Đôi bạn thân “dắt tay nhau” trở thành triệu phú trước khi bước sang tuổi 30: Cùng chung những quy tắc tài chính quan trọng sau đây

0
243

Swati Sehgal và Riddhi Jain đã thân thiết và giúp đỡ nhau kể từ năm đầu tiên đại học. Sau khi tốt nghiệp và đi làm, họ vẫn tiếp tục cùng nhau đánh giá tình hình tài chính cá nhân và vạch ra những chiếc lược riêng để cải thiện tình hình.

Đôi bạn thân

Qua thời gian tự tổng hợp và cải thiện, họ đã tìm ra 4 quy tắc tài chính quan trọng nhất để giúp bản thân tự tích lũy được khối tài sản ròng lên tới 1 triệu USD cho mỗi người trước tuổi 30, theo chia sẻ với Personal Finance Insider.

Sehgal và Jain cho rằng, trở thành triệu phú không phải là một mục tiêu khó. Hiểu đơn giản đây chỉ là mục tiêu có một số tiền nhất định ở một độ tuổi nhất định. Đây là kết quả của nhiều năm quản lý tài chính nhất quán và có chủ đích.

Xây dựng quỹ khẩn cấp và quỹ tiết kiệm

Để đảm bảo hạn chế tối đa các tình huống bất đắc dĩ trong cuộc sống xoay quanh nhu cầu tiền bạc, Riddhi Jain luôn có quyết tâm sẽ dành ra một số tiền tiết kiệm kha khá. Cô luôn thử các phương pháp khác nhau để tăng tốc độ giàu có của mình.

Bắt đầu từ thời điểm nhận những tháng lương đầu tiên, Jain và Sehgal đều quyết định trích ra một khoản cố định từ thu nhập của mình để gửi vào quỹ tiết kiệm. Hành động này phải thực hiện ngay sau khi số tiền đổ vào tài khoản của họ hàng tháng.

 Đôi bạn thân dắt tay nhau trở thành triệu phú trước khi bước sang tuổi 30: Cùng chung những quy tắc tài chính quan trọng sau đây - Ảnh 1.

Swat Sehgal và Riddhi Jain đã có thể tận hưởng một lối sống sang trọng, sự nghiệp thành công và ổn định sau kế hoạch tài chính kéo dài nhiều năm trời. Ảnh: Business Insider

Để duy trì khả năng quản lý tài chính cá nhân của mình, họ thậm chí coi việc tiết kiệm như một loại hóa đơn bắt buộc phải thanh toán hàng tháng. Điều này khiến cho họ tự giác hơn trong quá trình chi tiêu.

Sehgal nói: “Về cơ bản tôi đã tiết kiệm được 12 tháng, và nếu tôi phải sử dụng nó, tôi sẽ nạp tiền lại đúng mức đã dùng”.

Việc xây dựng nguồn tiết kiệm này rất quan trọng với cả hai người phụ nữ trong việc tiến đến sự thịnh vượng bền vững. Quỹ khẩn cấp sẽ đảm bảo họ không bao giờ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất nếu xảy ra điều gì cực đoan, chẳng hạn như mất việc.

Có kế hoạch đầu tư nhất quán

Trong khi duy trì số tiền tiết kiệm của mình, hai nữ triệu phú vẫn dành một phần nhỏ thu nhập của họ cho các khoản đầu tư.

Sehgal giải thích: “Khi mới bắt đầu kiếm tiền, tôi sẽ dành phần lớn thu nhập cho quỹ khẩn cấp và quỹ tiết kiệm, chỉ dùng một tỷ lệ khá nhỏ cho các khoản đầu tư. Và khi nhận thấy quỹ khẩn cấp của mình đã đạt đến hạn mức đề ra, tôi đã thay đổi tỷ lệ theo hướng ngược lại. Khi đó, phần lớn thu nhập sẽ được chuyển sang việc đầu tư”.

Cả hai đều thừa nhận rằng, đầu tư là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra sự giàu có dài hạn. Họ cũng gia tăng khả năng đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra.

Jain nói: “Khi hiểu hơn về đầu tư, tôi không thể tin rằng, mình không hề biết gì về công cụ này suốt thời gian còn đi học ở trường”.

Các khoản đóng góp đầu tư luôn được phân bổ đều đặn, nhưng họ không tập trung vào việc luôn đầu tư một số tiền cụ thể hàng tháng. Ví dụ, nếu một trong hai người phải sử dụng quỹ khẩn cấp của mình, họ có thể đầu tư ít hơn.

“Trong đầu tư, tôi nghĩ rằng sự nhất quán thực sự là một chìa khóa. Điều quan trọng không phải là số tiền bạn bỏ vào, mà bạn luôn tuân thủ việc rót tiền cho đầu tư đều đặn”, Sehgal nhấn mạnh.

Không bao giờ mắc nợ

Sau khi dành ra số số tiền để tiết kiệm và đầu tư, họ vẫn có các hóa đơn thanh toán phải chi trả như bao người khác. Để làm điều này theo cách đơn giản nhất, Sehgal và Jain tự động hóa tất cả hóa đơn của mình. Điều này đảm bảo cả hai luôn thanh toán đầy đủ hàng tháng và không phát sinh bất kỳ khoản nợ nào.

Sehgal cho rằng, hai cô đã may mắn hơn một số người khác vì không phải “gánh” thêm nợ sinh viên trong quá trình học đại học.

Sau khi đi làm, cả hai cũng tránh không sử dụng thẻ tín dụng kể từ khi đi làm để tránh nợ hết mức có thể. Trong trường hợp cần thiết, họ vẫn sử dụng chúng sao cho có lợi nhất. Để tránh bất kỳ hậu quả tiêu cực nào, Sehgal và Jain luôn trả hết thẻ hàng tháng và chỉ mua những thứ đáng mua. Họ cũng tự động hóa nhiều khoản thanh toán thẻ của mình.

Cặp đôi này luôn chú ý theo dõi những cập nhật mới nhất về ưu đãi của thẻ tín dụng để tối đa hóa các đặc quyền có thể nhận được. Thông qua đó, họ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền hàng tháng.

Không bạc đãi chính mình

Sau khi thanh toán các hóa đơn, trích lập các khoản tiết kiệm và dành ra các khoản đầu tư mong muốn, cả hai cô đều thống nhất sẽ sử dụng phần thu nhập còn lại của họ một cách tùy thích.

Jain có sở thích đi du lịch “sang chảnh”, ngồi khoang hạng nhất và ở trong những khách sạn xa hoa. Cô không cảm thấy xấu hổ với bản thân sau khi đã dành đủ tiền tiết kiệm, đầu tư, thanh toán hóa đơn và chi phí.

Về việc này, Sehgal cũng cho rằng: “Không chỉ tìm kiếm sự giàu có, chúng tôi còn muốn tận hưởng cuộc sống hiện tại của bản thân”.

Tổng hợp