu cũng đừng kém lạc quan.
Tổng hợp