Trang chủ Giáo dục Người mẹ tầng thứ thấp thích làm hai việc này, gây hại...

Người mẹ tầng thứ thấp thích làm hai việc này, gây hại con cái mà không tự biết

0
231
Ảnh: Freepik.

Có nhà văn từng nói rằng: “Mọi vinh quang và kiêu hãnh trong đời của người ta đều đến từ người mẹ”.

Chúng ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của người mẹ đối với một đứa trẻ. Nếu nói ai là người có vị trí không thể thay thế được nhất trong cuộc đời của mỗi con người, thì hiển nhiên câu trả lời sẽ là người mẹ. Bên cạnh người cha, mẹ là người đặt nền móng cho tính cách, thói quen và sự đường đời trưởng thành của con cái.

Người mẹ mà có nhân cách hoàn chỉnh, có hiểu biết, tính cách độc lập, biết dạy con đúng cách thì tỷ lệ xuất sắc của đứa con càng lớn. Trái lại, người mẹ kém cỏi, thiếu hiểu biết, thiếu cảm giác an toàn thì tổn hại đối với con càng lớn, sau này chúng càng kém cỏi và dễ thất bại.

Người mẹ tầng thứ càng thấp, càng thích làm hai việc này, gây hại con cái mà không tự nhận ra.

Thứ nhất: Không ngừng cằn nhằn

Không ngừng cằn nhằn, cho thấy tâm trạng bực bội, khó chịu của người mẹ chưa được phát tiết hết. Người mẹ có tính cách này trong tâm thường thiếu cảm giác an toàn và mong muốn kiểm soát mạnh. Có một câu nói rất hay rằng cách hủy rớt con cái nhanh nhất là không ngừng nói nó.

Những bà mẹ thích cằn nhằn chẳng qua là hai loại tâm lý sau:

Luôn muốn rót vào đầu con trẻ những điều mà mình cho là đúng.

Chắc hẳn rất nhiều bà mẹ đều phát hiện rằng dù bạn có nói thế nào, thì bọn trẻ cũng không chịu nghe, do vậy chỉ một việc mà bạn cứ nói đi nói lại với nó suốt. Thực ra bạn cũng rất khó chịu khi phải nói nhiều, bạn cũng biết đứa trẻ cũng rất khó chịu, nhưng bạn lại không có cách nào khác. Vì muốn tốt cho con, nên cằn nhằn chút cũng là chuyện bình thường.

Nhưng là cha mẹ, nếu bạn quá cứng nhắc thì bạn sẽ thua cuộc.

Nguyên nhân là vì sự phát triển trí não của trẻ rất khác với người lớn, khả năng kiểm soát lời nói và hành vi của trẻ không giống với người lớn được, khả năng tự kiểm soát của chúng chưa tốt.

Thực ra, chẳng cần nói đến trẻ con, ngay cả người lớn chúng ta nhiều khi cũng như vậy, ví như sáng sớm đã tự nhủ rằng, “Mình phải hoàn thành nhiệm vụ này ngay trong hôm nay’, nhưng đến tối thì ‘Thôi! Mệt quá, nghỉ ngơi tí đã, ngày mai lại làm tiếp…’.

Lý do khiến nhiều trẻ mau chóng nhận lời cha mẹ dù không làm được, đều là do tâm lý sợ hãi mà ra. Nhiều bà mẹ sẽ bức ép và dọa nạt con, nếu con không làm thì sẽ thế nào! Nếu không đồng ý, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều trẻ học cách vâng dạ trước, sau đó mới tính. Nhưng mà lúc đó, chúng cũng nghĩ rằng bản thân sẽ cần phải làm điều đó, nên thành ra sự cằn nhằn của bạn hầu hết là vô ích, đứa trẻ chỉ là dưới áp lực và nể sợ bạn, nên buộc phải “vác nồi” cho bạn mà thôi.

Khi trẻ gặp khó khăn cũng nói lý lẽ

Khi một đứa trẻ gặp phải trục trặc, về nhà kể lể với cha mẹ thì phản ứng đầu tiên của nhiều bà mẹ là nói nó, mà không phải nhận biết cảm xúc của con mình. Đứa trẻ cảm thấy mình bị hắt hủi, tự nhiên sẽ tức giận không thôi.

“Con rất ghét bạn học A, con muốn đánh nó”. Nhiều bà mẹ sửng sốt khi nghe điều này và băn khoăn không biết con mình có nghiêng về thiên hướng bạo lực hay không, liền vội vàng tiến hành chấn chỉnh con trẻ. Kiểu quá nghiêm trọng này đã bỏ qua việc cần phải trò chuyện nhiều hơn về tình cảm, cảm xúc đằng sau của trẻ.

Điều mà đứa trẻ có thể muốn bày tỏ là: “Mẹ ơi, con giận quá, con tức đến muốn muốn khóc luôn. Một bạn trong lớp bắt nạt con, con thật là tủi thân và oan ức”.

Cũng đôi khi vì xô xát tâm tính với bạn bè, đứa trẻ muốn về kể lể với cha mẹ để muốn tìm sự khích lệ, an ủi hay động viên tinh thần, vậy mà người mẹ lại trách nó, đứa trẻ cảm thấy thất vọng không có chỗ dựa về tinh thần, hoặc cảm thấy mẹ là người không đáng tin tưởng để mình chia sẻ những buồn vui hay thất bại trong cuộc sống.

Có một cô bé khi gặp những chuyện không vui ở trường nó về nhà kể với mẹ, mong muốn được mẹ ôm nó vào lòng an ủi, động viên, khích lệ, xoa dịu vết thương lòng của cô bé, thì ngược lại người mẹ lại nói: Tại vì con thế nọ, con thế kia nên mới như thế. Sau vài lần như vậy thì người con sẽ không còn muốn kể lại những câu chuyện của mình cho người mẹ nghe nữa.

Và những điều bạn trách móc thì nhất định sẽ làm hại đứa trẻ vô cùng, những đứa trẻ bị tổn thương ở bên ngoài, chúng muốn trở về tổ ấm của mình để chữa lành vết thương, nhưng kết quả lại là một tràng đạo lý sáo rỗng. Từ chối cảm xúc của một đứa trẻ về cơ bản cũng giống như từ chối con người nó.

Giống như đứa trẻ lên ba bị ngã, người mẹ hiểu lòng người trước tiên sẽ bế con lên, an ủi vài câu, rồi sau đó sẽ cùng giảng đạo lý cho con, để lần sau con có bị ngã thì đối với sự khó khăn gặp phải, trong lòng nó cũng đầy dũng khí. Ngược lại, nếu đứa trẻ bị ngã mà bạn không giúp gì cả, cứ mặc nó nằm dưới đất chảy máu và khóc, lúc này đứng bên cạnh giảng đạo lý và bảo nó tự đứng dậy, đứa trẻ này tự nhiên cũng sẽ trưởng thành, nhưng nó  sẽ không bao giờ tin tưởng bạn nữa, từ đó nó sẽ dựng một bức tường trong lòng mình, đối với ai cũng có sự phòng bị.

Trong quá trình trưng cầu tâm lý, đã có rất nhiều đứa trẻ buộc tội cha mẹ của chúng về logic tàn bạo này, cảm thấy rằng chúng đã rất bị tổn thương. Và không bao giờ muốn tâm sự với họ nữa.

Ảnh: Freepik.

Thứ hai, bày tỏ cảm xúc tiêu cực của bạn với trẻ

Cũng như nói lý lẽ, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn, nhiều bà mẹ vì thiếu cảm giác an toàn mà trút sự bực dọc lên con cái khi giáo dục chúng mà không hề để ý đến lưỡi dao sắc bén ẩn chứa đằng sau ngôn từ.

Vô số lời cằn nhằn giống như những tảng đá đè lên lồng ngực khiến đứa trẻ không thở nổi. Nếu như con trẻ không làm được, người mẹ lại càng chỉ trích nặng nề hơn, phải nói đến khi con trẻ làm được mới thôi. Loại hành vi muốn kiểm soát mạnh mẽ này cũng cực kỳ nguy hại đối với trẻ.

Trong môn tâm lý học tích cực đã cho thấy rằng, nỗi đau do tính kiểm soát, áp đặt mạnh mẽ của người mẹ  ngang bằng với nỗi đau mất người thân.

Mẹ của bé Phương không bao giờ có thể hiểu được tại sao cô con gái 13 tuổi của mình vào đúng đêm Giao thừa lại nhảy từ sân thượng xuống và tự kết liễu cuộc đời mình. Tâm huyết bao nhiêu năm của một người mẹ coi như đã bị mất trắng.

Về sau, khi tiếp xúc tư vấn tâm lý, bà mới hiểu nguyên do thật sự trong chuyện này, bà đã gào khóc đau đớn ngay trong phòng tư vấn. Hóa ra con gái bà đã nhiều lần trốn gia đình đến phòng tư vấn tâm lý mà bà không hề hay biết.

Bé Phương cho rằng mẹ không thương mình, chỉ quan tâm đến thành tích học tập của em, chỉ cần điểm thi của em bị thấp là mẹ sẽ trách móc nặng nề, thậm chí đánh chửi em.

Có một lần, cú sốc sâu sắc nhất đối em là có lần em đang mải mê tô tượng trong phòng thì bị mẹ em bắt gặp, mẹ em đã thẳng tay đập vỡ mấy món đồ chơi thạch cao  mà em đã cất giữ suốt mấy năm nay, hành động của mẹ rất thô bạo, miệng thì không ngừng chửi bới, còn bố em thì đứng im không nói gì. Thấy mẹ giận dữ trợn tròn mắt bước đến, em cảm giác như mẹ muốn ăn tươi nuốt sống em vậy.

Ngoài ra, bé Phương cảm thấy mình giống như con thú cưng của mẹ, em hoàn toàn chẳng có tự do. Cô bé thường thấy thím Vương ở nhà bên cạnh mắng con cún đen ở nhà. Con cún cụp tai ngồi đó im lặng dương mắt nhìn, ra chiều tủi thân lắm. Nhưng dù sao thì con cún cũng là động vật, không phải là người, thím Vương đi đâu, nó theo đến đó? Bé Phương  không muốn như vậy, em không muốn cuối tuần cứ bị nhốt trong nhà làm cả mớ bài tập, em không muốn học thêm, em không muốn bị nhốt trong phòng piano để luyện tập piano, em không muốn… vì vậy em đã chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình.

Xem nhẹ nỗi đau và sự tuyệt vọng trong tâm hồn trẻ là tổn hại lớn nhất đối với chúng, trước nay đều không có ngoại lệ.

Trẻ em khao khát được thừa nhận và yêu thương. Trong mắt người mẹ thì đây lại là điều nực cười, các mẹ nghĩ rằng bản thân họ lúc nhỏ cũng không được yêu thương yêu, càng không được bố mẹ cho ăn học đầy đủ đến vậy, thì nay các mẹ đã đầu tư cho con như thế, chúng còn đòi hỏi gì nữa.

Nhà triết học Rousseau nói: “Cách giáo dục vô dụng nhất trên đời này là phát tiết cơn nóng giận, nói lý lẽ và tự mình xúc động”.

Đằng sau phương pháp câu thông có vấn đề này là sự tiếc nuối, là nỗi đau và ước mơ dang dở của người lớn, thành ra bây giờ họ đặt kỳ vọng lên thân của con trẻ, vậy là trẻ trở thành kỳ vọng, hoặc là bao cát trút giận của người lớn.

Thật sự thương yêu con chính là cho con sự thừa nhận. Chỉ có những phụ nữ biết yêu thương bản thân mới trở thành người mẹ tốt được.