TS Đỗ Văn Phú: Câu chuyện thương hiệu ngành dệt may Việt Nam (Phần 2)

0
941

Tại sao ngành dệt may nói riêng và các ngành khác nói chung Thương hiệu chủ yếu là thương hiệu sản xuất, gia công và phụ thuộc vào các thương hiệu có giá trị và vị thế của khu vực Châu Á và Quốc tế. Thương hiệu Việt không làm chủ được cuộc chơi ngay trên sân nhà mình chứ đừng nói là cạnh tranh trong khu vực lẫn quốc tế.

* TS Đỗ Văn Phú: Câu chuyện thương hiệu ngành dệt may Việt Nam (Phần 1)

Hãy cùng TS Đỗ Văn Phú: Chuyên gia Toán Thương hiệu Quốc tế – ĐH quốc tế HamBurg  phân tích tiếp phần 2 thực trạng thương hiệu dệt may Việt Nam hiện nay.

2/ Hệ thống nhận diện chuẩn rõ ràng cho nội bộ và các bên:

– Logo không chỉ ở hình ảnh biểu tượng doanh nghiệp, mà nó còn ở các giá trị mang lại cho các bên liên quan: Hình ảnh các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp, các sản phẩm tiêu biểu để nhớ, các góc đánh giá từ khách hàng, các chuẩn từng chi tiết trong kinh doanh. Nên tại sao có những logo hàng trăm triệu trong khi những logo chỉ vài triệu, vài trăm ngàn qua copy ý tưởng có sẵn. Quan trọng sự thổi hồn và tạo giá trị vào logo của bạn.

Công thức tính giá trị hình ảnh qua Toán thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu thành công = Giá trị sản phẩm theo chuẩn phân khúc x Đặc điểm nhận diện x Các Giá trị gia tăng.

3/ Hệ thống truyền thông thương hiệu: Yếu tố then chốt mang lại niềm tin cho khách hàng và tối ưu hóa chi phí.

* Xã hội 4.0 bây giờ: hàng ngày có hàng ngàn, hàng trăm ngàn các bài chạy quảng cáo, PR, Marketing online lẫn Marketing offline khiến người tiêu dùng bội thực và sinh ra tâm lý ác cảm với thương hiệu và không muốn xem dù chỉ 10 giây. Truyền thông thương hiệu và yếu tốt then chốt để tạo niềm tin đến khách hàng: biết – bạn – bàn – bán.

* Truyền thông phân khúc hẹp: rõ ràng đến những khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắn đến.

* Truyền thống phân khúc rộng: Cho khách hàng bạn và các bên liên quan biết về sản phẩm bạn và các giá trị mang lại.

* Hệ thống truyền thông tĩnh và truyền thông động từ: Website, các kênh online, hệ thống nhận diện văn phòng, ngoài đời, hệ thống trên kênh truyền thông uy tín tạo giá trị vững chắc doanh nghiệp bạn trước khi bán sản phẩm.

Ảnh minh họa.



Công thức toán thương hiệu

 Giá trị truyền thông khách hàng = Giá trị Chất + Giá trị Lượng

* Giá trị sinh lời trên phân khúc thị trường = Nhu cầu phân khúc x thị phần phân khúc x (Giá đơn vị sản phẩm x % lợi nhuận) – Chi phí Marketing.

* Các doanh nghiệp thành công họ luôn: “Truyền thông – truyền thông – truyền thông”



 

Bây giờ không còn hữu xạ tự nhiên hương như trước

 

4/ Quy trình Marketing và Sale

* Bạn hiểu đơn giản một điều Marketing làm tăng giá trị nhận biết và tạo cảm xúc cho khách hàng, hỗ trợ tối đa cho sự lan tỏa thương hiệu và tạo được tính thân thuộc với khách hàng. Công nghệ 4.0 hay hơn Marketing làm tối ưu hóa những giá trị tới khách hàng tạo doanh số: Nó hỗ trợ cho Sale trong việc xúc tiến bán hàng.

Làm kinh doanh ai cũng nhớ công thức:

* Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

* Lợi nhuận Marketing mang lại = Số lượng khách hàng x thị phần đơn vị sử dụng x (Giá – Chi phí biến đổi ) – Chi phí cố định

* Doanh số = Độ lớn thị trường x thị phần

Doanh nghiệp dệt may nói riêng không rõ ràng trong chiến lược kinh doanh mà tập trung liên tục vào sản xuất và bán hàng dẫn tới bài toán “ Quy mô lớn, giá trị nhỏ” và chẳng bao giờ có thị phần hay độ lớn thị trường bền vững.

Rõ ràng trong chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bạn đạt được những gì và giá trị thương hiệu ra sao là điều then chốt. Tránh tình trạng : đau đầu về doanh số, đau đầu về nhân sự, đau đầu cạnh tranh, đau đầu khi mở rộng được bao lâu. Hãy giải quyết từ gốc chứ đừng có từ ngọn.



Mời bạn đọc đón đọc Phần 3: Những yếu tố then chốt của ngành dệt may Việt Nam của TS Đỗ Văn Phú: Chuyên gia Toán Thương hiệu Quốc tế – ĐH quốc tế HamBurg  phân tích.